Minh Định Lời Nói

Thưa quý vị, thưa các bạn, lời nói là một phương tiện của tư tưởng, hệ quả của suy nghĩ, tuy “Lời nói gió bay (lung lay), việc(hành động) hay, thì lôi kéo”, nhưng , lời nói mà minh định, thì mới hướng dẫn hành động,hầu phát sinh ra hành động đúng, hành động tốt, có lợi cho chính chúng ta và tha nhân, vâng , đó là sự giàu có đích thực. Sự giàu có đích thực phát xuất từ sự khiêm nhường thật , vì sự khiêm nhường thất chính là “ CHÂN LÝ ”, và Chân Lý là chính Thiên Chúa thật. Ai cũng biết tư tưởng biện minh cho hành động, tư tưởng phát ra lời nói, vì vậy, nếu lời nói thiếu minh định thì không thể có hành động tốt được. Như vậy, lời nói rất cần sự minh định, hay nói khác đi, muốn có hành động đúng đắn, cần minh định lời nói.

Rõ ràng chúng ta thấy, Lời Tin Mừng chính là “Lời Minh Định”, trải qua muôn thế hệ, Lời Tin Mừng vẫn mang một giá trị bất biến, vì vậy, được gọi là “ Lời Hằng Sống”, hay là “ Phúc Âm”, nghĩa là: “Lời nói mang lại sự hạnh phúc” cho người khác. Vâng, suy niệm Đoạn Lời Chúa hôm nay ( Lc 14, 25 -33) chúng ta thấy, một lần nữa, chính Chúa Giêsu cho chúng ta thấy rõ điều ấy :” minh định “ lời nói. Lời nói luôn luôn đi trước hành động, vì lời nói phát xuất từ tư tưởng, nếu tư tưởng có chân lý, thì lời nói khôn ngoan, mặc nhiên hành động sáng suốt.

Từ đó, chúng ta thấy, Lời Tin Mừng được xuất phất từ tư tưởng của Thiên Chúa, vì :” Trời cao hơn đất bao nhiêu, thì tư tưởng của Thiên Chúa cũng cao hơn tư tưởng của nhân sinh bấy nhiêu”, Thiên Chúa đã phán như vậy trong Cựu Ứơc. Vâng, đó là chân lý, ai nhìn nhận chân lý, thì nơi họ có Thiên Chúa. Như vậy, Lời của Chúa Giêsu, chính là Lời cúa Thiên Chúa. Vì thế , chúng ta thấy, Chúa Giêsu không quanh co, Người nói dứt khoát, rõ ràng, minh bạch, sự đòi hỏi bước theo Người, là một sự đòi hỏi : “dứt khoát”, không do dự , vì : “Ai muốn theo Tôi mà không vác thập giá mình hằng ngày mà đi theo, thì không thể làm môn đệ Tôi được” ( Lc 14, 27).

Vâng, thập giá là “sự từ bỏ”, từ bỏ chính mình, tiếp đến từ bỏ người thân, sự từ bỏ ở đây không phải là phản bội, sự từ bỏ ở đây là đặt Chúa lên trên tất cả, và như thế mới nhận lại được chính Chúa, là nguồn mạch chân lý và tình yêu cách vô biên. Rõ ràng, mới nghe, tưởng chừng như Chúa không có “TÌNH“, chỉ đòi hỏi lý mà thôi, nhưng kỳ thật, Chúa sẽ đền bù gấp trăm ngay cả những gì mình dâng cho Chúa. Điều kiện “ từ bỏ” xem chừng “khắt khe”, “vô lý” nhưng kỳ thực là hữu lý, bởi vì, nếu không từ bỏ, chắc chắn không làm được việc chung, nếu không từ bỏ cái riêng, thì làm sao làm được cái chung. Vì, chỉ có Chúa đứng trên tất cả, thì khi chúng ta nhận lại,  cũng trên tất cả là chính Chúa. Thiên Chúa là như thế, khác với phàm nhân, khi họ khai thác chúng ta, lợi dụng chúng ta, thì họ sẽ vô ơn , vô trách nhiệm với chúng ta, vì họ là phàm nhân, lúc đó, chúng ta bị “lừa” là như vậy. Vì , bản tính phàm nhân và bản tính Thiên Chúa thì khác nhau là như vậy. Vì, những gì chúng ta dâng cho Chúa sẽ không mất đi. Đọc Đoạn Lời Chúa hôm nay, chúng ta thấy Thiên Chúa thật chí “TÌNH “ qua Lời minh định của Chúa Giêsu.

