“Thưa Mẹ, chuyện đó can gì đến Mẹ và Con?”

Vâng, thưa quý vị, thưa các bạn, Tin Mừng ( Ga 2, 1-12) là Đoạn Tin Mừng “độc đáo”, độc nhất vô nhị về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Bởi vì, đây là phép lạ đầu tiên và duy nhất ( về vật thể), mà Chúa Giêsu đã thực hiện tại xứ Ca-na, miền Galile, gần quê hương của Chúa Giêsu ( Nazaret). Như chúng ta biết vùng Ca-na-an, Galile rất rộng lớn, không phải nhỏ như quê hương của Đấng Cứu Thế, Nazaret. Vùng đất thuộc Ca-na-an rất rộng lớn, nhìn lên bản đồ Thánh Kinh, chúng ta thấy, Ca-na-an mà được Chúa Giêsu làm phép lạ là Ca-na-an miền Galile, có nghĩa là Ca-na-an ở phía Nam, hướng về Giêrusalem, còn phía Bắc giáp vớ Ly-bang.

Phép lạ xảy ra tại tiệc cưới Ca-na là phép lạ cả thể, bởi vì, “nước hóa thành rượu” không phải là chuyện bình thường.

Phép lạ nầy mang 03 ý nghĩa chính :

–          Thứ nhất : Biểu lộ, bày tỏ vinh quang của Thiên Chúa nơi Đấng Cứu Thế, tức Thiên Tính của Chúa Giêsu. Đồng thời, nước và rượu là hai vật thể tượng trưng cho “ơn cứu độ”, tức tượng trưng cho Bí Tích Thánh Thể.

–          Thứ hai : Biểu lộ LÒNG THƯƠNG XÓT của Thiên Chúa qua nghịch cảnh của nhân thế. Qua lời cầu bàu của Đức Mẹ.

–          Thứ ba: Củng cố, xây dựng “lòng tin“ cho các môn đệ.

Chúng ta thấy, diễn biến của sự việc được tác giả Gioan ghi lại bởi sự chứng kiến của thánh nhân, một các rõ ràng, dễ hiểu, mang tính tường thuật một sự việc có thật, như một đoan văn tườg thuật. Mang đậm tính nhân văn, mặc dù là một biến cố trọng đại, hoàn toàn không nằm trong kế hoạch của” ơn cứu độ”. Bởi vì, vấn đề “hết “ rượu, hoặc thức ăn trong tiệc cưới, thì có liên quan gì đến “khách mời” dự tiệc.

Tại sao, Đức Mẹ “biết”được là Chúa Giêsu có thể làm được điều ấy mà can thiệp?! Bởi vì, lòng tin của Mẹ “vượt” quá suy tư của Mẹ. Hơn nữa, Mẹ “quá ” thương gia đình chủ tiệc. Như vậy, chúng ta thấy hiện rõ lên hai tâm tình của Đức Mẹ là “lòng tin” vào Thiên Chúa và “ sự cảm thông” với người hoạn nạn.

Dù sự can thiệp của Đức Mẹ và “sự từ chối” khéo lúc ban đầu của Chúa Giêsu cũng không làm cho Người “phai mờ” Lòng Xót Thương người hoạn nạn. Vâng, chúng ta có thể hiểu câu trả lời của Chúa Giêsu đối với Đức Mẹ : “ Thưa Mẹ, chuyện ấy can gì đến Mẹ và Con. Giờ Con chưa đến !”. ( c 3).

Rõ ràng, chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được sự việc, vì việc “ăn uống” nơi tiệc cưới là việc hết sức tầm thường “ so ” với ơn “cứu độ”. Nhưng, ở đây, nhờ sự “ can thiệp” của Đức Mẹ cùng với “LÒNG THƯƠNG XÓT” nơi Chúa Giêsu mà Tiệc cưới tại Ca-na được “cứu nguy”. Như vậy, từ đó “phép lạ” tại tiệc cưới Can-na được có mặt trong “chương trình” cứu độ bởi Thiên Chúa.

Câu chuyện cho thấy, dù sự việc xảy ra rất nhỏ nhoi, nơi một tiệc cưới, nhưng,Thiên Chúa không dửng dưng, không quay lưng với hoạn nạn của con người. Làm thử một so sánh, chúng ta thấy Thiên Chúa quá đỗi khiêm nhường, giàu lòng xót thương. Bởi vì, chuyện nhỏ của tiệc cưới, không liên quan gì đến việc “ đại sự” là Mầu Nhiệm Cứu Độ của Thiên Chúa. Ngày nay, nếu có một linh mục làm được phép lạ như Chúa Giêsu, thì vị linh mục ấy có “làm” không, hay là ”mắc-kê-nô”. Nếu có ai “xin lễ ” nhiều tiền mới làm, còn không thì thôi.

Theo đó, về nghĩa bóng,chúng ta thấy Bài đọc I, ( Is 62, 1- 5) Isaia cho chúng ta thấy, Thiên Chúa yêu thương con người cách đặc biệt, “ ơn cứu độ” không những “cứu” linh hồn mà thôi, nhưng còn “cứu “ nhu cầu thể xác của con người nữa. Thiên Chúa vui với người công chính, cũng giống như tân lang hoan lạc với tân giai nhân.

Phép lạ tiệc cưới Ca-na cho thấy, ơn cứu độ sẽ duy trì bởi Bí Tich Thánh Thể là nhu cầu “ nuôi dưỡng” và trao ban trọn vẹn cho nhân thế. Vì, phép lạ tiệc cưới Ca-na không phải là một sự “ phù phép” nhất thời, mà là một sự trao ban mãi mãi bởi Đấng Cứu Thế.

Bài đọc II ( 1Cr 12, 4-11), thánh Phao-lô cho chúng ta biết có nhiều thứ đặc sủng nhưng, duy nhất bởi một Thiên Chúa. Nhờ Thần Khí là nguồn sống bởi Thiên Chúa ban cho tất cả chúng ta.

Phép lạ tiệc cưới Ca-na còn cho chúng ta một sự thánh hóa bởi mầu nhiệm hôn phối, ý nghĩa tiên trưng nơi phép lạ Ca-na, cho chúng ta về Mầu Nhiệm vinh quang nơi Thiên Tính của Chúa Giêsu, khi mà con người bất lực, Thiên Chúa sẽ ra tay. Đó là “ LÒNG THƯƠNG XÓT” bởi Thiên Chúa, hình ảnh “RƯỢU” tượng trưng cho “MÁU” của Đấng cứu Chuộc, hình ảnh “ NƯỚC “ tượng trưng cho ơn tha thứ . Như vậy, hai luồng “MÁU và NƯỚC “ từ cạnh sườn Chúa Giêsu, mặc khải cho thánh nữ Faustina, hầu nhắc nhở nhân loại về ơn cứu độ bởi “LÒNG THƯƠNG XÓT” vô biên bởi Thiên Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã biểu lộ Thần Tính qua phép lạ tiệc cưới tại Ca-na năm xưa, chính là biểu lộ vinh quang Thiên Quốc cho chúng con. Xin cho chúng con biết kính tin sùng mộ, hầu xứng đáng lãnh nhận ơn cứu độ Chúa ban, dù trong khi chúng con chưa xứng đáng. Nhưng, nhờ sự cầu bàu của Đức Mẹ, xin Chúa thương ban cho chúng con nhu cầu vật chất, hầu thỏa mãn cuộc sống hiện tại nơi trần thế, góp phần tạo nên ơn cứu độ vĩnh hằng ./. Amen

17/01/2016

P.TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN

Chia sẻ Bài này:

Related posts