Từ tiệc cưới Ca-na đến tiệc cưới nước trời

Thưa quý vị, thưa các bạn, Đoạn Tin Mừng (Ga 2, 1- 11) là một Đoạn Tin Mừng “lý tưởng”, lý tưởng vì duy nhất chỉ có thánh Gioan ghi lại, ngài tường thuật cách chi tiết tỉ mĩ, không phải chỉ chi tiết Chúa Giêsu và Thân Mẫu của Người được mời dự tiệc cưới trần gian, mà là ý nghĩa của “ Tiệc Cưới Nước Trời”.

Vâng, Nước Trời là “Sứ Mạng” vâng phục của Đức Kitô, vì, nếu không có Nước Trời, thì Ngôi Hai không xuống thế làm Người và chịu tử nạn, Nước Trời là đích điểm của Mầu Nhiệm tình thương. Từ đó, tỏa sáng các chân lý  mầu nhiệm khác.

Tiệc cưới là một niềm vinh dự cho gia chủ, cho đương sự, cho cô dâu chú rễ. Tiệc Cưới là “hôn sự” là khế ước hôn nhân giữa hai người nam , nữ, để khởi sự cho một gia đình nhân loại. Tiệc cưới cũng thể hiện sự tái tạo hôn nhân cho gia đình nhân loại. Theo đó, tiệc cưới được tổ chức để mời người thân, bạn hữu để chứng kiến và tham dự càng đông , càng vui để chung chia niềm vui cho gia chủ và đôi tân hôn. Vì thế, tổ chức một tiệc cưới cho tươm tất thì đòi hỏi người gia chủ, hoặc quản tiệc phải hết sức chu đáo, không để xảy ra sơ sót. Ngày nay, người ta tổ chức tiệc cưới theo nhiều hình thức khác nhau như : thuê nhà hàng, nhà nấu đám, khuôn viên, hoa viên .v..v. Như vậy, tiệc cưới trần gian dường như cũng là chuyện “ quen quá hóa nhàm”, hoặc “ chuyện thường ngày ở huyện”, cũng chẳng có chuyện gì đáng nói, nếu chưa nói đến ngày nay,một tuần mà có đến ba bốn đám cưới mời, thì quả là “ khó giải quyết”.

Nhưng, Tiệc Cưới Ca-na thì khác, một bữa tiệc tiêu biểu, duy nhất, có một không hai, vì qua đó, Chúng ta thấy được sự can thiệp của Đức Mẹ, mà ngày nay chúng ta gọi là ”sự bầu cử” của Đức Mẹ.

Theo đó, chúng ta thấy Tin Mừng ( Ga 2, 1-11) hôm nay có thể chia làm năm ý chính :

-Thứ nhất : Địa chỉ xảy ra tiệc cưới tại xứ Ca-na, miền Galilê. Đức Giêsu và Mẹ Người được mời tham dự, và sự can thiệp của Đức Mẹ vào “nhu cầu” của bữa tiệc.

– Thứ hai : Đức Mẹ nhắc với gia nhân nhà hỷ , và những dụng cụ để chứa rượu.

– Thứ ba : Lời dạy bảo của Chúa Giêsu và dấu lạ xảy ra.

– Thứ tư : Người quản tiệc kinh ngạc khi nếm thử rượu.

– Thứ năm : Chúa Giêsu bày tỏ vinh quang của Người cho nhân trần lần I tại Ca-na miền Gali-lê.

Nôi dung Tin Mừng như chúng ta biết , thánh Gioan tường thuật khá chi tiết, dễ hiểu, và đọc lên chúng ta thấy một “ sự lạ” trong một câu chuyện “ bình thường”. Nhưng, thật ra trong câu chuyện nầy có ba chi tiết quan trọng.

