Kính thưa quý vị,” Luật “là hàng rào che chắn , bảo vệ, cứu vớt, tar3 lại công bằng, minh bạch cho “ nạn nhân “. Như vậy, “ luật “ gọi là “ chiếc lưới”. Ngoài luật trần gian do con người tạo lập, người ta gọi là ” lập pháp”, từ những căn cứ thức tế, người ta tích lũy , đúc kết , cùng với thời gian, lịch sử nước sở tại và thế giới, cùng với tri thức và sử sách, người ta soạn thảo, rồi đưa ra một “ đạo luật “, sau đó đưa ra lấy ý kiến, gọi là trưng cầu công khai, dân ý. Sau cùng, do một cơ quan cao nhất gọi là Quốc Hội thống nhất ban hành.
Ngày nay, ngày càng tiến bộ, văn minh là nhờ vào việc thực thi pháp luật. Pháp luật dành cho người dân, nên gọi là “ tư pháp”, đứng đầu ngành tòa án là “Bộ Tư Pháp”, luật dành cho Đất Nước, cho Quốc Gia gọi là ” Hiến Pháp”. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc ngày càng kiện toàn hiến pháp và luật pháp. Nhưng, thực tế không “tròn trịa” như vậy, người ta cũng “bóp méo” hiến pháp và luật pháp để tư hữu bất chính, để “ lợi ich nhóm “, bòn rút của nhân dân, dẫn đến bất công, ta thán.
Như vậy, khi “ luật” trần gian xử lý bất công, bất minh thì sao ?! Thưa, phải có “ LUẬT TRỜI”. Như vậy, luật pháp là “phương tiện “ rất gần gũi với con người, không thể tách rời. Vì ngay từ đầu Sáng Thế, Thiên Chúa đã ban hành luật pháp. Luật đầu tiên chính là ” Lời Chúa”. Qủa thật, nếu chúng ta tuân giữ Lời Chúa, thì Lời Chúa chính là ” ÁNH SÁNG “ cho chúng ta, vì “ Lời Chúa là đèn soi cho con bước , là ánh sáng chỉ đường con đi” ( Tv 118). Nếu chúng ta có ánh sáng Lời Chúa chỉ đường, thì chúng ta sợ gì luật trần thế. Vì, luật pháp dung xử lý cho kẻ “ phạm luật “, chứ luật pháp không xử lý người “ vô tội”. Nhưng, nhiều khi, “ luật” trần thế cũng xử luôn người vô tội, như “ luật pháp của Việt Nam “, nhìn đâu cũng thấy có tội “phạm pháp ”.
Thiên Chúa chỉ có một “ luật “ duy nhất đó là ” tình yêu “ dành cho con người, luật tình yêu bao trùm tất cả cho kẻ dữ, cũng như người lành. Như vậy, mọi luật pháp dưới bầu trời nầy đều quy về Thiên Chúa. Vì vậy, không có luật nào của trần thế xây dựng và ban hành một cách chính đáng mà không dó bởi “ LUẬT TRỜI”. Nhưng, mỗi Quốc Gia đều có quyền độc đóan riêng, đều có những động thái hành xử trái hiến pháp và Pháp Luật. Họ cứ nghĩ “ quyền “ cầm quyền là thượng sách, tối thượng, hay tối cao, họ gạt bỏ Thiên Chúa, hầu cai trị như một thế độc tôn hữu hình duy nhất mà không cần biết đến sự siêu nhiên, quyền năng vô biên của Thượng Đế.
Vì thế, dù vậy, Thiên Chúa vẫn dạy chúng ta “ tôn trọng ” nhà cầm quyền, luật pháp trần gian. Chúng ta không có quyền đứng lên lật đổ chính quyền, gây bạo động, dùng vũ trang, vũ lực. Vì , mọi quyền hành dưới trần thế nầy không nằm ngoài Quyền năng tuyệt đối của Thiên Chúa.
