Vâng, thưa quý vị, thưa các bạn , Tin Mừng Chúa Nhật III P/S hôm nay ( Lc 24, 13 -35) , là Đoạn Tin Mừng nói về : “ Chúa Giêsu hiện ra với hai môn đệ trên đường Em-mau”. Cũng như theo Tin Mừng thánh Gioan ghi lại sự việc sau khi Phục Sinh, thì Chúa Giêsu, hiện ra với bà Maria Mac-đa-la đầu tiên, thì thánh Luca ghi lại biến cố sau Phục Sinh của Chúa Giêsu với hai môn đệ trên đường Em-mau. Vậy, khi được đề cập đến chi tiết nầy, thì chúng ta biết rằng, chỉ có ở Luca.
Theo đó, có hai chi tiết để nhận ra Chúa Giêsu phục sinh là :
– Dấu chỉ bẻ bánh.
– Dấu chỉ giải thích Thánh Kinh ( lời Chúa ).
Rõ ràng dấu chỉ ”Bẻ Bánh” là dấu chỉ “ đặc trưng “ của Kitô giáo, bởi vì sự bẻ bánh lá một “Lời truyền” của Chúa Giêsu với các môn đệ, có thể nói là “di chúc” của Người.
Dấu chỉ “bẻ bánh” lá dấu chỉ bác ái, chia sẻ. Cũng như làm dấu Thánh giá là dấu chỉ biểu lộ đức tin công giáo. Dấu chỉ chúc bình an là để ban Thánh Thần và tha tội. Vậy, dấu chỉ bẻ bánh là tín hiệu “chia sẻ” “lương thực” tự nhiên cũng như siêu nhiên cho tha nhân.
Vậy, sau khi phục sinh, Chúa Giêsu hiện ra đầu tiên với hai môn đệ trên đường Em-mau là Người biểu lộ dấu chỉ “bẻ bánh”. Điều nầy cho thấy, Người trao ban và nhắc lại mầu nhiệm Đức tin trong ngày Tiệc Ly. Dấu chỉ “bẻ bánh” cho thấy sự chia sẻ mầu nhiệm “tử nạn và vinh quang phục sinh” nơi Đức Kitô cho nhân thế. Dấu chỉ “bẻ bánh” tuy đơn sơ, nhưng là “chia sẻ” chính Thân Mình Mầu Nhiệm cứu chuộc của Người. Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Kitô là mầu nhiệm được trao ban, chứ không giữ kín cho riêng ai. Vâng, điều nầy thể hiện nơi dấu chỉ “bẻ bánh”, bẻ bánh là phân phát lương thực tự nhiên, đồng thời là lương thực siêu nhiên. Theo đó, chính là mầu nhiệm của sự sống, mầu nhiệm nuôi sống từ Thần Linh là Thiên Chúa vô biên.
Thiên Chúa yêu thương nhân loại qua mầu nhiệm Nhập Thể làm Người của Đức Giêsu- Kitô, là Thiên Chúa chia sẻ mầu nhiệm Thần Linh cho thế nhân. Thiên Chúa chia sẻ và phân phát tình yêu và sự sống viên mãn nơi Thiên Chúa cho nhân loại qua hình thức là bánh để ăn. Hình thức ăn uống là mầu nhiệm của sự sống từ Thiên Chúa mà con người được lãnh nhận.
Như vậy, dấu chỉ bẻ bánh sau phục sinh là dấu chỉ trao ban sự sống cho nhân thế, trao ban cách cụ thể cho nhân loại. Bởi vì, khi nhận ra dấu chỉ bẻ bánh, thì hai môn đệ mới nhận ra Chúa. Rõ ràng, “dấu chỉ bẻ bánh” có hiệu nghiệm ngay tức khắc, khi hai môn đệ gặp gỡ Đấng Phục Sinh. Nhưng, đồng thời dấu chỉ nầy xuất hiện, khi họ nhận ra Chúa, thì Người biết mất. Chi tiết nầy cho thấy, Chúa phục Sinh không còn ở trong giới hạn của trần gian, Người đã hoàn tất mầu nhiệm khổ nạn, thì không thế lực nào làm chủ được Người nữa.
Niền vui làm theo ý mình, là niềm vui giả tạo, vì khi nhân thế không tự tìm niềm vui cho họ, theo ý muốn họ, thì họ cho là bất hạnh, chán nản, bực dọc . Nhưng, khi người nào biết tìm niềm vui từ Thiên Chúa, thì niềm vui ấy đích thực, vì niềm vui làm theo ý Thiên Chúa, thì niềm vui ấy mới mang lại hạnh phúc vững bền cho mình và tha nhân. Dấu chỉ bẻ bánh là trao ban “niềm vui phục sinh” từ Thiên Chúa, Đấng là niềm vui đã tự hiến, trao ban và đồng hành cùng nhân thế.
Theo đó, chi tiết “bẻ bánh” là chi tiết đồng giá trị với việc giải thích Thánh Kinh, vì , khi được chính Chúa Giêsu giải thích Thánh Kinh, thì lòng họ bừng sáng lên, nhưng, chưa nhận ra Người.
Như vậy, Chúa Giêsu phục sinh là chi tiết, hiện ra với hai môn đệ trên đường Em-mau, giải thích Thánh Kinh, bẻ bánh và đồng bàn với họ. Theo đó, hai môn đệ trên đường Em-mau là hai người hạnh phúc nhất, vì họ đã gặp Đấng Phục Sinh.
Như vậy, ý nghĩa chính của Đoạn Lời Chúa hôm nay là củng cố đức tin cho hai môn đệ trên một đoạn đường ngắn, biểu lộ niềm tin phục sinh bằng dấu chỉ bẻ bánh là Chúa muốn nhắc nhở cho họ niềm tin vững chắc vào sự chia sẻ cho tha nhân điều họ nhận lãnh.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã hiện ra củng cố đức tin cho hai môn đệ trên đường Em-mau. Xin cho chúng con khi được khát khao gặp Chúa, cũng được diễm phúc gặp Người, và dấu chỉ giải thích Thánh Kinh và bẻ bánh cũng được Người truyền cho chúng con, để chúng con rao truyền ơn phục sinh trong chia sẻ vì bác ái cho tha nhân./. Amen
P.Trần Đình Phan Tiến