“Nhờ em chỉ hộ, cảnh thiên đường,”

“ở tận miền âm, hay cõi dương?”

(dẫn từ thơ Lưu Trọng Lư)

Lc 12: 49-53

Với nhà thơ, hỏi như thế sẽ chẳng bao giờ nhận được lời đáp. Với nhà Đạo, câu đáp giải vẫn thấy mãi nơi tâm can con người. Trình thuật thánh Luca, nay cũng quả quyết điều đó, rất vững vàng. Thiên đường theo thánh-sử, là chốn an-bình lý-tưởng dành cho dân con của Chúa, trong/ngoài luồng.

Thời buổi hôm nay, an-bình đích-thực xảy đến với thế giới, vẫn không nhiều. Người thời nay, chỉ biết đến an-bình khác lạ, nhưng không thực. Bởi, bình-an thường tình nay đến với người thắng cuộc sau đấu tranh, giành giựt nhằm đoạt chiến-lợi-phẩm dành cho kẻ chiến thắng. Người thua chẳng bao giờ có được an-bình dù dưới hình-thức nào, cũng thế. Người thua kẻ thiệt, cứ phải nhượng-bộ an-bình của mình, để cuối cùng chỉ có được thứ bình-bình nhưng không an-an của kẻ thua thiệt. Trên thực tế, bình-an được dựng xây như thế, cũng đáng buồn.

Bình-an đích-thực, lại sẽ khác. Khác, vì được dựng trên ý-tưởng khác hẳn về công lý và hoà bình. Thứ công lý của bình-an đến từ tình thương của người khác mình, tức những người mà mình muốn đối thoại hoặc luân-chuyển tình thương, chứ không phải người mà mình muốn chinh phục.

Khi đã định danh cho bình-an như thế, ta luôn khởi đầu bằng từ vựng “Yêu thương” với tâm tình thật sự thương yêu người nào đó. Cảm xúc “thương yêu”, sẽ dấy lên niềm vui trong ta. Dù, nhiều người vẫn cứ bảo: niềm vui của ta đã mất, còn lại chỉ là chiến tranh, giành giựt, đố kỵ chứ không là an-bình tự tại. An bình, là niềm vui tự tại khiến ta hài lòng được gần gũi người khác, hơn ở một mình.

Hài lòng, vì “người khác” hiện diện bên ta. Hài lòng, khi ta nhận ra “người khác” ấy làm rất tốt, sống hạnh phúc. Cảm xúc của ta, không theo cung cách do ta chủ xướng, mà do “người khác” tạo ra. Niềm vui, cũng là chuyện lạ thường xảy đến với ta. Vui, vì ta được học. Vui, là vui sống bình-an trong thinh lặng. Vui, là những thứ ta không bắt chụp được, nhưng tự chúng đi vào với ta và trong ta, như quà tặng từ “người khác”, ở trên ta. An-bình, chắc chắn xuất tự niềm vui, có sự đồng thuận của chính ta. Đồng thuận trong hoà-hoãn về mọi sự, khi sự thể đạt niềm vui chung.

An-bình, là niềm vui ta có được khi mọi người hiện-diện thường xuyên bên ta; nhờ đó, ta bớt đi mối lo âu, căng thẳng khiến người hiện-diện thấy thoải mái càng vào với tốt lành/đẹp đẽ, rất đáng làm. Tốt lành/đẹp đẽ rất lặng thinh, trong “trật tự”. Thứ trật tự, ta đạt được tại chốn miền mình ao ước. Việc đó cũng khác lạ, vì nó làm cho người khác nên “giống” ta trong vui mừng. Có như thế, sự khác lạ, quanh ta, sẽ tốt đẹp hơn là khi không có nó, ở đó. Nó là phương thuốc chữa mọi cô đơn, lẻ bóng.

Khó khăn với lý tưởng an-bình, là làm sao ta đến được nơi ấy. Dĩ nhiên, đây là một tiến trình, kéo dài ngày. Và hôm nay, Đức Giêsu lại đã đưa ra hai ẩn-dụ ở trình-thuật. Ngài gọi đó, là thanh-tẩy. Không phải là bí tích hoặc nghi thức tẩy rửa. Ngài muốn nói đến động thái nhúng hết mọi sự vào trong nước và ra khỏi “hố sâu” của chính mình. Ngài nói thế, có nghĩa khuyến khích ta đầm mình vào thứ gì đó lớn lao hơn ta. Ngày nay, Hội thánh dùng cụm từ “khai tâm” trong bí tích thanh tẩy, nên ta có thể dùng từ-vựng ấy, ở đây.

Hãy tưởng tượng tình huống có hai người không thể cùng nhau đạt an-bình hoà-hoãn với nhau, nên lại nhờ ta giải quyết. Hãy đưa cả hai người tự nhận chìm xuống hồ nước đến tận đáy, cho đến khi cả hai ra được chốn thẳm sầu, lại sẽ để mất thói quen tự bảo-vệ, quên đứng dậy đòi quyền sống như mọi lúc, vì cả hai đều không thể đứng dậy được. Và khi ấy, họ sẽ nhận ra là: ở nơi đó, còn có nhiều vấn đề khác nữa. Họ mới bắt đầu giúp đỡ nhau và cùng nhau làm việc. Tiến-trình đạt an-bình đòi hỏi cảm xúc như chìm dưới nước khiến mỗi bên xử sự khác hẳn nhau, nhưng chung cùng nhau. Và khi đó, sự việc xảy đến.