Trở về với Cựu Ứơc, chúng ta thấy, sau khi loài người phản nghịch, Thiên Chúa đã chọn cho Ngài một “ dân riêng “. Sách Đệ Nhị Luật là một trong năm cuốn sách Thánh Kinh đâu tiên , gọi là “Ngũ Thư” . Nhưng, Đệ Nhị Luật là sách luật dành cho sự “công bằng” theo sự “ trả đũa”. Mắt đền mắt răng đền răng. Trở thành một thứ luật trong dân tộc Dothai như một thứ “ gông cùm “ xiềng xích, chứ không phải như một “ân sủng”. Từ đó, chúng ta thấy “ân sủng” từ Thiên Chúa ban xuống trên con người , dường như bị “ bóp nghẹt”, con người sống trong sự “sòng phẳng” ăn thua một mất , một còn, dẫn đến một xã hội loài người như “xã hội đen”, tình yêu của Thiên Chúa hầu như m” phản tác dụng”. Vì thế, họ mong mỏi ơn Cứu Độ, một ơn mà được Thiên Chúa “ Hứa” từ ngàn xưa, để cứu thoát dân tộc Dothai.
Vì cứ “ mắt đền mắt, răng đền răng”, thì sự sống teo tóp, nguồn sống là Thiên Chúa sẽ bị lu mờ, không còn chiếu tỏa được.
Vì thế, hôm nay đây một lần nữa, chúng ta cùng suy niệm lại đoạn Tin Mừng ( Mt 5, 17 -37), Chúa Giêsu nói : “ Ta đến không phải hủy để bỏ lề luật, nhưng để kiện toàn “ ( c 17).
Tại sao vậy ? thưa quý vị, thưa : vì là Luật của Thiên Chúa dành cho con người và vì con người, nhưng ban hành qua con người, vì thế cái luật “đó “không chuyển tải, không thông ban xuyên xuốt tình yêu của Thiên Chúa cho nhân loại được. Vì vậy, Đấng Cứu Thế đến là để kiện toàn, kiện toàn lề luật là kiện toàn tình yêu bởi Thiên Chúa. Kiện là : làm cho mạnh lên, cho chắc chắn, bền vững. Toàn là : làm cho đầy đủ, hoàn toàn. Như vậy, Chúa Giêsu đến để kiện toàn lề luật, làm cho nó “ thông suốt” hầu để nguyên lý tình yêu là chính Thiên Chúa được lan tỏa.
Theo đó, Muối và ánh sáng là chủ đề khai dẫn chủ đề lề luật tuần này. Như chúng ta biết, muối có vị mặn là để làm chắc lên, làm cho mạnh mẽ, như vậy muối góp phần tạo nên “sức mạnh”. Và như vậy, “muối “ có tính chất “kiện toàn “. Ánh sáng là để tỏa sáng, làm chiếu tỏ những nơi tăm tối. Như vậy, Chúa Giêsu nêu bật giá trị của muối và ánh sáng là nêu bật giá trị tình yêu nơi Thiên Chúa. hầu làm chó “Tình yêu “ phát sinh nguồn sống. D9inh5 nghĩa tình yêu là :” thông ban”, ban 3cha61t tình yêu là : nguồn sống. Vì vậy, mới nói Thiên Chúa là Tình Yêu. Theo đó, tính dục chỉ là một phần của tình yêu thuần túy, chứ tính dục không phải là tình yêu thuần khiết và tròn đầy bởi Thiên Chúa.
Cũng nằm trong sự thông truyền sự sống, nhưng , tính dục chỉ phản ánh một phần của sự sống hữu hình. Còn tình yêu phản ánh trọn vẹn sự thông ban nguồn sống từ Thiên Chúa. Như vậy, tình yêu thuần khiết và tính dục tự nhiên cũng giống như sự vô biên siêu nhiên và sự hữu hình. Tình yêu là sự thôi thúc nội tâm từ Thần Khí siêu nhiên. Tính dục là sự thôi thúc từ xác thịt hữu hình, bụi đất.
Luật pháp của Thiên Chúa được bắt nguồn từ tình yêu siêu nhiên giống như bầu trời bao phủ nhân loại toàn thể vũ trụ, còn luật pháp thế trần chỉ giống như những tán cây ở đưới bầu trời mà thôi.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đến hầu kiện toàn lề luật, là kiện toàn tình yêu cho thế gian, Chúa đã dạy cho chúng con biết chân lý của sự sống, đó là tình yêu, tình yêu thông ban sự sống, một sự sống bất diệt từ Thiên Chúa.
P.Trần Đình Phan Tiến