  • Một là : Nhu cầu trần thế nơi mà có Chúa và Đức Mẹ hiện diện thì thật là đại phúc. nhu cầu trần thế rồi sẽ qua đi, nhưng khi “ thiếu thốn” thì thật là “ đau khổ”, bất hạnh. Huống hồ chi , nhu cầu tâm linh mà “ thiếu thốn “ thì làm sao đạt đến Nước Trời. Theo đó, chúng ta cần sự “ trợ giúp” của Đức Mẹ để đón nhận đầy đủ ơn Chúa, vì : “ Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo “( c 5). Vâng Lời Chúa Giêsu theo sự nhắc bảo của Đức Mẹ, sẽ đem lại hiệu quả không những phần tâm linh, mà còn phần nhân thế nữa, cũng như nhu cầu thiếu rượu trong Tiệc cưới Ca-na, sẽ cho chúng ta nhu cầu trần đầy ân sủng trong Tiệc Cưới Nước Trời. Vì, Nước Trời là nhu cầu đích thực vĩnh cửu cho nhân loại.
  • Tiệc Cưới Nước Trời, chính là về Thiên Đàng hưởng Thiên Nhan Chúa. Trong Cựu Ứơc hình ảnh tiệc cưới chỉ sự “ ngọt ngào” của tình Chúa yêu thương nhân loại, một “ mối tình “ duy nhất , bất biến được gọi là “ mối tình muôn thuở”, vì , Thiên Chúa không những chỉ có Chân lý, mà còn tình yêu nữa. Thiên Chúa yêu thương nhân loại bởi một mối tình son sắt, thủy chung. Trong tình yêu của Thiên Chúa luôn có chân lý, và trong chân lý của Ngài luôn có tình yêu, đó là bản chất của Thiên Chúa. Vì Chúa phán : “ Ta đã yêu ngươi bằng tình yêu muôn thuở. Ta đã yêu ngươi như người mẹ yêu thương con mình, và giả như người mẹ có quên đứa con mình đi nữa, thì Ta, Ta cũng sẽ không quên ngươi bao giờ”, vâng, đó là Thiên Chúa.
  • Vì thế, trong Cựu Ứơc luôn dùng hình ảnh “tiệc cưới” để chỉ cho sự “ giao ước” giữa Thiên Chúa và nhân loại. Vì, không gì đẹp bằng tình yêu nguyên tuyền thánh thiện, mà Thiên Chúa dành cho con người thuở khai sinh, mà được diễn tả qua tiệc cưới.
  • Từ đó, Tiệc cưới trần thế là sự giao ước giữa con người nhân loại, mà có Chúa Giêsu và Mẹ Maria tham dự là một tiệc cưới tiêu biểu trên hành trình Emanuel của Đấng Cứu Thế, để Người dẫn đưa chúng ta đến tiệc Cưới Nước Trời.
  • Những lễ khấn dòng của tu sĩ thường được diễn tả là “ lễ cưới “ với Vị Tân Lang Giêsu.
  • Chi tiết Tin Mừng (Ga 2, 1- 11)hôm nay, chúng ta thấy, Đức Mẹ đóng trọn vai trò” can thiệp” vào “sứ vụ” giúp đỡ, cứu giúp nhân loại thật tuyệt vời, tình thương của Đức Mẹ, một Từ Mẫu, một Thánh Mẫu nơi Đức Mẹ thật hoàn hảo. Nếu một người mẹ nhân trần có một tâm tính như Đức Mẹ thì cũng thật tuyệt vời, huống chi người Mẹ Thiên Quốc.
  • Hai là : Sự vâng lời của Chúa Giêsu, một Ngôi Vị Thiên Chúa làm Người vâng lời người Mẹ “ trần thế” của mình, khi giờ tỏ vinh quang của Người chưa đến.
  • Theo đó, chúng ta biết, ngoài Thiên Chúa không ai có thể tỏ vinh quang, vì vinh quang thuộc về Thiên Chúa, và của Thiên Chúa , vì Người là Đấng vinh quang. Đức Mẹ không tỏ vinh quang, nhưng Đức Mẹ là người “tin tưởng“ hết sức mình vào Thiên Chúa, là Đấng bày tỏ vinh quang, dù ngay khi Đấng ấy chính là “ Con của Mẹ”.
  • Ba là: Khi Chúa Giêsu tỏ vinh quang cho thế trần trong Tiệc Cưới Ca-na là Người tiên báo sẽ bày tỏ vinh quang trong Tiệc Cưới Nước Trời cho những ai “ TIN “ vào người, nơi mà sẽ có tình yêu ngự trị muôn đời.

Như vậy, Tiệc Cưới Ca-na cho chúng ta một ý nghĩa tiên trưng về tiệc Cưới Nước Trời, nơi mà Thiên Chúa Cha là Chủ Tiệc, Chú Rễ là “Hoàng Tử GIÊSU “ , Ngôi Lời làm Người để Cứu Chuộc thế nhân, Cô dâu là nhân loại , những ai “tin“ vào Người và được Cứu Chuộc.

Vì , như chúng ta biết Thánh Lễ Misa có hai ý nghĩa : một là “ Tiệc Vua Trời “ thiết đãi thần dân, hai là” Tiệc Chiên Thiên Chúa”, gọi là “ Tiệc Ly”, “ Tiệc Cứu Độ”.

Lạy Chúa Giêsu, nhờ lời cầu bàu của Đức Mẹ, mà Chúa tỏ vinh quang của Người tại Tiệc Cưới Ca- na, là dấu chỉ  Người sẽ bày tỏ vinh quang trong Tiệc Cưới Thiên Quốc mai ngày. Chúng con cầu xin nhờ lời cầu bàu của Đức Mẹ, xin Chúa tỏ vinh quang của Người xuống trên dân bị nạn Lộc Hưng, tại Sài Gòn, mặc dù chưa đến giờ Người muốn, nhưng chúng con tin tưởng vào sự trợ giúp của Thân Mẫu Người, xin thương ban cho chúng con một dấu lạ như xưa, dù chúng con bất xứng./. Amen

18/01/2019

P.Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:

Related posts