Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Hiển Linh Năm A

“ Chúng tôi đã trông thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông. “

Thưa quý vị, thưa các bạn Lễ Hiển Linh là một bậc Lễ trọng, Lễ cầu cho giáo dân, (Lễ họ), có nghĩa là chỉ thua Lễ Giáng Sinh vì không có Tuần Bát Nhật. Như vậy, cho thấy tầm quan trọng của Lễ Hiển Linh, vì Lễ Hiển Linh mang đặc tính “phổ quát” của việc loan báo Tin Mừng Cứu Độ cho muôn dân.

Ba nhà Đạo sĩ phương Đông lại biểu trưng cho muôn dân, như vậy, ngoài dân Dothai, Thiên Chúa biểu lộ, tỏ mỉnh ra cho phương Đông trước phương Tây. Phương Tây là Châu Âu là hướng mặt Trời lặn, còn phương Đông là hướng mặt Trời mọc, như vậy, chính Nước Dothai là phương Đông , các Nước Ba Tư, Irac, Iran và các Nước Châu Á là phương Đông. Vì thế, các nước phương Đông là các Nước được vinh hạnh đón nhận sự mặc khải của Hài Nhi Giêsu, một Mầu Nhiệm Cứu Độ của Ngôi Hai Thiên Chúa làm Người.

Theo đó, sự tỏ mình ra cho các dân Nước ngoài dân Dothai của Đấng Cứu Thế, Hài Nhi Giêsu là  cho thấy ý nghĩa tiên trưng cho tính “Ơn Cứu Độ Phổ Quát” cho mọi dân mọi Nước, nhưng Châu Âu là Châu được mặc khải sau. Nhưng, Việt Nam và các Nước Đông Nam Á  lại được chính những người Châu Âu truyền giáo. Như thế, sứ mạng được lãnh nhận Đức Tin và được truyền bá Đức Tin hoàn toàn khác nhau, nói lên tính công bình của Thiên Chúa qua tính chất sứ vụ. Sứ vụ, có nghĩa là “công việc được giao”, mặc nhiên là được Thiên Chúa trao cho, mới được.

Đoạn Tin Mừng (Mt 2, 1-12) hôm nay, là một Đoạn Tin Mừng trình thuật đầy đủ về nội dung câu chuyện Chúa Hài Đồng Giêsu Tỏ Mình, tức Hiển Linh. Từng Lời trong câu văn thật đầy đủ, sự bố cục, ý nghĩa thật mạch lạc, dễ hiểu, ai đọc lên cũng dễ nhận biết, tính mầu nhiệm nói lên quyền năng nơi Hài Nhi, một “ Em Bé” yếu ớt, như bao em bé khác. Nhưng, quyền năng tỏ hiện, nếu như không được ban cho thì không ai “có thể” đón nhận, dù là vương quyền trần gian. Rõ ràng, dù trong Thánh Kinh có ghi chép rõ ràng, nhưng sự  GIÁNG SINH “ thầm lặng “ như một sự “bị loại” đến  “ thấp hèn” của  một Mầu Nhiệm cao trọng đối vối cả nhân loại đi chăng nữa, nhưng “hoàn cảnh” Giáng Sinh của một Ngôi Vị Thiên Chúa làm Người khiến cho nhân loại ngỡ ngàng không muốn tin.

Thì làm sao Hê-rô-đê một “bậc” đế vương tin được, nhưng, khi đến khi “ nhân chứng “ xuất hiện, là các đạo sĩ, thì ông ta mới hốt hoảng, dùng âm mưu quỷ kế. Nhân loại, nếu không có Thiên Chúa, biểu trưng là lòng thiện tâm ở trong họ, thì họ vừa là người, vừa là quỷ dữ, bởi vì bản chất satan đang hoạt động trong nhân loại, từ ngày A-dong phạm tội. A-dong có nghĩa là người đã bội phản Thiên Chúa theo sự cám dỗ của satan.

