Chân lý khiêm nhường

Khiêm nhường là nhìn nhận “sự thật”, sự thật duy nhất đó là “Thiên Chúa”, Đấng đã mạc khải cho nhân loại chính Ngài là Thiên Chúa. Từ nơi Thiên Chúa mới có sự sống đích thực, bởi vì Ngài là Đấng Vĩnh Hằng, sự sống nơi trần thế được phát ra bởi Thiên Chúa, nơi Ngài phát ra tình thương tự nhiên, hằng hữu, vũ trụ nhân sinh chứng minh điều ấy. Nhưng, khi nhân thế bất tuân, xúc phạm đến Thiên Chúa, Ngài vẫn giáng phạt, rồi lại thứ tha, đó là quyền nơi Thiên Chúa, Đấng Tạo Thành, mặc nhiên hủy diệt , nếu Ngài muốn, Thiên Chúa hủy diệt điều Ngài không muốn, đó không phải là “ tội ác”, bởi vì , nơi Thiên Chúa cao minh tuyệt đối, không thọ tạo nào sánh được. Điều Ngài muốn “ hủy diệt”, Ngài không “ tham khảo” ý ai, vì nơi Thiên Chúa là chân lý.Giống như, người thợ gốm, khi muốn đập vỡ bình sứ, mà ông ta làm ra, là chuyện tất yếu, để tái tạo lại cho hoàn chỉnh hơn, thì ông ta không thể hỏi ý bình sứ mà ông ta muốn đập vỡ.

Nhưng, nơi Thiên Chúa là còn chân lý khác , đó là ”TÌNH YÊU” , khi muốn đập vỡ bình sành, nhưng ông ta “ thương xót” nó, cầm lên, nâng niu, xoa đi, nắn lại, từ chân lý yêu thương, ông ta không đập vỡ, nhưng dùng sự nhẫn nại, và tình thương, cùng với “đôi tay “ kỳ diệu, đôi tay tạo thành, với quyền năng của mình, “ Người Thợ gốm” đã biến một món đồ tưởng chừng đã bỏ đi, để tái tạo một “tác phẩm” ưng ý. Vâng, đó là Thời Tân Ứơc, Đức Giêsu- Kitô, Ngôi Vị Thiên Chúa làm Người, cùng Bản Tính “Thương Xót” như Ngôi Cha, Chúa Giêsu –Kitô đã từ Trời xuống thế, đem đến cho nhân loại một “sự bao dung” lớn lao, được minh chứng bằng tình thương “ Cứu Độ”.

Vâng, không thể có loài thụ tạo, cứu độ loài thụ tạo, chân lý là như thế, mặc nhiên phải do Đấng Tạo Thành, sự Nhập Thể làm Người của Ngôi Hai Thiên Chúa, đến từ Thiên Ý của Trời cao. Theo đó, là một Mầu Nhiệm, Mầu Nhiệm thì thiêng liêng, kể cả bậc hiền triết, thánh nhân cũng “ bó tay”, phương chi là “ phàm nhân tục tử”, nếu nghiệm ra thì không còn là mầu nhiệm nữa. Nếu ai đó , chỉ đọc được một đoạn đầu của Thánh Kinh Cựu Ứơc, mà vội “ kết án “ Thiên Chúa ”độc ác”, thì họ không hiểu gì về Thánh Kinh, rõ ràng là như thế.

Thiên Chúa là một “ hành trình” sáng tạo, đồng hành, yêu thương dẫn dắt con người một cách tiệm tiến qua dòng thời gian, lịch sử con người ghi lại cuộc hành trình đó, gọi là “ Kinh Thánh”. Vì vậy, lịch sử Thiên Chúa giáo không phải “ dừng lại” ở Thánh Kinh Cựu Ước, mà là xuyên suốt hành trình “ yêu thương”, tạo dựng , hồi phục, vỗ về, nâng niu, bồng ẵm, nựng nịu nhân thế là “tác phẩm “ của Ngài.

Thiên Chúa không hành phạt con người từ “ Lời Hứa” trong Cựu Ứơc, như Thánh Kinh truyền lại: “ Ta đã yêu thương ngươi bằng tình yêu muôn thuở, như người mẹ thương con mình, thì Ta , Ta cũng yêu thương ngươi như vậy, và dù người mẹ có quên con mình đi nữa, thì Ta, Ta cũng không quên ngươi bao giờ.”

Vâng , đây là mấu chốt để “Hứa “ ban Đấng Cứu Thế, và đây cũng chính là ”Giao Ứơc mới”, Giao Ứớc mới chính là “ kết tinh” của “ Lòng Thương Xót” bởi Đấng Tạo Thành với loài thụ tạo.

Theo đó, Đấng Cứu Thế không phải tự Người phát ra,hay là Người muốn đến thì đến, mà là do bởi một “hành trình yêu thương” bởi Đấng Tạo Thành, từ bởi một Thiên Chúa duy nhất.

Thiên Chúa yêu thương con người, thì Ngài dựng nên con người, Ngài không thể hỏi ý kiến loài thụ tạo, Thiên Chúa cứu độ con người, thì Ngài cũng không thể hỏi “ý kiến “ họ, cũng như người thợ gốm , không thể hỏi ý kiến tác phẩm của mình, khi người đó muốn tạo nên một bình sành, hoặc một vật dụng nào đó . Nhưng, Ngài mặc khải tình thương, mầu nhiệm cho nhân thế.

Vì vậy, “ xem quả thì biết cây”, một Ngôi Vị Thiên Chúa Cứu Độ bằng một mầu nhiệm làm Người, một hành trình Cứu Độ, biểu lộ một Lòng Xót Thương cao cả, thì rõ ràng Ngôi Vị Thiên Chúa Tạo Thành loài người thật nhân từ xiết bao.

“Tôi tớ không hơn chủ, trò không hơn thầy” , mặc nhiên , Chúa Giêsu muốn mặc khải cho con người biết rằng: “ Loài người không thể hơn Thiên Chúa được”, phàm nhân có đi vào vũ trụ, lên cả cung trăng, bắn phi thuyền, hay nguyên tử vào vũ trụ, họ cũng không thể “ tìm ra “ Thiên Chúa, vì một lý lẽ đơn giãn, họ là “ thụ tạo” của Đấng Tạo Thành. Vâng , đó là “ Chân lý khiêm nhường” vậy.

Ai học được chân lý khiêm nhường, người đó “gặp” được Thiên Chúa, Đấng là “Tình Yêu muôn thưở”. Qua luân lý nhân sinh, Chúa Giêsu cho chúng ta biết được “ Chân lý Nước Trời”. Một giá trị tuyệt vời của Luân Lý Nước Trời, mà chúng ta gọi là ” nhân quả”, thuyết nhân gian gọi là ” quả báo” nhãn tiền.

Từ đó, chúng ta biết được, đối với Thiên Chúa chỉ có “ TÌNH YÊU” mà thôi.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã mạc khải cho chúng con nhiều ý nghĩa của chân lý khiêm nhường, xin cho chúng con thành tâm, lắng nghe, thực thi, hầu đem lại cho chúng con nhiều hoa trái như lòng Chúa ước mong ./. Amen

CN VIII (C ) 2019

P.Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:

Related posts