“Em còn nhỏ làm sao mà biết được”

“ta oặn mình trong những khổ tâm riêng.”

(dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)

Lc 14: 25-33

Với nhà thơ, làm sao biết được sự đời vì tuổi nhỏ. Nhỏ về tuổi, nhưng vẫn có nỗi khổ tâm riêng, rất oặn mình. Với nhà Đạo, tuổi đời của ai đó tuy có nhỏ, nhưng nếu người tuổi nhỏ biết lắng nghe và thực hiện lời Chúa, thì đời mình rồi cũng sẽ vui.

Lời Chúa hôm nay thánh Luca ghi, là Lời nhắn mọi người hãy từ bỏ giàu sang bạc tiền, của cải. Lời Chúa, vẫn là bí quyết để sống vui, sống đẹp, sống thanh thản như Ngài từng khuyên. Từ bỏ của cải/bạc tiền vẫn là chuyện dĩ nhiên. Dĩ nhiên, cho người tuổi nhỏ và dĩ nhiên cho cả người đi Đạo những biết phải bỏ rời cả mẹ cha và quá khứ, để theo Chúa.

Bỏ và rời, người nhỏ tuổi đôi lúc cũng chơi trò thương-ghét/ghét-thương cả mẹ cha đến độ khép kín cuộc đời lành, để mải miết với thú vui tạm bợ, sống lạc lõng. Lớp người tuổi nhỏ ở đâu cũng có, chẳng bao giờ mãn nguyện với hiện tại, nhưng vẫn kiếm tìm những thứ mới lạ và khác biệt, coi đó là lý tưởng cho riêng mình.

Lý tưởng mà người tuổi nhỏ hằng kiếm tìm bao giờ cũng đẹp, nhưng đôi khi vẫn là những thứ và những sự khó đối mặt để cùng sống. Những thứ và sự ấy, nhiều lúc kiếm tìm mãi vẫn không gặp, khiến người người chẳng biết đi hoặc đến nơi đâu mà tìm kiếm. Lắm lúc như có cảm giác mọi sự đã hiện diện trong con người mình mà không biết, nhưng lại cứ lùng tìm chiếm đoạt nó cho bằng được.

Người tuổi nhỏ có lý tưởng, tuy chưa đạt những thứ và những sự mình hằng ước, nên mới xác tín rằng: những thứ ấy luôn hiện hữu và nghĩ: mình được “phép” tận hưởng mọi thứ theo cách tưởng tượng. Và, vì chưa đạt được những gì mình tìm kiếm, nên người tuổi nhỏ vẫn tìm kiếm mãi. Kiếm và tìm, như thiên đường được báo trước. Cuối cùng, người người lại triển khai niềm tin riêng tư bằng quả quyết: chắc chắn có thiên đường. Đó là niềm tin. Là, xác tín của mọi người dù lớn nhỏ. Đó, là huyền-nhiệm tuy không định nghĩa được, nhưng ta vẫn muốn có, dù chưa gặp.

Trình thuật, nay đề cập chuyện “cởi bỏ” giàu sang, bạc tiền hiểu theo nghĩa rộng, tức: những thứ và những sự mà mọi người dù lớn/nhỏ vẫn cần rũ bỏ. Đó, chính là nỗi khó cho người tuổi nhỏ khi chưa đạt được những gì mình kiếm tìm. Chưa đạt, nên khó mà rũ bỏ. Tuy nhiên, Lời Chúa vẫn dạy mọi người cần rũ bỏ những gì là năng lượng chìm sâu trong quyết tâm đưa mình vào thứ gì khác lạ. Thứ gì khác, là khả năng suy nghĩ về sự sống; về cả khả năng vấn nạn mọi sự trong cuộc sống.

Đi vào cuộc sống, là kiếm tìm niềm tin. Kiếm tìm, một lý tưởng nào đó khiến người người thuộc mọi văn-hoá, lứa tuổi cũng như giai tầng xã hội đều thực thi trong xã hội. Xã hội ngoài đời gồm những vị trưởng giả cũng như giới nghèo/hèn ở cấp thấp vẫn kiếm tìm “thiên đường hạ giới” nơi cuộc đời. Kiếm tìm mãi, mới khám phá ra rằng: thiên đường mình tìm để sống không là chốn miền ao ước, mà là trạng huống sống có tình thương-yêu, giúp đỡ lẫn nhau. “Thiên đường hạ giới”, là diện mạo trần thế của niềm tin, chứ không là chốn vui chơi, sa đà.

Cuộc sống người Công giáo các thập-niên qua, nhiều người lại đã nhận ra rằng: dù vẫn tin, nhưng niềm tin của ta ra như còn mang tính chất của “người tuổi nhỏ”, dù đã lớn. “Tuổi có nhỏ”, nhưng bằng vào cách nhìn về Hội thánh như giấc mơ. Mơ, rằng: cả trong lý tưởng để sống cuộc sống “thiên đường hạ giới”, người người vẫn có nhiều hạn chế. Mơ, còn vì Hội thánh ta chẳng khi nào trưởng thành được nếu không thực hiện điều Chúa nhắc nhở.

Hội thánh ta sẽ chẳng thể nào tìm ra được “thiên-đường-cửa-hẹp” như Chúa nói, nếu không biết cởi bỏ tình huống khép kín, đóng khung, chia cách. Trái lại, nên hiệp thông, yêu thương, giùm giúp nhau. Yêu thương giùm giúp trên đường tìm kiếm cách-thế trưởng thành trong san-sẻ “thiên-đường-cửa-hẹp” có niềm tin sâu sắc. Nhiều thập-niên qua, người Công giáo vẫn cứ ngồi lì trong tình-huống rất “tuổi-nhỏ”, lại chưa đạt tình-trạng trưởng-thành của văn-hoá sự sống, rất đúng nghĩa. Sống, có tin và yêu thương lẫn nhau như người anh người chị cùng một cha, một mẹ.