.Tất cả những ai muốn làm môn đệ của Chúa, mà không thực thi Ý Chúa, thì không hợp lý, bởi vì, không thể có “cái tôi” trong công cuộc đại sự là công trình Cứu Độ. Chúa không ích kỷ, nhưng Người đại lượng.

Điều kiện để bước theo Chúa Giêsu không phải là tài năng, học thức cao, bằng cấp hay trí tuệ siêu phàm, mà là “sự từ bỏ”. Nếu mình có trí tuệ, mà mình bước theo Chúa Giêsu, nhưng mình không “từ bỏ”, tức hãm dẹp minh đi, thì mặc nhiên “trí tuệ” tư tưởng của Thiên Chúa không ở với mình, thì chúng ta thấy thật vô lý, hoài phí, mất công.

Nói tóm lại, dù mình muốn làm môn đệ ai đó, siêu phàm xuất chúng, mặc nhiên, phải làm theo ý của người đó, huống chi , là Thiên Chúa, Ngài là Đấng Toàn Năng. Nếu ai đó, có một vài năng, thì đã siêu phàm, nhưng, Thiên Chúa toàn năng, thì sự “ từ bỏ” nơi mình là điều không “ bị lỗ”.

Phần thứ hai của Tin Mừng hôm nay, chính là phần triển khai phần trên. Là Lời minh định cách dứt khoát khi muốn làm môn đệ Chúa Giêsu, chúng ta phải từ tỏ tất cả. Suy nghĩ trước khi quyết định , cân nhắc xem, mình có trung tín bước theo Người hay không? Nếu không, bỏ giữa chừng thì thật khốn đốn, người đời cười chê : “Nhất quỷ nhì ma, thứ ba tu xuất”. Thì thật đáng thương.

Chúa Giêsu không đòi hỏi những gì lớn lao nơi người muốn làm môn đệ của Người, Người chỉ đòi hỏi “ từ bỏ” những gì người ấy có, nghĩa là trung tín, dứt khoát từ bỏ tất cả những gì mình có để làm môn đệ Chúa. Sự đòi hỏi nầy được Chúa đặt ra như là một “ công thức” chi tiết như một sự khởi đi và hoàn tất.

Sự khởi đi và hoàn tất một chặng đường bước theo Chúa Giêsu để được làm môn đệ Người, không phải chỉ là ngày một, ngày hai làm gì cho Chúa, mà là “ hiến dâng” tất cả những gì mình có. Vì , “từ bỏ” là “ hiến dâng”, hiến dâng là tặng ban, và như thế nếu chúng ta “tặng” cho Thiên Chúa một, thì Người đền bù gấp trăm.

Sự trung tín từ bỏ tất cả để được bước theo Chúa Giêsu, được tính toán như  khởi công xây cất một công trình của cuộc đời chúng ta, được đặt ra để đón nhận một “ân sủng” vô biên, một sự “trao đổi” công bằng bởi một “LỜI MINH ĐỊNH “ của một Ngôi Vị Thiên Chúa cách dứt khoát, mà bên trong là một sự “đai lượng” vô biên. Mong thay.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng con hiểu thấu giá trị Lời Chúa, hầu minh định dứt khoát cho chúng con khi bước theo Người, nhờ đó sẽ mang lại cho chúng con hoa trái gấp trăm là chính Chúa. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa Cha và Chúa Thánh Thần muôn đời ./. Amen

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết lắng nghe và thực thi Lời Chúa ngay hôm nay.

P. Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:

Related posts