Bạn có tin là các nhân viên chính phủ tin kẻ chết sống lại? Chồng bà kia chết năm 1988. Bà đã báo cho sở xã hội, cho sở thuế vụ, và ngay cả cho phòng tổ chức bầu cử. Thế nhưng trước mùa bầu cử năm 1992, bà nhận được thư gửi cho chồng bà xem muốn bỏ phiếu ở đâu? Bà trả lại thư với hàng chữ: “Ông đã ra khỏi đời này 4 năm rồi!” Mấy hôm sau, bà lại nhận được thư gửi cho chồng bà và lần này là bầu phiếu khi vắng mặt.
Những người Sadducees thời Chúa Giêsu quá chú tâm vào những chi tiết của tín điều. Phái này gồm toàn các Thầy Cả và chỉ tin bộ luật của Maisen. Họ bỏ ra ngoài tất cả các tập tục được phát triển trong Do Thái Giáo. Thí dụ, họ không tin có sự sống lại như trong Phúc Âm hôm nay. Họ chất vấn về việc liệu phép hôn phối đứng vững sau khi chết? Chúa Giêsu không trả lời trực tiếp. Thay vào đó, Ngài nói với họ: “Chúa là Chúa của kẻ sống chứ không phải kẻ chết” (Lk 20:38). Theo Ngài, thực sự mọi người vẫn sống. Rõ ràng, Ngài muốn chúng ta để đầu óc quá coi trọng lề luật sang một bên, và đặt trọng tâm vào liên hệ cá nhân với Thiên Chúa, Đấng kêu gọi chúng ta tin tưởng vào chương trình của Chúa, muốn cho chúng ta viên mãn, hoàn thành vì Ngài yêu thương chúng ta.
Catherine làm nghề bán thuốc tây nhiều năm. Bà lấy chồng là một bác sỹ. Ông ta goá và có hai đứa con. Người mẹ kế vốn làm quen với việc đếm và đo thuốc cho chính xác, bắt đầu sống với hoàn cảnh quần áo dơ đầy nhà và người trẻ ồn ào. Không mấy chốc, trong nhà có chuyện. Catherine muốn cho nhà sạch sẽ ngăn nắp, các con phải lễ phép từng tý, đúng như những con số. Nhưng đâu có xẩy ra như thế. Một hôm, ông chồng bác sỹ cống hiến bà vợ kết quả bắt mạch của những khó khăn. Ông nói với bà: “Bà dị ứng với bất kỳ cái gì bà không dán nhãn hiệu vào hay không phân loại rõ rệt được.” Con người không thể đối xử giống như toa thuốc.
Thiết lập và nuôi dưỡng một mối yêu thương đòi hỏi những gì khác hơn là một nắm luật lệ. Gia đình không giống như một tiệm thuốc. Hơn nữa, tôn giáo bằng con số là một chuỗi những cử động phản xạ, rất sớm sẽ chùn lại. Nghi thức và chỉ dẫn chảy vào những người theo đạo mà không có chảy ra. Tại sao Biển Chết bên Do Thái lại chết? Bởi vì nước chảy vào biển này mà không chảy đi. Kết quả rõ ràng là nước nó mặn đến nỗi không có vật gì sống được. Người ta nói rằng “cảm nghĩ mà không được diễn tả sẽ thành bị đè nén, depression. Chính vì thế, có lẽ chúng ta thấy nhiều khuôn mặt xệ dài.
Giáo sư Jon Kabat Zinn, Giám Đốc nhà thương chữa căng thẳng Đại Học Massachusette đã viết cuốn sách “Wherever You Go There You Are, Bất kỳ bạn đi đâu, bạn ở đó.” Trong chương nói về liên đới, ông trưng lại câu chuyện về con sói uống cạn thùng sữa của một bà già. Bà ta tức giận, cắt đuôi con sói. Con sói đến xin lại cái đuôi, bà nói bà sẽ khâu lại đuôi cho nó nếu nó trả lại sữa cho bà. Con sói đi ra xin con bò ít sữa. Con bò nói nếu muốn sữa thì mang cho nó ít cỏ. Sói ra ruộng xin ít cỏ. Ruộng nói nếu muốn cỏ thì mang cho ruộng ít nước. Sói ra suối lấy nuớc thì suối nói đi lấy thùng. Câu chuyện tiếp mãi cho đến khi một người thợ máy nhân ái, động lòng thương cho sói ít thóc cho con gà để lấy trứng, mang trứng cho cô gánh nước để mượn thùng, đưa ra suối… Cuối cùng sói vui mừng vì lại có đuôi. Người thợ máy thương người vì có liên đới tốt.
Phải có điều này để có điều kia. Không có gì tự dưng mà có. Điều gì cũng có cái đi trước của nó.
Không ánh sáng mặt trời không có sự sống. Không có nước không có sự sống. Không có cây thì không có hiện tượng cây xanh thả oxy. Không có hiện tượng nhả oxy thì con vật không thở. Không có mưa thì không có đồ ăn. Không có ánh sáng mặt trời thì không có mưa. Không có cha mẹ thì không có bạn. Cái mà chúng ta gọi là sự sống, sức khoẻ, môi sinh, tất cả là hệ thống phức tạp của liên hệ.
Chúng ta thêm ngay: “Không có Chúa, không có ý nghĩa hay mục đích của những hệ thống liên đới phức tạp.” Hơn nữa, không có Chúa thì cũng chẳng có hệ thống liên đới từ đầu.
Một giáo sư đại học trả lời câu hỏi “Làm sao tôi thấy Chúa?” như sau: Chúng ta biết Chúa và cảm nghiệm được Chúa qua người khác. Thiên Chúa vô hình trở nên hữu hình qua dấu hiệu của những người chung quanh. Chúng ta biết tình yêu, lòng thương xót và tha thứ của Chúa qua tình yêu, sự thương xót, công bằng, cảm thông và tha thứ chúng ta nhận được từ người chung quanh.
Chính vì thế, Thánh Gioan nhắc chúng ta: “Ai không yêu thương thì không biết Chúa vì Chúa là tình yêu. Ai nói mến Chúa mà ghét anh em là người nói dối vì anh em không yêu người anh em xem thấy, làm sao anh em có thể yêu Chúa, Đấng anh em không xem thấy.” Muốn xem thấy Chúa hãy nhìn ngang, đừng nhìn lên!
William E Simon, cựu Bộ Trưởng Công Quỹ Hoa Kỳ, cũng trả lời câu hỏi “Làm sao tôi thấy Chúa?” một cách tương tự: Một dịp kia, tôi thăm một người đàn ông sắp chết vì AIDS. Thân thể anh ta gầy yếu, tiều tuỵ vì đau. Khi chúng tôi cầu nguyện, tôi nhìn vào anh ta và nhớ lời Chúa Kitô: “Điều gì các con làm cho một anh em bé mọn là anh em làm cho Thầy.” Tôi có cảm tưởng tôi đang nhìn thẳng vào khuôn mặt của Chúa Kitô. Như thế, một câu trả lời cho câu hỏi làm sao tôi thấy Chúa đó là “Mọi nơi!” Thật vậy, Chúa ở ngay trước mắt chúng ta chỉ cần chúng ta mở mắt và lòng để đón Ngài vào!”
Yêu Chúa và yêu tha nhân. Bạn đã thấy sự liên kết chứ!
Đền Thánh Khiết Tâm Mẹ