THẦN KHÍ CHÚA NGỰ TRÊN TÔI

Thưa quý vị, thưa các bạn, Tin Mừng Chúa Nhật III TN ( C ) hôm nay, qua thánh Luca chúng ta biết được sứ vụ cao cả của Chúa Giêsu được loan báo từ ngàn xưa qua ngôn sứ Isaia. Điều nầy có nghĩa là có trước Đức Phật Thích Ca, cho thấy rằng : Dẫu Chúa Cứu Thế Giáng Sinh làm Người sau Đức Phật Thích Ca gần 500 năm, nhưng lời tiên tri của ngôn sứ Isaia nói về Đấng Cứu Thế trước khi Đức Phật Thích Ca ra đời là khoảng 3.500 năm.

Rõ ràng , Lời Thánh Kinh mà Chúa Giêsu vào hội đường đọc hôm nay, theo Tin Mừng thánh Luca, là Đoạn sách Thánh của Isaia nói về chính Đấng Cứu Thế.

Như vậy, rõ ràng , Đấng Cứu Thế chính là Vị Thiên Sai đến từ Thiên Chúa. Đọan Tin Mừng ( Luca 4, 18 -19) nói lên “ Sứ Vụ Đấng Cứu Thế”, vâng,  Đấng Cứu Thế có nghĩa là ” Đấng Thiên Sai”.

Và từ Ngôn Sứ Isaia đến ngày mà chính Chúa Giêsu đọc Đoạn Sách Thánh nầy và tuyên bố :” Hôm nay đã ứng nghiệm Lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe? ( C 21)

Điều nầy xác tín, Lời Rao giảng của Chúa Giêsu chính là “Thần Khí”, vâng, là Lời của Thần Khí đã được ngôn sứ Isaia xác định từ bốn ngàn năm trước Đấng Cứu Thế ra đời. Vâng , là Lời của Thần Khí, nghĩa là Lời Hằng Sống, Lời từ nguồn của sự sống, tức là Lời từ Thiên Chúa, vì “ Thần Khí” là sự sống từ Thiên Chúa. Chúa Giêsu được “ mặc “ lấy Lời ấy, và thực thi “Lời Hằng Sống” ấy, thì Người chính là Đấng Cứu Thế, vâng, Đấng Cứu Thế hay là Đấng Thiên Sai  chính là ở hai câu Lời Chúa ấy . Vì , Thần Khí Chúa ngự trên ai , thì Người ấy chính là Đấng Cứu Thế, Thần Khí Chúa ngự trên “GIÊSU, NAZARET”, vâng , Chính Người là Đấng Cứu Thế.

Vì thế, có lần Chúa Giêsu đã nói :” Tội xúc phạm đến Con Người thì được tha, nhưng tội phạm đến Thần Khí thì không được tha”. Điều nầy có nghĩa là khi xúc phạm đến “Lời Chúa“ là xúc phạm đến Thần Khí, thì không được tha.

Như vậy, Đấng Thiên Sai, hay là Đấng Cứu Thế chính là lở hai câu lời Chúa ấy ( Lc 4, 18- 19).

: “ Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi,

 để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.

Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha,

 cho người mù biết họ được sáng mắt,

trả lại tự do cho người bị áp bức,

công bố một năm hồng ân của Chúa”.

Như vậy, có mấy “đối tượng” được đón nhận “Ơn Cứu Độ” ? Rõ ràng là có 04 đối tượng :

  • 1/ Kẻ nghèo hèn
  • 2/ Người bị giam cầm
  • 3/Kẻ mù lòa
  • 4/ Người bị áp bức
  • Và công bố “ Năm Hồng Ân” của Chúa

Theo đó, người nghèo là đối tượng ưu tiên của “ Ơn Cứu Độ”, như vậy, người nghèo không phải “ được cho tiền”, mà là được nghe Tin Mừng. Từ đó, suy ra “ đối tượng “ nghèo  hèn ở đây không phải là “ nghèo vật chất”, mà là “ nghèo tâm linh”. Nghèo tâm linh là người giàu của cải vật chất, nhưng bị “ xói mòn “ tâm linh, nghĩa là “ vô cảm “ “ sống ích kỳ” “ ganh ghét “ thù hận, “đố kỵ” “ ghen tương “, “xấu xa “, “ ác độc”, “ mưu mô xảo quyệt”.v..v…

Nếu một người nghèo vật chất, mà không “ sở hữu” những đức tính ấy, thì họ là những người “ giàu có tâm linh”. Như thế, đối tượng nghèo nầy mà được đón nhận Tin Mừng thì càng tốt,, đó là những người có “ tâm bồ tát”, như Đức Phật chẳng hạn.

