KHIÊM TỐN CẦU NGUYỆN

Thưa quý vị và các bạn, Chúa Giê-su là Mầu Nhiệm từ Thiên Chúa là Cha Toàn Năng, vì thế, Đạo Công giáo nói riêng và Ki-tô giáo nói chung là ĐẠO MẶC KHẢI, đánh dầu Thời Tân Ứơ, Giao Ứơc Mới đến từ Thiên Chúa.Từ tạo Thiên Lập Địa , chính Thiên Chúa tự mặc khải chính mình qua một dân tộc nhỏ bé để tạo thành một dân riêng, dân được tuyển chọn để đón nhận ân sủng từ Thiên Chúa cách nhưng không, đó là dân tộc Do-thai.Thiên Chúa không lập Đạo, mà chỉ mặc khải qua con người đó là Tổ Tông loài người là A-dong và Eva. Sau khi bất trung với Thiên Chúa, Thiên Chúa đã chọn những con người như  là Gia-cop, No-e, rồi đến tổ phụ Áp-ra-ham, Môise. Để những con người nầy dẫn dắt một dân tộc biết tôn thờ Thiên Chúa. Trong khi hình thành như vậy, được gọi là mặc khải. nhưng, không có “ĐẠO THIÊN CHÚA”, tức Thiên Chúa giáo.

Ngày nay, đối với Đạo Công giáo, người ta cũng nhầm lẫn và gọi là:” Đạo Thiên Chúa. Nhưng, thật ra, không có “Đạo Thiên Chúa”, hay là  “ Thiên Chúa giáo”. Vì thế, để phân biệt Thời Cựu Ứơc và Tân Ứơc Là Do Thái Giáo, tức Thời Cựu Ứơc và Tân Ứơc là Ki-tô giáo, nghĩa là “Tin” vào Đức Ki-tô- Giê-su, Mầu Nhiệm mạc khải từ Thiên Chúa. Rồi có một Đạo mặc khải khác là Hồi giáo. Đạo Hồi tin vào thánh Ala, người được Thiên Chúa mạc khải, vì  ông tin vào Thiên Chúa mặc khải. Như vậy, trên thế chỉ có ba tôn giáo lớn TIN vào Thiên Chúa, gọi là ”ĐẠO MẶC KHẢI”, đó là Dothai giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo. Tất cả những tôn giáo không tin vào Thiên Chúa thì không gọi là Đạo mạc khải.

Mặc khải là Thiên Chúa tỏ hiện , biểu lộ ra, cho thấy cách rõ ràng, tiết lộ thiên cơ.

Vì vậy, muốn hiểu sự khiêm nhường khi cầu nguyện hay giá trị cầu nguyện là gì? Chúng ta cần biết sơ lược, hay cần ôn lại một chút căn bản về giáo lý. Vì, giáo lý là thần học sơ cấp, thần học là giáo lý cao cấp. Vì, muốn thờ phượng Thiên Chúa cách xừng hợp thì phải hiểu biết về Thiên Chúa, muốn hiều biết thì phải học hỏi. Muốn học về Thiên Chúa, thì phải có người dạy. Ai dạy chúng ta về Thiên Chúa? Thưa, chính là Đức Giê-su –Ki-tô, Chúa chúng ta và Hội Thánh của Người, tức các Tông đồ, những môn đệ đầu tiên của Chúa Giê-su. Rồi , trải qua thời gian, được truyền lại , thì gọi là ”TRUYỀN GIÁO”. Vâng, rõ rang nếu, không truyền thì làm sao biết, nếu không biết làm soa tôn thờ, nếu không biết tôn thờ thì không còn là ”ân sủng mặc khải”.

Ngày nay, Hội Thánh muốn dùng cụm từ thiết yếu hơn đó là:” PHÚC ÂM HÓA” cho mọi dân dộc.

Theo đó, truyền giáo là sứ mạng, là ân sủng, là trao ban cho người chưa được đón nhận. từ một dân tộc nhỏ bé, dù được y6eu thương nhưng bất trung, bất tín, bất nghĩa. Thiên Chúa vẫn muốn mặc khải cho hết mọi dân tộc cách phổ quát, đó là Ki-tô giáo, cách riêng là ĐẠO CÔNG GIÁO.

Công giáo là Đạo phổ quát, Công là : phổ quát, Giáo là huấn dạy, giáo dục, dạy dỗ. Trong Thánh Kinh Cựu Ứơc, có sách HUẤN CA, hay  HUẤN ĐẠO thuộc về sách giáo dục là vậy.

Vậy, Đấng mang ân sủng từ Trời là Đức Giê-su- Ki-tô, hầu thiết lập một chân lý mặc khai cho nhân loại, đó là ĐẠO CÔNG GIÁO, nói riêng và Ki-tô giáo nói chung.

Như vậy, truyền giáo là gì? Há chẳng phải là loan truyền Tin Mừng Cứu Độ là loan truyền Đấng Cứu Thế, là Đức Giê-su – Ki-tô sao?  Vậy, làm thế nào để biết Đức Giê-su- Ki-tô. Theo thánh Giêronimo, là phải biết Kinh Thánh. (Kinh Thánh, hay Thánh Kinh, mặc khải, hay mạc khải đều đúng)

Theo đó, sứ mạng truyền giáo của người Ki-tô hữu là sứ mạng thiết yếu. Ngày lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, họ được mặc lấy chính Chúa Ki-tô, trong sứ mạng ngôn sứ, tư tế và vương đế của Người.Vì thế, nguyên lý nhận lãnh thì phải trao ban, đó là nguyên lý truyền giáo.

