Thưa quý vị, thưa các bạn, Chủ đề Lời Chúa hôm nay nói về “đừng thu tích của cải trần thế”, nhưng phải “ làm giàu trước mặt Thiên Chúa”.
Hai vấn đề thật sự “đối lập” lẫn nhau hoàn toàn, nếu bạn chọn Thiên Chúa, mặc nhiên dứt khoát, bạn phải chọn vấn đề “ từ bỏ” của cải thế gian, ngược lại, nếu bạn chọn “của cải thế gian” mặc nhiên, bạn phải khước từ Thiên Chúa.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dứt khoát nói rõ điều ấy cho chúng ta biết, vì của cải trần gian, mặc nhiên chỉ giữ gìn mạng sống thế trần, điều nầy không có gì khó hiểu, vì cảu cải trần gian không mua được Nước Trời, nếu chúng ta chỉ tích lũy cho mình. Mạng sống hữu hình không dùng tiền bạc để bảo tồn được, có chăng chỉ trong tạm thời, tiền bạc là phương tiện, chứ không phải cứu cánh, vâng, chân lý và tình yêu từ Thiên Chúa chính từ điểm nầy, Chúa Giêsu, vì tình yêu đã mặc khải cho chúng ta biết sự thật ấy.
Vì thế, làm giàu trước mặt Thiên Chúa không hẳn nhiên là lấy hết tài sản mình có (mặc nhiên là do Chúa ban) mà cho kẻ khác, sau đó thân thể chúng ta đói kém, liệu chúng ta có “ xin vâng” được không ? Làm giàu trước mặt Thiên Chúa là sẵn sàng chia sẻ hợp lý những gì mình có cho tha nhân, người đang thật sự cần đến nhu cầu chính đáng cho cuộc sống, chứ không phải loại dụng của cải vật chất. Từ đó, việc làm giàu trước mặt Thiên Chúa, không có nghĩa là “bị” kẻ khác lợi dụng đức bác ái của Kitô giáo.
Làm giàu trước mặt Thiên Chúa, mặc nhiên phải biết từ bỏ hợp lý, trước tiên phải biết từ bỏ chính mình, để mưu ích cho tha nhân. Mưu ích cho tha nhân , không có nghĩa” mù quáng” , bất chấp lý lẽ, vì người Công giáo luôn luôn ý thức rằng : Thiên Chúa là chân lý và tình yêu, có nghĩa là Ánh sáng chân lý luôn soi rọi việc làm bác ái của chúng ta vì tha nhân. Chứ không phải theo ý riêng tha nhân mà làm cho họ. Vì, yêu người không có nghĩa làm theo ý người đó, mà yêu người là làm theo ý Chúa, ý Chúa mặc nhiên là ánh sáng chân lý. Từ bỏ ý riêng, để vâng theo ý Chúa, chứ không phải từ bỏ ý riêng để làm theo muốn của tha nhân. Vì, như thánh Phê-rô nói : “ Chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời phàm nhân …” .
Vâng lời Thiên Chúa để mưu ích hco phàm nhân, chứ không vâng lời phàm nhân,để “ gạt bỏ” Thiên Chúa, như thế không phải làm giàu trước mặt Thiên Chúa.
Của cải trần gian chỉ hữu ích khi và chỉ khi nó giúp chúng ta “làm giàu trước mặt Thiên Chúa”. Của cải trần gian và của cải NướcTrời là hai phương diện đối lập. Cũng như phương diện hữu hình và siêu nhiên, Chúa Giêsu đòi hỏi dứt khoát kẻ bước theo Người phải nhận thức rõ ràng hai phương diện chóng qua, và vĩnh cửu. Từ đó, nội dung Đoạn Tin Mừng hôm nay , Chúa Giêsu cho chúng ta biết rõ đời sống trần gian hữu hạn như thế nào, nếu như chúng ta tích lũy của cải đời nầy? Của cải trần gian cần cho thân xác, nhưng linh hồn cần “của cải” gì? Mặc nhiên linh hồn cần ân sủng của Thiên Chúa, ân sủng của Thiên Chúa chính là Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho linh hồn con người no thỏa muôn đời. Mọi ân sủng của Thiên Chúa đều được ban qua Chúa Thánh Thần, vì trong Chúa Thánh Thần luôn hiện hữu Ba Ngôi Thiên Chúa. Theo đó, mọi ân sủng mà Chúa Giêsu-Kitô thực hiện đều nằm trong chương trình của Ba Ngôi Thiên Chúa, mà Chúa Thánh Thần là Đấng ban phát mọi ân sủng, vì ơn Cứu Độ mà Chúa Giêsu thi hành không phải do mình Người phát ra, mà là do Ba Ngôi thiên Chúa cùng hoạt động, riêng cuộc Tử Nạn, chính cái chết của Người là chết phần Nhân Tính, phần Hữu Hình của Người, vì Thiên Chúa chính là Nguồn Sống vô biên. Ân sủng phát ra nơi Chúa Giêsu không phải chỉ có riêng Người, mà là Thiên Chúa cùng hoạt động trong sự thông hiệp Thần Tính, đó là bản tính Thiên Chúa.