Như vậy, mở rộng ra, nếu những người hiền lương, có tâm bồ tát,mà không cần đón nhận Tin Mừng, thì mặc nhiên họ không “ bước theo “ Chúa Giêsu. từ đó, chúng ta thấy, có lần Chúa Giêsu nói : “ Nước Trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn trở lại, hơn là chín mươi chín người công chính không cần sám hối ăn năn”.

Theo đó, đối tượng số một là “ kẻ nghèo hèn” như trên đã nói. Như vậy đối tương số một được đón nhận ơn cứu độ, là người tội lỗi được nghe Tin Mừng mà biết sám hối.

Đối tượng thứ hai : Người bị giam cầm được tha

Người bị giam cầm ở đây, không hẳn nhiên là “ kẻ phạm pháp”, “ kẻ vi phạm hình sự”, người bị giam cầm có nghĩa là “ kẻ tội lỗi” dưới sự khống chế của ma quỷ, satan và bè lũ của nó.

Người bị giam cầm ở đây cũng có thể hiểu là “ người bị bách hại vì công chính”, “ tù nhân lương tâm “, “ tù chính trị không bản án” , như trường hợp Đức Hồng y Phanxico  Xavie Nguyễn Văn Thuận chẳng hạn, ở tù không bản án 13 năm. Cuối cùng Thiên Chúa đã giải thoát cho ngài.

Cũng như hững trường hợp được minh chứng ở sách Tông Đồ Công Vụ, sau khi Đức Kitô về Trời, các tông đồ ra đi rao giảng Tin Mừng, thì bị bách hại bắt bớ , tù đày, nhiều lần các ngài được giải thoát cách kỳ diệu.

Đối tượng thứ ba : Kẻ mù lòa được sáng mắt.

Kẻ mù lòa ở đây là “ mù lòa “ về Đức Tin, không phải về thể lý, nhưng có lần trên đường rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu cũng chữa sáng con mắt thể lý cho người mù Bartime. Nhưng, chính yếu là “ con mắt đức tin”, tức “ nhãn quan Nước Trời”, vì , Chúa Giêsu chính là “ Ánh sáng “ cho trần gian .Cho kẻ mù được sáng mắt có nghĩa là làm cho họ nhận ra ánh sáng chân lý là Thiên Chúa. Như, chúng ta thường nghe nói “ người mù chữ “ chẳng hạn, mắt họ vẫn sáng , nhưng họ không đọc được chữ nên gọi là bị mù. Người mù tâm linh cũng vậy, họ không thể nhìn thấy những “ giá trị tâm linh “ mang lại cho họ sự bền vững Nước Trời , nơi mà chỉ có Thiên Chúa mới là “ sự vỗ về” tâm can bị thương tổn bởi gian trần. Như vậy, sự mù lòa về Thiên Chúa làm cho họ thiệt thòi  “ mò mẫm” như người không có ánh sáng đi trong bóng  đêm vậy.

Người chưa đón nhận được Lời Tin Mừng, thì mù lòa về nhận thức trong cuộc sống với tha nhân, họ chưa nhận thức được Tin Mừng, mà cho những “ơn thánh” thì thật nguy hiểm, như có lần Chúa Giêsu nói :” Đừng ném của thánh cho chó, đừng ném ngọc trai trước mặt con heo, kẻo chúng giày xéo, rồi quay lại cắn xé các con “. Điều nầy ám chỉ những kẻ “ mù lòa” chưa nhận ra ánh sáng Tin Mừng. Theo đó, đối tượng mù lòa tâm linh thật cũng khổ không kém người mù thể lý, nếu người mù lòa thể lý mà biết nhìn nhận sự “tật nguyền “ của họ mà biết kêu cầu Lòng xót thương của Chúa , thì phúc cho họ, cũng giống như anh mù Bartime. Vì, những kẻ sáng mắt kenh kênh tự đắc rằng họ không mù, thì Chúa Giêsu bảo họ :” Nếu các người nói các người mù thì các người được sáng. Còn đằng nầy các người bảo các người sáng, thì mắt các người vẫn bị mù”.

