Có thể nói,chưa bao giờ “phong trào” xây dựng cơ sở vật chất lại nở rộ như hiện nay. Các giáo xứ, các dòng tu thi nhau xây dựng. Các trung tâm mục vụ, trung tâm hành hương cũng mọc ra như nấm với những quy mô hoành tránh và hiện đại.
Theo lý thì việc xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh là đúng. Nhưng theo tình thì chúng ta thấy chưa ổn cho lắm? Liệu có cần không khi xây dựng cả hàng ngàn tỉ ở giữa những mảnh đời nghèo đói đang bữa no bữa đói? Liệu có quá vô tâm khi vẫn gửi những bì thư xin tiền đến những gia đình túng thiếu chồng ốm vợ đau hay không? Liệu đó có phải là vấn đề đẹp lòng dân hay chỉ là ý thích của cha hay của lãnh đạo. Có giáo dân nói rằng: xứ con nghèo lắm mà cha lại thích xây dựng, chúng con góp ý cha từ từ rồi xây nhưng cha bảo tiền của tôi chứ tôi có lấy tiền quý vị đâu? Không biết cha lấy tiền ở đâu mà phung phí?
Chúa Giê-su khi rao giảng tin mừng thì Ngài cũng luôn nhắm tới phục vụ nhu cầu cuộc sống con người. Ai đói Ngài cho ăn. Ai bệnh hoạn Ngài chữa trị. Ai cô đơn bất hạnh Ngài an vủi vỗ về. Suốt cuộc đời rao giảng Tin mừng Ngài chưa xây một Hội đường nào! Ngài cũng không ủy thác cho các môn đệ sứ vụ xây dựng những cơ sở vật chất. Ngài chỉ ủy thác chăm sóc người nghèo là tìm cách nâng cao đời sống cho họ, vì “anh em luôn có người nghèo bên cạnh”.
Mới đây khi mà HĐND thành phố Saigon vừa thông qua quyết định lấy đất của dân để xây dựng nhà hát giao hưởng Thủ Thiêm, có người đã hét lên rằng chỉ có HÁT TRÊN NHỮNG XÁC NGƯỜI !
Và facebook đó viết tiếp: Khi cái nhà hát đó mọc lên trên nền đất của nhân dân hôm qua. Có người chết tức, có người sống không bằng chết. Có những giọt nước mắt đoạn trường, những thân phận rách nát chưa thấy ánh sáng.
Trong một bầu oán khí ngút trời như vậy, thành phố kiên quyết làm nhà hát giao hưởng là nhảy múa trên nước mắt của nhân dân. Là hoan ca trên những xác người !”
Bài Phúc âm hôm nay nói về anh mù ngồi bên vệ đường tên là Bartime. Vì đôi mắy mù lòa, nên anh ta đành ở bên lề cuộc sống, anh ngồi bên lề đường, không thể hòa cùng mọi người để có những bước chân thong dong trên đường. Anh ta còn phải trông chờ vào những của bố thí dư thừa để nuôi sống bản thân. Anh cũng muốn hòa vàodòng đời trong những nhộn nhịp củacuộc sống, nhưng con mắt mù lòa khiến anh tách ra khỏi đám đông nhân loại.
Nếu những lãnh đạo cả đời lẫn đạo chỉ nhìn thấy công trình vĩ đại của mình mà không nhìn thấy số đông người nghèo là những vị ấy cũng tự mình tách ra khỏi đám đông nhân loại. Ở xã hội nào cũng thế, người nghèo vẫn là số đông, thế nên, các nhà lãnh đạo cần phải nhìn đến số đông nhân loại đang cần gì và mình có thể làm gì cho họ?Đừng chỉ nhìn vào nhu cầu của số ít người giầu có, quyền thế mà tách ra khỏi số đông nhân loại!
Nhưng tiếcthay,vì nhiều người trong chúng ta muốn ngồi bên lề cuộc sống để hưởng thụ, bất chấp những tiếng xôn xao của cuộc đời, bất chấp những bước chân của sự thật, bất chấp lời mời gọi đứng lên của Thiên Chúa. Chúng ta cố bám lấy chiếc áo choàng của sự ích kỷ để tìm tư lợi bản thân, để không thể bước chân trên con đường yêu thương cùngđồng hànhvới người nghèo khó.Nhiều lãnh đạo đã ngồi bên lề cuộc đời người nghèo nên không thấy nỗi khổ hằn lên trên khuôn mặt luôn già trước tuổi, và xanh xao vì thiếu ăn.Chúng ta vẫn mở mắt nhìn nhưng không thấy gì, vì chỉ thấy chiếc áo choàng của bản thân và những lợi lộc dư thừa đang chứa trong đó. Nếu như thế thì chính chúng ta là những con người mù lòa cần phải để Chúa chữa lành!
Vâng, lạy Chúa, chính con đang chờ một phép lạ thay đổi cái nhìn của con. Con đã mù lòa khi không nhìn thấy những mảnh đời khổ đau. Con muốn giũ bỏ cái áo choàng là tham vọng tìm vinh quang cho bản thân khi cố xây dựng cơ sở trên nỗi đau của đồng loại, cốlàm những công trình hoành tráng trên sự nuối tiếc của người nghèo, vì giá mà số tiền ấy lạc quyên cho những ngôi nhà tình thương thì đã mang lại mái ấm cho biết bao gia đình! Như người mù thànhGiêricô, xin cho con bước ra ánh sáng để nhìn thấy sốđông nhân loại đang lầm than. Và con bắt đầu biết cảm nhận mọi sự thăng tiến của nhân loại đều phải bắt đầu từ con người chứ không phải cơ sở vật chất vô hồn. Amen
Lm. Jos Tạ Duy Tuyền