Chúng ta hiểu được giá trị thiêng liêng , chúng ta mới dám từ bỏ, từ bỏ con người giới hạn của chúng ta để mặc lấy sự siêu nhiên của Thiên Chúa, như thế là chúng ta làm giàu trước mặt Thiên Chúa. Sự khôn ngoan trần gian, và sự khôn ngoan Nước Trời là như vậy.
Khi chúng ta vâng lời bề trên là chúng ta “ làm giàu trước mặt Thiên Chúa”, vì bề trên là người chịu trách nhiệm, sẽ trả lẽ trước mặt Thiên Chúa về những quyết định quan trong cho linh hồn kẻ mình coi sóc. Theo đó, Đạo Công giáo, bên cạnh vâng lời Thiên Chúa là điều phải lẽ, song còn có phẩm trật Hội Thánh, nơi đó buộc chúng ta phải “ vâng lời”. Vâng lời không phải là “ nô lệ” nhưng nó đạt đến đức ái hoàn hảo, qua đó nó sẽ dẫn chúng ta đến sự tự do đích thực là chính Thiên Chúa. Vì thế, đức vâng lời là Thánh giá cho chúng ta là như vậy. Thiên Chúa muốn chúng ta giàu có về mặt siêu nhiên, chứ không phải về mặt vật chất, vì tất cả vật chất là phù vân, tro mạt.
Nhưng, đôi khi thể chế cầm quyền, mặc nhiên “ đánh đổi”, và ai dám bảo rằng bề trên không “ bụ” mua chuộc, vì xét cho cùng satan luôn rình rập, ngay cả tại Tòa Thánh cũng không loại trừ. Vì, chính Chúa Giêsu nói với thánh Phê-rô : “ Satan đòi sàng con như sàng gạo,nhưng, Thầy đã cầu nguyện nhiều cho con khỏi sa chước cám dỗ, phần con khi được cứu chữa, hãy săn sóc anh em con…”.
Như vậy, Thánh giá đời tu không phải không có. Hãy noi gương ĐứcTổng Giuse Ngô Quang Kiệt, Đức cố hồng y Phanxico, và nhiều bậc thánh nhân khác, hãy tin rằng : những bậc bề trên cũng là phàm nhân, họ không thể tránh khỏi sai lầm, khi họ “tự cao”.
Theo đường lối Việt cộng, khi họ muốn hạ bệ ai, thì họ” nhấc bổng” kẻ ấy lên, cho lên chức,hoặc kéo về “ trung ương”, hoặc thăng lương. Theo đó, những việc thuyên chuyển trong Giáo Hội không tránh khỏi sự “thiếu “ minh bạch, vô tư, trong sáng, như những trường hợp cha Tân, và cha Long.Sự khôn khéo sắp đặt của satan , đôi khi chúng ta nhầm ý của Chúa. Cầu xin sự soi sáng của Chúa Thánh Thần và sự cầu nguyện của Chúa Giêsu, Đấng vô cùng “trong sáng”, là Thầy Chí Thánh của chúng ta sẽ lau khô những giọt lệ lòng (tâm lòng) của những ai được cho là oan trái. Vâng, nhưng dưới con mắt đức tin “ tất cả đều là hồng ân”, vì, Thánh giá là Thập giá./.
Lạy Chúa Giêsu, Đấng cứu chuộc các linh hồn, xin thương xót chúng con, con tín thác nơi Người.
Bài chia sẻ hôm nay, xin dành cầu nguyện cho cha Giuse Nguyễn Văn Tân và cha Giuse Trần Đình Long, nguyện xin Lòng Chúa Thương Xót ấp ủ hai cha trong Thánh Tâm của Người ./. Amen
P. Trần Đình Phan Tiến