Qủa thật Ngài là Con Thiên Chúa

Thưa quý vị và các bạn, câu nói ấy sẽ được lập lại dưới chân Thánh giá, giây phút mà trời đất tối sầm , màn trong Đền thờ xé ra, toàn thể địa cầu rung chuyển, một sự kiện long trời, lỡ đất đã xảy ra khi mà “Con Thiên Chúa” trao Thần Khí.

Vâng, tại sao phần chia sẻ hôm nay lại liên quan đến điều ấy, vâng , đó là bởi vì như câu nói ở trên:” Qủa thật Ngài là Con Thiên Chúa !”.

Vâng, quá rõ rồi phải không quý vị, nếu quả thật Chúa Giêsu không phải là “Con Thiên Chúa” , thì không thể Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ được. Như vậy, bản tính Thiên Chúa của Người đã thể hiện điều ấy.

Như vậy, những ai tin vào Chúa Giêsu có”mơ hồ” không thưa quý vị, thưa chắc chắn là không. Bởi vì, nhờ vào câu nói ở trên :” Qủa thật, Ngài là Con Thiên Chúa”.(c 33)

Đời sống trần thế chúng ta thấy rõ ràng nó còn hơn là biển cả, chúng ta đừng tưởng chúng ta đi trên mặt đất là bình an đâu! Bởi vì, trần gian là nơi đáng sợ nhất, đáng sợ hơn biển cả. Bởi vì, nếu có rơi xuống biển, thì sẽ  bị chìm và trôi theo dòng nước, nhưng sẽ không bị chìm trầm luân. Nhưng, biển trần gian, nếu quý vị rơi xuống,thì quý vị không chìm ngay, nhưng sẽ chìm từ từ và sẽ “chìm trầm luân”, nếu không có Chúa Giêsu.

Vâng, không phải quý vị sống trên đời quý vị có tất cả là chắc chắn đâu, bởi vì, “Cuộc đời là biển cả còn ta là con thuyền”, có ai đó đã nói như thế. Như vậy, nhân thế đã cảm nghiệm ra điều đó, khi sống trên trần gian muôn vàn cạm bẫy.

Từ tuổi ấu thơ, rồi thiếu niên , đến trưởng thành, từ xã hội còn lạc hậu, đến xã hội đương thời, xã hội chưa phát triển rồi đến xã hội hiện đại.

Người đời là một cái gì đó khó chân thật, lòng tin suy giảm , xã hội suy đồi v…v. Rồi đến những chủ nghĩa nầy, học thuyết nọ ra đời làm cho nhân thế điêu đứng.

Ngay thời đại hiện nay, con người tưởng chừng văn minh, tiến bộ, biết bao phát minh ra đời, biết bao luận cứ, luận điểm của khoa học, rồi đến những phương tiện quá tiến bô như Internet, mạng bưu chính toàn cầu, quá tuyệt vời, quá hoàn hảo, nhưng không thể tuyêt đối .

Chúng ta thấy biết bao kỳ công do nhân thế phát minh ra để mang lại hữu ích cho thế nhân,nhưng, bên cạnh sự hữu ích nào cũng có cái bất cập của nó, không thể cho con người sự tự đắc được.

Cùng với Internet, nhân thế phát minh thêm nhiều công cụ hữu ích kèm theo, như mạng 3G, 4G, youtube quá tiện dụng. Chỉ cần bỏ tiền ra sắm một chiếc điện thoại đời mới thôi, có thể chúng ta nắm trong tay thế giới nầy. Nhưng, bên cạnh đó, cũng có những đại dịch thế giới, như CoviD 19, mà người ta gọi là Corona, phát xuất từ Vũ Hán, gây ra biết bao thảm họa cho nhân thế trong thời gian ngắn ngủi. Kế đến, người ta triệt phá Đạo Công giáo,hô hào đập tượng Chúa và Đức Mẹ, triệt hạ nhà thờ , buộc người Công giáo ký giấy bỏ đạo , thay vào đó là họ lãnh lấy hậu quả bất an. Vì , không ai có thể “bẻ nạn , chống trời” được. Nhưng, người Công giáo Trung Hoa thật kiên cường , can đảm , họ luôn chứng minh tình yêu Đức Ki -tô một cách không sợ hãi.