Chúa còn dùng ẩn dụ “lửa”, như kinh nghiệm nung nấu, đốt cháy. Kinh nghiệm của mỗi người từng ngang qua việc nung-nấu đốt-cháy tính vị-kỷ của mình và có cảm giác chỉ mỗi mình được ưu tiên. Có lẽ, ta cũng nên dùng kinh nghiệm của sự việc gia-giảm xuống thành tro bụi, như vào lễ Tro, trong đó ta bôi/chùi “lọ nghẹ” tượng trưng cho sự đốt cháy tính ích-kỷ của mỗi người. Và từ đó, mới có thể trở thành niềm phúc-hạnh cho người khác. Nghe thì hơi quá, nhưng ta không thể có được niềm vui an-bình lễ Phục Sinh mà không như thế. Kinh nghiệm, từ tâm trạng đốt cháy đến tình huống bụi rậm hừng cháy sáng.

Thông thường thì, sẽ có người ngoi đầu lên trước, người kia sau. Từ đó, mới có sự xót thương với các phấn đấu của người kia. Cũng là sự việc giống hệt với tình-trạng của người đối-tác phía bên kia, đang ở trong tình-huống chưa hoàn-thành công việc làm ăn, của chính mình. Hoặc, như thể ai đó sẽ cho rằng đau khổ của người phía bên kia, cũng giống như trường hợp mình từng trải, khi mình cảm-nghiệm mọi đớn đau, cách đơn độc. Đó là thành phố sống còn của tiến-trình an-vui rất hoà hoãn.

Thế đó, còn là khả-hữu-thể, như thể trường-hợp quân khủng bố đánh sập toà cao ốc ở New York hôm 11 tháng 9 năm 2001 chăng? Vậy đâu là khả-hữu-thể? Khi ấy, ta có tự động nhấn nút đỏ/nút đen để tuyên chiến chứ? Hay, ta có thể trao-đổi và đối-thoại với nhau, cả với những người như thế, để xem họ sẽ ăn nói ra sao? Khi ấy ta sẽ nghe họ trong tư-thế nào và làm sao giúp đỡ họ? Thế còn trường hợp ta thúc-bách họ đi vào tình-huống phải làm thế? Có chăng niềm vui an-bình hơn trong tiến-trình hoà bình như thế, cho cả hai, chứ không phải tình-huống có phe này triệt hạ phe kia?

Sống được như thế, ta sẽ tạo được lý tưởng an-bình, và khi ấy ta thực sự có cảm xúc về một tiến-trình thực thụ cần đến nơi đó nữa, cũng không chừng. Thế nên, ta vẫn có một thứ an-bình ngang qua đủ mọi loại hình của công-lý. Và khi đó, cũng không khó để có được ý nghĩ về Thiên Chúa. Nơi Thiên Chúa, một thể loại bình-an rất khác biệt và loại hình công-lý cũng rất khác đều cùng đạt đến hầu đi vào sự kết hợp. Bất cứ khoảnh khắc nhỏ nào có an-bình dựa trên nỗ lực khiến cho sự công-lý đích-thực của Chúa ở với ta, cũng là những sẻ san vào với sự Công-lý và Bình-an, là chính Chúa.

Vào Tiệc Thánh ta tham dự, trước khi trao tặng cho nhau dấu chỉ của bình-an ta chúc mừng: như câu nói Bình-An của Chúa ở cùng anh/cùng chị, điều ấy là như thể bảo: Vâng. Dù anh hay chị có bất đồng ý-kiến với tôi đi nữa, tôi vẫn ở cạnh anh/chị đây. Và, sau đó, ta lại sẽ hát lên lời kinh “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian, xin ban bình an cho chúng tôi”. Và rồi, ta sẵn sàng đón nhận Thân Mình và Máu Châu Báu của Đấng đã trỗi dậy khiến cho mọi xung đột đều trở-thành bình-an. Và Đức-Chúa-là-Bình-An-Tuyệt-Đối kéo ta về với Bình-an ấy ở trong Ngài, bằng sự hiệp thông rước Chúa, rất an-bình, vui sướng.

Trong cảm nghiệm niềm bình-an vui sướng ấy, ta lại cứ ngâm lên lời thơ đầy ý nhị, rằng:

 

“Nhờ em chỉ hộ cảnh thiên đường,”

“ở tận miền âm hay cõi dương?

Hay ở trong lòng người thiếu nữ.

Một chiều nhuốm đỏ ráng yêu đương?”

(Lưu Trọng Lư – Cảnh thiên đường)

 

Thiên đường ấy, đâu ở trong lòng chỉ một thiếu nữ. Cũng chẳng có, vào buổi chiều những “nhuốm đỏ ráng yêu đương”. Mà, ở bất cứ nơi nào có tình yêu-thương thần-thánh giữa muôn người, như Chúa từng bảo, rất mọi thời.

 

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh 

Mai Tá lược dịch

Chia sẻ Bài này:

Related posts

Leave a Comment