Vâng, thưa quý vị, thưa các bạn, cuộc Khổ Nạn của Đức Giêsu – Kitô chính là Dấu Chứng Phục Sinh, bởi vì , nếu không có Dấu Chứng Tử Nạn, cụ thể là Năm Dấu Thánh, chưa kể Mão Gai, thì không thể là Chúa Giêsu Phục Sinh được. Vâng, niềm tin hay đức tin cần có hai điều kiện là : Mặc Khải và đáp trả. Thiên Chúa đã mặc khải chính Đức Kitô –Giêsu cho chúng ta, đó là điều kiện tiên quyết, điều kiện nầy đã được biểu lộ nhãn tiền qua Chúa Giêsu. Nhưng, để đưa loài người đến được bến bờ cứu độ, hay là giải thoát, tức mầu nhiệm Phục nhiệm Tử Nạn, vì nếu không “chết” thì không thể “sống lại”, có nghĩa là: cuộc Sinh, có nghĩa là Tái Sinh, để được trường sinh. Mặc nhiên, phải có mầu Tử Nạn của Chúa Giêsu phải xảy ra, phải thực hiện , rồi hoàn tất. Nhưng, cuộc Tử Nạn của Chúa Giêsu chính là điều khởi đầu, là chứng cứ, là dấu chứng Phục Sinh, vì nếu không có Dấu Chứng Phục Sinh, thì không thể là Chúa Giêsu chịu Tử Nạn được.Như thế, cho chúng ta thấy cuộc Tử Nạn của Chúa Giêsu luôn hiện hữu sống động và gắn liền với Mầu Nhiệm Phục Sinh, vì: “Cuộc Khổ Hình sinh ơn cứu độ….” , chứ không phải ơn cứu độ sinh ra cuộc khổ hình .
Vâng, thưa quý vị, Tin Mừng Chúa nhật II Phục Sinh ( Ga 20, 19 -31) hôm nay cho chúng ta ý nghĩa đó. Nhưng, trước hết, chúng ta cùng xem lại Tin Mừng hôm nay có hai phần :
– Phần thứ nhất : Từ câu 19 – 23 . Phần nầy có 03 công việc của Chúa Giêsu:
- Một là ban Bình An : Bởi vì, Chúa Giêsu đến với các môn đệ bởi sự Phục Sinh của Người, trong bối cảnh các môn đệ lo sợ người Dothai, vì vậy, không gian mà Chúa Giêsu đến với các môn đệ là các cửa đều đóng kín. Chúa Giêsu ”hiện đến” giữa các ông, và điều đầu tiên là Người chúc bình an. Vâng, không gì có thể, trong lúc nầy mà cần thiết bằng ơn “Bình An”. Bình an nầy là bình an Phục Sinh của Đấng Phục Sinh, mặc nhiên, các ông rất hoảng sợ. Hoảng sợ sự có mặt của Chúa Giêsu trong lúc nầy.Nhưng, nói xong Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Như vậy, rõ ràng, chứng cứ Phục Sinh chính là: “tay và cạnh sườn” của Chúa Giêsu .
- Hai là ban Dấu Chỉ Thiên Sai : Người truyền sứ vụ Thiên Sai cho các Tông Đồ: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” .( c 21)
- Ba là ban Thánh Thần : Nói xong , Người thổi hơi vào các ông và bảo : “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha, anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” ( c22)
Theo đó, chúng ta thấy Bí Tích Thêm sức và Bí Tích Hòa Gỉai được bắt nguồn từ đoạn Tin Mừng hôm nay. Như vậy, từ Dấu Chứng Phục Sinh, Chúa Giêsu thiết lập hai Bí Tích Thêm Sức và hòa giải.
– Phần thứ hai : Đức Tin của Tôma , hay là Chúa Giêsu biểu lộ Dấu Chứng Phục Sinh.
Phần thứ hai của Tin Mừng ( Ga 20 , 19 -31) hôm nay cho chúng ta hai ý rõ ràng :
– Thứ nhất : Lòng tin của thánh Tôma (c 24 -25)
Như chúng ta biết , thánh Tôma là nhân vật làm chứng cho niềm tin vào Chúa Giêsu, nhưng niềm tin ấy là niềm tin “được nhìn thấy” , niềm tin được nhìn thấy là niềm tin không có công lao gì. Căn cứ vào Lời Chúa Giêsu nói :” Vì anh đã thấy Thầy nên anh tin. Phúc cho những ai không thấy mà tin “ ( c 29 b). Nếu ai tin vào Chúa Giêsu như Tôma, thì muôn đời không có được niềm tin, vì làm sao đòi hỏi như Tôma được. Tin như Tôma là Đức Tin được nhìn thấy, Đức Tin được nhìn thấy thì không cần phải tin, vì nó đã được thấy. Điều ấy thường nghịch với đức tin chân thật, vì bản tính của đức tin gồm hai yếu tố căn bản đó là: Thiên Chúa mặc khải và con người đáp trả . Nói đến mặc khải thường là huyền nhiệm, sự cảm nhận, xác tín qua một biến cố nào đó.
