Khinh chê người khác!

Thưa quý vị, thưa các bạn, Đoạn Lời Chúa trong trang Tin Mừng thánh Luca 18 hôm nay, chính là nói về “tính tự kiêu”, tự tôn, tự tăng bốc chính mình, thì sẽ trở thành tự cao, tự đại, tự dẫn đến con đường chết cho chính những kẻ kiêu căng.

Vâng, tự kiêu là căn bệnh ăn sâu vào tiềm thức, vào tâm khảm, tâm can của kẻ mê muội. Tự cao, tự kiêu là căn bệnh mà Thiên Chúa muốn loại bỏ nó từ lúc khai thiên lập địa. Vâng, nói như thế, để nhắc nhớ chúng ta về tội nguyên tổ, hầu hiểu được rằng, tự kiêu cần loại trừ ngay trong trứng nước, vì mầm mống của nó đi ngược với ĐứcTin Kitô giáo. Sự tự kiêu luôn mâu thuẫn với đức bác ái, mà người ta gọi là ” đi ngược”, vì không thể có người mạnh đức tin mà lại tự kiêu, nếu ai đó cho rằng mình có Đức Tin Công giáo mạnh, nhưng lại có một tính cách tự kiêu, thì thật đáng tiếc cho họ.

Thưa quý vị, các bạn có thể nói Đoạn Lời Chúa hôm nay ( Lc 18, 9 -14) là một Đoạn cần thiết cho mọi người Kitô hữu, nhưng rất cần thiết như một môn tu đức học cho tất cả mọi người muốn bước theo Đức Giêsu- Kitô. Người ta nói:” Kẻ mạnh là kẻ nâng người khác trên đôi vai của mình, chứ không phải đạp trên đôi vai người khác”.

Từ đó, chúng ta thấy giá trị khiêm nhường đem đến sự sống, nhưng giá trị của sự tự kiêu sẽ dẫn đến cái chết, chết đời đời.

Nên chi, Đoạn Lời Chúa hôm nay như một kim chỉ nam cho sự khiêm nhường, vì sự khiêm tốn mới dẫn đến yêu thương, và mọi sự yêu thương đều phát xuất từ khiêm nhường. Trong đời sống Đức Tin, người ta thường phân biệt “ Đạo dòng, Đạo gốc”, Đạo dòng là chạy dòng dòng, Đạo gốc là ngồi gốc cây khi đi Lễ.

Tóm lược nội dung Tin Mừng (  Lc 18, 9-14) hôm nay, chúng ta thấy có hai người lên Đền thờ CẦU NGUYỆN, một người Pharisiêu, có nghĩa là thầy tư tế, tự cho mình đạo đức, thánh thiện, kể công với Thiên Chúa  về những công trạng của mình, tự hào về những việc đạo đức mình làm, tỏ ý khinh chê người thu thuế, nghèo khó. Còn người thu thuế kia thì cảm thấy mình tội lỗi, không thực hiện được những điều đạo đức như người Pharisieu giàu có kia, ông ấy chỉ nói :” Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”.

Như vậy, Chúa Giêsu kết luận :” Tôi nói cho các ông biết, người thu thuế nầy ra về thì được nên công chính còn người kia thì không ; Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” ( c 14).

Vâng, tự hạ và khiêm nhường là nhân đức hàng đầu, chứ không phải là đọc kinh, cầu nguyện.

Vì đọc kinh, cầu nguyện là để múc lấy sự khiêm nhường là ân sủng siêu nhiên làm đẹp lòng Thiên Chúa. Vì mọi việc đạo đức không phải để tự kiêu, mà là để cảm tạ Thiên Chúa, vì đừng nghĩ rằng mình làm nhiều việc đạo đức là công trạng của mình, kể ra để được “ thưởng công”, nhưng Chúa Giêsu bảo : Sự công chính là sự khiêm hạ.

Thực sự, Thiên Chúa không cần chúng ta làm điều gì cho Thiên Chúa, ngoài sự khiêm hạ và yêu thương tha nhân. Vì, chúng ta nhớ rằng : Thiên Chúa đồng hóa và đồng hình, đồng dạng với người khó khăn, thiếu thốn, về tinh thần cũng như vật chất. Nếu chúng ta có của ăn , hay tài năng học thức, sức khỏe hay nhan sắc, tất cả những điều ấy là do Thiên Chúa ban, như vậy chúng ta phải biết chia sẻ cho tha nhân, vì đức bác ái chính là sự khiêm nhường đích thực. Trong Đoạn Tin Mừng ngày Cánh Chung, Chúa Giêsu không nói : con đọc bao nhiêu kinh, nhưng Người nói : “Ai làm cho một trong những kẻ bé mọn nầy là làm cho chính ta”, như vậy, Thiên Chúa đã đồng hình, đồng dạng với người nghèo bằng sự yêu thương và “treo mình chịu chết vì họ”, nghèo ở đây không chỉ có nghĩa là vật chất không thôi, mà là kẻ tội lỗi cần đến LÒNG THƯƠNG XÓT của Thiên Chúa.

Thiên Chúa Cứu Độ hết thảy mọi người và muốn tất cả nên thánh,có nghĩa là trở nên giống Thiên Chúa, nên gọi là Hội Thánh, nhưng trong Hội Thánh không phải mọi người đều được hiển thánh. Như vậy, chỉ số ít những người thực thi Lời Chúa, cụ thể như cuộc đời các thánh là những người chịu đau khổ, thiệt thòi vì Tin Mừng ngay trong môi trường dòng tu của mình. Như thánh Martino de Porres, vị thánh da màu khiêm hạ trong dòng Đa-minh v…vv….

Vâng, chỉ có yêu thương mới từ bỏ chính mình, quên mình để nghĩ đến tha nhân. Như thánh Phaolo, vị tông đồ dân ngoại đã nói :” Trên hết anh em phải có đức bác ái là mối dây kiện toàn lề luật “ Rõ ràng người Công giáo phải hơn về điểm nầy, nhưng thực tế, người Công giáo cũng “lắm” tự kiêu, vì họ chưa thấm nhuần Đoạn Lời Chúa hôm nay. Vâng, với ý tưởng của Đoạn Lời Chúa hôm nay, hầu triển khai cho ngày Lễ Khánh Nhật Truyền Giáo tuần qua, vì , vì Sắc Lệnh của Công Đồng Vaticano II Missio Ads Gentes –Truyền Giáo cho Muôn Dân là hư thế. Mong thay.

Thiết nghĩ chọn Đọan Lời Chúa hôm nay làm kim chỉ nam cho việc Truyền Giáo thật tuyệt vời !

Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót chúng con./. Amen

P.Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:

Related posts