Như chúng ta biết, chủ nghĩa vô thần, duy vật trỗi lên do chính những con người tâm không có định hướng, xoay không khớp với quy luật thiện hữu, quy luật nhân sinh, mà chỉ theo trào lưu để sinh tồn, trao lưu ấy cũng không có định hướng, theo quy luật tự nhiên của giới hạn kiếp nhân sinh, cuối cùng cũng đưa những kẻ ấy vào chốn cùng đường , bế tắc, vì không có thiện hữu, thiện tâm. Vâng, chính vì điều đó , Chúa Giêsu đi “trên mặt biển” trong Đoạn Tin Mừng (Mt 14, 22-33) hôm nay cho chúng ta một “ mục tiêu” đúng của kiếp nhân sinh. Nhân sinh quan hay vũ trụ quan chỉ có Thiên Chúa mới làm chủ được, vì Ngài là Đấng Tạo Thành. Điều nầy thật hợp lý, vì nhân thế là loài thụ tạo, chẳng qua “ múa mép” để nuôi thân , rồi vinh thân , phì da, rồi chết cũng là thây ma,, chẳng ra cái gì. Thì tại sao chúng ta tìn theo họ?

Theo đó, thuyết vô thần, thì làm sao có sự sống bất diệt, nếu không có sự sống bất diệt, thì làm gì có sự sống hiện hữu. Thuyền là dòng đời nhân sinh, thuyền không neo, không hải bàn, không cột bườm làm sao chạy đúng hướng. Kiếp người vô định, ngay khi các môn đệ có Chúa Giêsu bên cạnh, nhưng các ông vẫn lơ lững, như chính Phê-rô chẳng hạn, ông đã xin Chúa cho mình, cũng đi trên mặt nước đến với Người. Chúa đã cho phép, nhưng lòng tin Phê-rô còn lơ lững, nên ông sắp chìm , và kêu cứu. “ Thầy ơi! Xin cứu con với”.

Quả thật, Chúa Giêsu là Đấng mà Thiên Chúa sai đến để cứu nhân loại khỏi bị chìm trầm luân.biển đời thế gian mong manh , vô định. Từ cổ chí kim , nhân thế đều biết như vậy. Học thức cao siêu, giàu sang phú quý, cũng không phải là điều kiện đến thắng thế gian, quyền lực vô song cũng chỉ giới hạn, vì cuối cùng quyền lực ấy cũng dẫn con người đến cái chết. Chết rồi đem xác đi ướp như người Aicập cổ đại, và thời đại Hồ Chí Minh mỗi ngày tiêu tốn hai tỷ cho công việc bảo tồn xác ướp như thế có hữu lý không? Chôn hay thiêu là cách thức để khỏi ô nhiễm môi trương xung quanh, chứ không thể duy trì phần thân xác đã chết.

Nếu không có Thiên Chúa , thì chủ nghĩa duy vật thật đáng sợ, bởi vì nó chính là thứ chủ nghãi vô thần độc hại nhất, nó là hình bóng của kiếp nô lệ thân xác con người cho đến chết, và sau khi chết, linh hồn bơ vơ. Chủ nghĩa hiện sinh, duy vật làm cho con người xa cách Thiên Chúa, đạo đức suy đồi, vì không biết chân lý đạo đức , chỉ tìm theo đạo đức cá nhân của phàm nhân như :” đạo đức Hồ Chí Mình”, một thứ đạo đức vô nghĩa như khầu hiệu suông, vì không ai chứng minh được thứ đạo đứ ấy, trong khi chỉ vì đồng tiền , duy vật thì làm gì có đạo đức. Một xã hội lấy đồng tiền làm kim chỉ nam , làm thứơc đo đạo đức, thì làm gì đạo đức hiện hữu.

Qua trang Lời Chúa hôm nay, chúng ta thấy, Chúa Giêsu củng cố cho chúng ta một niềm tin vào Thiên Chúa là Đấng đứng trên muôn loài, mặc nhiên satan có vẫy vùng , thần chết có ra oai, nhưng Thiên Chúa sẽ tiêu diệt mọi loài thụ ác, hầu cứu nhân loại khỏi thế lực satan.

Vâng,” Chính Thầy đây! Đừng sợ”, là Lời mà Chúa Giêsu đã phán ra , Lời ấy có sức xua tan thần chết, vậy chúng at không sợ bất cứ thế lực nào ngoài Thiên Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ, xin thương củng cố niềm tin chúng con vào Chúa, như xưa Người đã củng cố thánh Phê-rô, và với lòng thương xót, Chúa đã trao cho Phê-rô con Thuyền Hội Thánh, Chúa biết sự vấp ngã nơi con người nhân thế vì yếu đuối, nên chi dù thánh Phê-rô vấp ngã nhiều lần, nhưng Chúa đã gọi Phê-rô là Đá, vì thế Chúa đã nâng Phê-rô bằng một Đức tin như đá, và Người hằng ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế  ./. Amen

 

Phê-rô Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:

Related posts