Vâng, thưa quý vị, thưa các bạn, Tin Mừng Chúa Nhật 7 thường niên hôm nay , qua thánh sử Luca , Chúa Giêsu dạy cho chúng ta một chân lý cao siêu, có thể nói đây là ” Căn Tính Kitô giáo”. Bởi vì, khác với Cựu Ứơc là “ mắt đền mắt, răng đền răng”, thì chân lý Tân Ứơc cho chúng ta một giá trị Nước Trời viên mãn, không phải tại nơi xa xôi nào đó, mà là ngay trong lòng chúng ta.
Vâng, khi suy niệm Đoan Lời Chúa hôm nay, dù rằng đã rất nhiều lần được nghe và đọc, tâm hồn chúng ta thật băn khoăn, ray rứt, bởi vì giá trị cao siêu, xét theo nghĩa đen, khó mấy ai thực thi nổi. Nhưng, đây là “ CĂN TÍNH KITÔ GIÁO”. Thoạt đầu, con muốn chọn cụm từ nầy để làm đề tựa cho phần chia sẻ hôm nay, nhưng con nghĩ qua Đoạn Tin Mừng nầy, Chúa Giêsu không chỉ dừng lại ở nghĩa đen mà thôi, vì nếu như thế, “ tội ác “ chưa chắc đã “ thỏa mãn” để dừng lại khi chúng ta sẵn sàng” tha thứ”, hoặc nếu như không đủ ơn Chúa, chắc chắn khó kìm hãm được khi “ má bên phải bị tát, thì đưa luôn má bên trái cho tát luôn”. Nhưng , đều Chúa muốn day không chỉ dừng lại ở nghĩa đen, mà là chắc chắn một ý nghĩa sâu xa khác , đó là “ đừng trả thù”. Sự tha thứ mà Thiên Chúa muốn dạy chúng ta đó là “ yêu thương”, tức sự cho đi, sự cho đi quảng đại, thì sẽ được nhận lại cao hơn. Nếu, chúng ta đọc Đoạn Lời Chúa hôm nay mà chỉ đơn thuần là “ yêu thương kẻ thù” không thôi, thì chắc chắn chưa đủ, khó thực thi nổi, huống chi là kẻ chưa có đức tin vào Thiên Chúa. Đã gọi là kẻ thù, thì rất khó để yêu thương. Nhưng, căn tính Kitô giáo đòi buộc chúng ta phải thực thi. Kẻ thù ở đây cũng có nhiều đối tượng, nhưng tựu trung “ kẻ thù “ thường là mù quáng, chính vì ý nghĩa nầy, mà Chúa Giêsu trên Thánh giá đã nói:” Lạy Cha xin tha cho họ, vì họ nhầm không biết “ (Lc 23, 34)
Gương tha thư thời hiện đại rất nhiều, nhưng những gương tiêu biểu như của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã sẵn sàng tha thứ cho kẻ ám sát ngài. Và Đức Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận, dù ngài bị ở tù không bản án, tức vô tội, nhưng khi được tự do, ngài không hề lên án kẻ đã giam giữ ngài cách vô lý.
Nếu xét về luân lý tự nhiên, chúng ta thấy một sự bất công đối với kẻ” thắng thế”, làm cho nó đắc thắng, nó thủ đắc và tự hào vì sự bất công của nó. Nhưng căn tính Kitô giáo cho chúng ta biết :” Thiên Chúa không có kẻ thù”, vì không kẻ nào là đối thủ của Thiên Chúa được, vì, nếu Thiên Chúa coi kẻ nào đó là ” thù” thì chắc chắn nó không tồn tại, kể cả ma quỷ, bởi “ Bản Chất “ của Thiên Chúa là tình yêu. Yêu thương kẻ thù, không phải là thỏa hiệp với nó, mà là “ mở mắt “ cho kẻ mù, tức là ban ánh sáng chân lý cho nó. Vâng, điều này ai làm được, há chẳng phải là Thiên Chúa sao ?
Chân lý Kitô giáo hệ tại điểm nầy, không phải chúng ta yêu mến Thiên Chúa trước, nhưng Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước và đã hiến mình chịu nạn vì chúng ta. Vì thế, tự thân chúng ta không thể yêu thương kẻ thù, nếu như “nép mình” vào Đức Giêsu- Kitô, Đấng đã tự hiến vì chúng ta để trở nên giá chuộc muôn người.