Chủ đề Lời Chúa, Chúa Nhật 29 TN tuần vừa qua cho chúng ta tinh thần cầu nguyện kiên trì. Hôm nay, Chúa Nhật 30 TN , Chúa Giê-su cho chúng ta biết thế nào là khiêm nhường, tự hạ, sự công chính, sự cầu nguyện đúng cách hay nói cách khách là giá trị của việc cầu nguyện đó là KHIÊM NHƯỜNG, TỰ HẠ.

Vậy, khiêm nhường là gì ? Thưa, đó là “CÔNG CHÍNH”, Công chính là nhìn nhận sự thật, chứ khiêm nhường không phải tự hạ theo nghỉa đen là luồn cúi, cuối đầu trước bất công, bạo quyền. không phải cúi đầu cho kẻ khác bước lên, mà là nâng kẻ yếu trên vai của mình.

Khiêm nhường là sức mạnh của Thiên Chúa, vì, khiêm nhường đứng trên chứ không đứng dưới như thế gian nghĩ, khiêm nhường là sức mạnh nội tâm, có sức phá vỡ, nâng dỡ mọi yếu hè, vì khiêm nhường là CÔNG CHÍNH vậy. Vì, khiêm nhường không  khinh chê người khác mà là yêu thương kẻ yếu thế. Như vậy, khiêm nhường là mặc lấy bản tính Thiên Chúa vậy, kẻ khiêm nhường mới có hy sinh đích thực, mà hy sinh là nguyên lý yêu thương, mà yêu thương là Thiên Chúa thật.

Khiêm nhường là bác ái, vì bác ái là hy sinh cho tha nhân, đó là công chính.

Công chính là : khiêm cung, khiêm nhường, khiêm cung trước mặt Thiên Chúa. trước mọi sự dù có mặt hay vắng mặt. Đó là CÔNG CHÍNH. Nghĩa là : CÔNG MINH CHÍNH TRỰC.

Trước mặt Thiên Chúa.mọi phàm nhân đều là kẻ thọ ơn, vì thế, sự khiêm nhường là điều quan trọng, vì nếu không khiêm nhường là điều bất chính, mà bất chính là tội lỗi.

Chúng ta thấy, khởi đi từ bài đọc I hôm nay, trích sách Huấn Ca ( Hc 35, 15b -17; 20 -22a), cho chúng ta biết, Thiên Chúa không thiên tư tây vị ai, dù nghèo hay giàu, trước mặt Chúa như nhau, nhưng, Chúa yêu thích tâm hồn nghèo khó, lời cầu xin của họ sẽ đước Chúa nhậm lời.

Bài đọc II, trích thư thánh Phaolo (2Tm 4, 6-8; 16 -18) thánh nhân có một bài giảng về truyền giáo quá tuyệt vời. Thiết nghĩ Đoạn Thánh Thư trên là cuốn cẩm nang TRUYỀN GIÁO. Sứ mạng truyền giáo là sứ mạng Ki-tô hữu, bởi vì : ” Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”.Theo đó, sứ mạng truyền giáo là ”tuyên xưng “ Đức Ki-tô. Vì, :” Ai xưng Ta trước mặt thiên hạ, thì Ta sẽ tuyên xưng nó trước mặt Cha Ta, Đấng ngự trên Trời…”

Bài học hôm nay, Chúa Giê-su dạy cho chúng ta biết khiêm nhường trước mặt Thiên Chúa và tha nhân. Như chúng ta biết, chúng ta thường nghĩ người giàu thi thường tự kiêu, nhưng, thật ra người nghèo mà thiếu khôn ngoan, thiếu ơn Chúa, họ vẫn tự kiêu như thường, những kẻ ấy thật là những kẻ ngu ngốc. Như vậy, thánh cũng có kẻ giàu người nghèo, nhưng giờ chết giàu nghèo như nhau. Lúc đó, giàu, nghèo là ân sủng của Thiên Chúa mà chúng ta tích cóp khi khiêm nhường mà thôi.

Đó là lý do Chúa Giê-su dạy chúng ta phải biết khiêm nhường. Vì, khiêm nhường là đồng thuận với Thiên Chúa.

Thánh Martino de Porres, một vị thánh da đen , trợ sĩ dòng Đaminh thôi, nhưng, ngài sống khiêm nhường theo chỉ một câu Lời Chúa hôm nay là câu (Luca 18, 14b) :” Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên .”

Bởi vì, Chúa Giê-su là Đấng tự hạ, vâng lời và được tôn vinh.

Vậy những ai bước theo Chúa cũng không thể khác hơn là : TỰ HẠ – VÂNG LỜI – ĐƯỢC TÔN VINH.

Như vậy, cầu nguyện phải có tâm tình khiêm hạ, và thưa rằng:” Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Dòng Đa minh tóm gọn ý nghĩa của sứ mạng truyền giáo rất gản lược là: NÓI VỚI CHÚA và NÓI VỀ CHÚA.

Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con và xin ban cho con ơn khiêm nhường theo ý Chúa

Xin sai Thần Khí Chúa xuống trên con, để con đi loan báo Tin Mừng của Chúa./.Amen

KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO 2022

P.Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:

Related posts