Theo đó, dù bị “nguy hiểm” rình rập, dù bị áp lực của vua trần, dù là tiểu vương, như , sự mong manh của Hài Nhi Giêsu và Thánh Gia vẫn được sự bao bọc bởi “ uy linh” của Trời cao.

Vâng đó là ý nghĩa  thứ nhất của lễ Hiển Linh, của một mầu nhiệm trong đại bởi Thiên Chúa. Chúng ta thấy, dù mưu mô của nhân thế đến cách mấy cũng không thể vượt qua sự quyền uy của Thiên Chúa. Đó là Đức Tin của chúng ta, đó là Đức Tin của Hội Thánh, chúng ta hãnh diện tuyên xưng Đức Tin ấy.

Ý nghĩa thứ hai: Chúa Giêsu Giáng Sinh ngay chính trong dân tộc Dothai, chính ở phương Đông là nơi mặt Trời mọc, nhưng, ngoài những người chăn chiên ngoài đồng, thì không một nhân vật “quyền thế” nào biết được. Như vậy, ơn mặc khải thật lạ lùng, thiên chua 1khong6 biểu lộ uy quyền cho bậc danh gia, vọng tộc, như lại tỏ mình cho kẻ bé mọn và các đạo sĩ. Tuy họ, chưa nhận biết Thiên Chúa, nhưng, họ có lòng “ Thiện Tâm”, hường về Lời thiên sứ, và hướng về Trời cao nơi có “ điềm lạ” xuất hiện, là nơi quyền năng Thiên Chúa tỏ bày.

Tại sao, ba nhà đạo sĩ nhìn thấy “vì sao lạ” ? Thưa, bởi vì, họ hướng lòng về Trời cao và tin rằng Thượng Đế đã, đang, sẽ  đến với họ.

Ý nghĩa thứ ba : Qua vì sao lạ, “Tin” vào Đấng Cứu Tinh sẽ cứu độ muôn dân.

Một vì sao lạ dẫn đường để đến với một Vị Hài Nhi, Vị Hài Nhi ấy là rất “tầm thường” , nhưng họ nhận ra và Tin vào điềm đã được báo trước. Và họ , tôn kính Hài Nhi như một minh quân, vì tin vào sự siêu nhiên, mà họ thật sự ngưỡng vọng. Lễ vật mà họ tiến dâng, tượng trưng cho ngai vàng, sự tôn thờ và sự mai táng. Có nghĩa là vương quyền nhân tính phàm nhân trong sự siêu nhiên của Người.

Ý nghĩa thứ tư : từ đó, họ tin vào sự hướng dẫn huyền nhiệm hơn là người phàm, dù là vua chúa trần gian. Vì thế, họ không tin vào lời vua Herode, nhưng theo hướng dẫn của huyền nhiệm trở về quê quán.

Khởi đi từ Bài đọc I, (Is 60, 1 -6), có thấy sự tiên báo về một Hội Thánh do Đức Kitô thiết lập, một sự hội tụ thánh thiêng, an bình cho một vương quốc bình an. Ý nghĩa tiên trưng về Đấng Cứu Thế, sẽ hội tụ với Người để tôn thờ Người.

Bài đọc II, thánh Phaolo trong thư (Ep 3, 2-3a. 5 -6) cho chúng ta biết, nếu Thiên Chúa không mặc khải thì chúng ta không thể biết được Đức Kitô, cũng như thánh Phaolo, ngài được mặc khải và trở nên người phục vụ Đức Giêsu- Kitô.

Lạy Hài Đồng Giêsu, trong thân phận phàm nhân, Chúa đã trở nên “ Bé nhỏ”, như một phàm  nhân thực thụ, nhưng sự “Bé nhỏ” ấy được chính sự nhiệm mầu bao bọc, hầu biểu lộ một quyền năng từ Trời cao. Xin cho chúng con luôn trung thành noi theo để tôn thờ xứng hợp một mầu nhiệm cao vời, khôn sánh, là mầu nhiệm Cứu Độ của Người. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô ./. Amen

P.Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:

Related posts