Theo đó, Tin Mừng hôm nay là triết lý Kitô giáo, khi nhân thế nhận ra sự bình an đích thực cho thế hệ con người, thì những bậc hiền thánh, hiền triết đã ngộ nhận, người ta gọi là giác ngộ, thì họ cũng hiểu ra sự đau khổ giữa sự thù hằn, gây ra cho nhân loại thật vô nghĩa, dẫn đến tiêu vong lãng phí. Vì thế sự hòa bình được tôn trọng, được đề cao trong xã hội nhân sinh, nhưng không thể phủ nhận “căn tính Kitô giáo” trong Đoạn Lời Chúa hôm nay qua nhiều thế hệ mang lại cho nhân loại một giá trị bất biến, nền văn minh nhân loại ảnh hưởng và phụ thuộc vào Đoạn Lời Chúa hôm nay.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng dạy phật tử sự từ bi, nhân từ, nhưng chỉ dừng lại nơi ngài mà thôi, ngài không chủ trương có Thượng Đế , là Vua Trời, tính từ bi, từ nhân nơi Đức Phật không mang tình thương từ Thượng Đế, chỉ mang tình thương bố thí từ nhân loại, tuy nhiên giáo lý Đức Phật cũng dạy từ bi, hỷ xả, vị tha (vì người khác) thì phải quên mình. Nhưng ngài không hiến thân chịu nạn để cứu độ nhân loại, vì thế Đức Phật không ban ơn, không giáng họa cho kẻ ác cũng như người thiện. Đức Phật chỉ hướng thiện con người ở cấp độ nhân sinh. tuy nhiên, trên đường hành đạo, Đức Phật gặp nhiều kẻ gây “ chướng ngại” cho ngài, người ta kể lại rằng:” Khi Đức Phật đang ngồi thiền định tại một nơi lâu ngày, có một người đến quấy nhiễu, la chửi ngài nhiều lời tục tỉu, thô lỗ. Đức Phật vẫn thản nhiên thiền định như không nghe thấy gì. Suốt ba ngày trôi qua, người thô lỗ kia đã thấm mệt, liền ngưng chửi, và hỏi Đức Phật:” Tại sao tôi chửi ông nhiều như vậy, lâu như vậy, mà ông không chửi lại. Đức Phật lúc ấy mới trả lời : “ Nếu ông bưng cho ai đó một thúng vàng, nhưng người đó từ chối không nhận, thì ông làm gì? Ông ta trả lời, thì tôi bưng về chứ làm gì, ngu sao để đó. Bấy giờ Đức Phật ôn tồn đáp, thì bây giờ ông cứ làm như vậy với lời chửi của ông.”
Vâng, thưa quý vị, thưa các bạn, câu chuyện trên là giáo lý nhà Phật, nhưng dường như rất giống ý nghĩa Tin Mừng hôm nay, mà Chúa Giêsu đã dạy chúng ta, nhưng chân lý của Thiên Chúa thì cao hơn, bởi vì tiếng chửi chỉ ở bên ngoài, còn Tin Mừng thì bị “ tát vào má”, như vậy là xúc phạm đến thân thể, thì nặng hơn lời chửi. Khó thực thi hơn .
Nhưng, Lời Chúa hôm nay có hai phần rõ rệt :
- Phần thứ nhất : yêu thương kẻ làm hại mình.
- Phần thứ hai : Gía trị của sự yêu thương tha thứ.
Ý nghĩa phần thứ nhất, Chúa Giêsu đã giải thích ngay tai sao phải” yêu thương kẻ thù”, bởi vì nếu trả thù cho kẻ làm hại mình, thì kẻ tội lỗi và phường bất lương cũng làm như vậy. Còn hành đông tha thứ như Lời dạy của Chúa Giêsu thì mới đáng làm môn đệ Người.Như vậy, sống Lời Chúa là không hành động như thế gian.
Ý nghĩa phần thứ hai : Hãy bắt chước Thiên Chúa vì Ngài từ nhân. Hãy tha thứ, thì sẽ được thứ tha. Hãy cho đi, thì sẽ được nhận lại. Chúng ta thấy, Thiên Chúa nhân từ với hết thảy mọi người, kể cả khi mà “ai đó” là kẻ thù của ta. Vì :” Ai dùng gươm sẽ chết vì gươm “, và Thiên Chua không lên án ai. Vì, nếu như chúng ta có thắng kẻ thù của chúng ta, thì Thiên Chúa cũng sẽ đòi lại công bằng cho họ.
Ý nghĩa chính của Lời Chúa hôm nay là : Thiên Chúa là Đấng xét xử chí công, chứ không phải chúng ta, vì Người là Đấng Cứu Độ duy nhất qua cuộc khổ nạn của Người Con Chí Ái là Đức Giêsu- Kitô là “ HIẾN MÌNH CHỊU NẠN “ vì nhân loại. Vì thế, sự thưởng phạt ở nơi Thiên Chúa là Đấng công minh. Vì sống trên đời không ai mà không có kẻ thù, người công chính cũng có kẻ thù là kẻ bất chính. Vì thế, qua lời Chúa hôm nay, Chúa Giêsu dẫn chúng ta tiến đến một bước là cuộc khổ hình của Người trên Thánh Gía, vì mục đích “ tha thứ” của Thiên Chúa.
Vừa qua như chúng ta biết có một vị thừa sai người Tây Ban Nha, thuộc dòng Don Bosco, là cha Antonio, 72 tuổi, bị sát hại ở Burkina Faso.
Xin cầu nguyện cho cha, Linh Hồn Lm Anton.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy chúng con biết tha thứ cho kẻ thù, và kẻ làm hại mình, chính là Chúa muốn dẫn chúng con đến đồi Canvario, hầu chúng con xứng đáng là môn đệ Thầy Chí Thánh Giêsu./. Amen
CN VII TN ( C) 2019
P. Trần Đình Phan Tiến