Đối tượng sau cùng : Người bị áp bức được tự do

Không gì hạnh phúc bằng tự do, vâng, sự tự do đích thực chỉ có từ Thiên Chúa, Đấng dựng nên con người và ban cho họ quyền tự do. Vâng, tự do trong ân sủng, trong bình an, trong tình thương, trong sự thật, đó là sự tự do mà con người được đón nhận, sự tự do trong sự phụng sự Thiên Chúa. Sự tự do là quyền cá thể của mỗi cá nhân mà Thiên Chúa ban cho, nhưng tự do trong chức vị làm con Thiên Chúa, nghĩa là sự tự do trong ân nghĩa với Thiên Chúa, nghĩa là biết làm lành, lánh dữ, tôn thờ Thiên Chúa, tôn trọng tha nhân.

Như vậy, sự tự do là “quyền “  của Thiên Chúa ban cho thế nhân, chứ không phải là do nhà cầm quyền ban tặng. Tự do là quyền sống, quyền tự nhiên cũng như siêu nhiên của con người đáng được hưởng bởi Thiên Chúa, chứ không phải “cơ chế” của nhà cầm quyền.

Như thế, nếu trái với điều nầy, theo nghĩa tâm linh cũng như nghĩa tự nhiên đều được Thiên Chúa  “ giải thoát”. Vì, từ ngữ “ Cứu Độ “ có nghĩa là giải thoát, Chúa GIÊSU có nghĩa là “ Đấng Giải Thoát” hay “ Cứu Thoát”. Tóm lại, nếu chúng ta “TIN” vào Chúa Giêsu, mặc nhiên chúng ta được giải thoát là như vậy.

Vì thế, Giáo Hội Công giáo tiếp bước sứ mạng của Chúa Giêsu, luôn lo cho người bị áp bức về mọi hoàn cảnh, nếu cần, có thể  hy sinh tính mạng của mình. Theo đó, Giáo Hội đã thiết lập “ Uỷ Ban Công lý và Hòa Bình’ trên toàn cầu, nhằm giúp cho mọi người “thấp cổ bé miệng” , có tiếng nói vì công lý, để trả lại tự do cho người bị đàn áp. Diều đó , chính là tiếp bước Sứ Mạng Thiên Sai của Chúa Giêsu, vì, nhờ Chúa Giêsu, trong Chúa Giêsu, cùng với Chúa Giêsu, tất cả các Kitô hữu, nhất là hàng giáo sĩ, đều mang sứ mạng Thiên Sai bởi Chúa Giêsu, Đấng Cứu Chuộc nhân loại.

Như vậy, Sứ Mạng Thiên Sai của Chúa Giêsu chính là đem ơn “ giải thoát” cho bốn đối tượng nêu trên, ngõ hầu công bố “ Năm Ân Xá”, hay là “ Năm Thánh Ân “ của Thiên Chúa.

Vì theo Lời Thánh Vinh 18 hôm nay nói rằng : “ Giới răn Chúa chính trực, làm hoan lạc tâm can.. Luật pháp Ngài công minh làm rạng ngời chân lý”.

Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng hằng hữu, Cha đã muốn cứu chuộc loài sa ngã, vì thế Cha đã ban Con Một là Đức Giêsu – Kitô, Đấng được xức dầu tấn phong và Thần Khí ngự xuống trên Người, hầu Người chu toàn sứ mạng Thiên Sai trên nhân loại, để mở ra một năm hồng ân Cứu Độ. Nhờ Người mà chúng con cũng được nhận lãnh Thần Khí, hầu được sai đi, bước theo Người mà thi hành Thánh Ý Cha. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con . Amen

P.Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:

Related posts