Chín-chắn/trưởng thành, nằm trong hy-vọng cũng như niềm tin. Hy vọng và tin-yêu như tín-hữu cộng-đoàn tiên-khởi thời của thánh Luca từng sinh sống, dẫn dắt. Cộng-đoàn khi ấy cũng có yêu và có ghét. Yêu người cùng giòng giống, ghét đế quốc La Mã thời trước từng bách hại cộng đoàn mình. Tuy nhiên, cộng đoàn thánh Luca cũng đã kinh qua các giai đoạn khó sống, để rồi tỉnh thức trỗi dậy đi vào một thế giới khác biệt, quyết trở thành tín-hữu của Chúa, đã đổi mới. Thánh Luca tin tưởng điều ấy và tìm cách huấn-dụ dân con đồng Đạo đi vào “thiên-đường-cửa-hẹp”, Chúa muốn đi.

Cộng-đoàn Luca cũng kiếm tìm nhiều, đã nhận ra chân lý, nên thấy được rằng: muốn trở thành dân con đích thực của Chúa, ta đừng quá bận tâm vào chuyện kiếm tìm “thiên-đường-cửa-hẹp” mà làm gì. Bởi, trước khi ta tìm ra Chúa, thì Ngài đã tìm ta và thấy ta. Ngài đón nhận ta làm con của Ngài, ngay từ đầu. Đó, chính là huệ-lộc Chúa ban cho ta một cách nhưng-không. Ta chẳng cần kiếm hoặc tìm mà chỉ cần duy trì quà tặng bằng quyết tâm tin, yêu, hy vọng vào tình Chúa vẫn thương ban.

Huệ-lộc Chúa tặng ban, ta không có khả năng tự mình rút tỉa, nhưng đó là quà nhưng-không, Chúa biếu không ngay từ đầu. Huệ-lộc, biến thành thứ gì đó rất trừu-tượng trừ phi nó được Chúa tặng ban cho ta, không cần đến bàn tay ta dính vào. Điều tuyệt vời, là ở chỗ: quà ân-huệ “đã” được Chúa tặng ban cả vào lúc trước khi ta kiếm tìm nữa. Cũng như thể, ta cứ nghĩ: mình cần thứ ân-huệ-cộng-thêm cho những gì hiện giờ ta chưa có. Nếu nghĩ thế, ắt cho huệ-lộc đây chỉ là thứ quà cáp Chúa tặng ban sau khi suy đi nghĩ lại, chứ không phải từ đầu. Không. Không phải thế. Huệ-lộc Chúa ban không là quà tặng vào giai đoạn cuối đời, mà là quà tặng Chúa cưu mang, ngay từ buổi đầu.

Huệ-lộc cũng không là thứ gì đó chẳng ai trông chờ. Không là món nợ Chúa còn thiếu, nên mới trả cho ta. Quà Chúa tặng, không là phần thưởng Chúa hứa hẹn cho người sống tốt lành, hạnh đạo, chỉ một ít. Huệ-lộc, là quà có sẵn bên trong bản thể con người. Là người, ta đã được tặng ban huệ-lộc “nhưng-không” ở phần thâm-sâu của bản thể; nhờ đó, ta được thấy Chúa, ngay từ đầu. Bản thể “người”, tự thân, đã hàm-ngụ thứ khả-năng được thấy Chúa ngay từ lúc đầu. Đây không là văn/thơ, kịch bản đầy diễn-xuất, nhưng lại là cung-cách Chúa tạo-dựng nên ta. Chúa thẩm-thấu vào chính bản-thể “người” của ta, ngay từ đầu.

Nói cách khác, không phải là ta khởi đầu tìm Chúa khi tìm kiếm huệ-lộc; nhưng, Chúa đã sở đắc và tặng ban huệ-lộc cho ta trước. Chính Ngài yêu thương ta trước. Nên, đó chính là lý do khiến hữu-thể-tạo-vật-là-ta không chỉ mới vừa xuất hiện hoặc đang trên đường tìm kiếm, nhưng đã hiện hữu trong Chúa; đã được tìm thấy trong Chúa. Chúa và hữu-thể-tạo-vật-là-ta ở trong nhau, và với nhau. Ta hiện hữu ở đây là để cảm-tạ Chúa, ngay từ đầu, Ngài đã kiếm tìm ta và thấy ta, trong Ngài. Tóm lại, chính Chúa tìm ta trước vì Ngài thương ta ngay từ đầu và Ngài đã có ta trong bản-thể cao cả của Ngài. Đó chính là chân lý. Đó, mới là điểm son trong quan hệ giữa Chúa và ta.

Trong cảm nghiệm mối tương-quan mật thiết ấy, cũng nên ngâm lời thơ còn bỏ dở:

 

“Em còn nhỏ làm sao mà biết được,”

“ta oặn mình trong những khổ tâm riêng.”

Em còn nhỏ làm sao mà biết được,

Đời buồn hiu như lá rụng, ban đêm.”

(Nguyễn Tất Nhiên – Vài Đoạn Viết Ở Đinh Tiên Hoàng)

 

Viết đâu thì viết, đời người đâu nào đã buồn hiu vì lá rụng ban đêm. Đời người/đời ta vẫn không buồn dù ngày hay đêm, một khi đã biết và hiểu rằng Chúa đã có ta và ta đang ở trong Chúa, rất mừng vui.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá luợc dịch

Chia sẻ Bài này:

Related posts

Leave a Comment