Triển khai đức tin của thánh Tôma chúng ta có mấy ý :
-Một là : Thánh Tôma cũng được mặc khải gián tiếp qua các Tông Đồ, nhưng ngài không tin, ngài đòi hỏi được mặc khải trực tiếp, và chính Chúa Giêsu đã mặc khải cho ngài. Và sự đáp trả của ngài là được nhìn thấy. Như vậy, đức tin được nhìn thấy thì không có công phúc.
-Hai là: Đức tin của thánh Tôma góp phần minh chứng cách hiển nhiên Dấu Chứng Phục Sinh của Chúa Giêsu, và ngài làm chứng về Chúa Phục Sinh theo cách riêng của ngài. Qua thánh Tôma, chúng ta có được một Dấu Chứng Phục Sinh xác đáng, cụ thể, bởi một đức tin hiển nhiên. Vâng, tuy mang tiếng là đức tin Tôma, nhưng, chúng ta cám ơn thánh Tôma đã cho chúng ta một cách tin theo chứng cứ, để cho những ai cứng lòng hơn Tôma cũng phải nhìn nhận.
-Thứ hai: Chúa Giêsu biểu lộ Dấu Chứng Phục Sinh (c 26 – 29)
Việc Chúa Giêsu cho các môn đệ xem tay và cạnh sườn của Người, điều đó nói lên Năm Dấu Thánh qua cuộc Thương Khó Tử Nạn của Người luôn gắn liền với mầu nhiệm Phục Sinh, như là Dấu Chỉ không bao giờ phai của ơn Cứu Độ, hay nói cách khác, nếu không có cuộc Tử Nạn, thì không có Phục Sinh. Rõ ràng Dấu Chứng Phục Sinh chính là dấu chỉ bình an và từ đó phát sinh ra ơn Thánh Thần, ơn tha thứ, ơn thiên sai. Như vậy, cho dù là Chúa Giêsu đã chiến thắng tử thần, nhưng các Dấu Thánh Tích Tử Nạn vẫn hiện diện và là bằng chứng Phục Sinh hiển hiện nhất trong chương trình cứu độ bởi Thiên Chúa
Thánh Vịnh 117 hôm nay cho chúng ta biết, Thiên Chúa rất từ bi nhân hậu, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương. Viên đá mà người thợ xây loại bỏ lại trở nên viên đá góc tường.
Chúa Giêsu chính là Tảng Đá của ơn cứu độ, mà Thiên Chúa Cha đã đặt vào toà nhà cứu độ nhân loại. Chúng ta nhận ra điều gì trong đoạn Tin Mừng hôm nay về Lòng Chúa Xót Thương. Đó là Chúa Giêsu đã mở Tay và Cạnh Sườn của Người cho các môn đệ xem. Điều nầy cho thấy, Thiên Chúa quá yêu thương nhân loại, nỗi đau nơi Dấu Thánh còn đó, nơi phát sinh ơn cứu độ và các Bí Tích từ nơi vết thương của Người phát ra cho chúng ta và vì chúng ta. Vâng, đó chính là LÒNG THƯƠNG XÓT , sự bình an, ban Thánh Thần, sứ vụ sai đi, ơn tha tội, đều từ Dấu Chỉ Phục Sinh mà ra. Mà Dấu Chỉ Phục Sinh là nguồn Thương Xót vô tận bởi chính Chúa Giêsu chảy ra.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã yêu thương nhân loại, một tình yêu vô tận chảy mãi không ngừng, đến độ từng những vết thương nơi bàn tay và chân của Chúa vẫn tuôn ra những dòng Máu ân tình, đồng thời nơi Thánh Tâm Chúa vẫn tuôn ra nguồn suối trường sinh là nguồn bình an đích thực cho chúng con. Xin thương tha thứ những bất xứng tội tình của chúng con qua dòng suối ân tình của Chúa, nơi đó chúng con mới tìm thấy hạnh phúc đích thực ./. Amen
Chúa Nhật II P/S 2016 Kính Trọng Thể LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
P.Trần Đình Phan Tiến