Đã Đến Giờ Con Người Được Tôn Vinh!

Thưa quý vị, thưa các bạn , Lời Chúa trong Tin Mừng Chúa Nhật V MC hôm nay  trình thuật cho chúng ta một bối cảnh “dầu sôi, lửa bỏng”, bởi vì, “ hành trình” Tử Nạn và PHục Sinh của Chúa Giêsu lên Giêrusalem sắp diễn ra.

Có mấy người Hy-lạp , lên Giêrusalem để thờ phượng Thiên Chúa, nghe danh tiếng Chúa Giêsu, họ muốn gặp gỡ Người, liền tìm đến ông Phi-lip –phê người Betsaiđa, miền Ga-li-lê, để xin  được gặp Chúa Giêsu. ông Phi-lip-phê liền đi gặp ông An-rê, hai người đến thưa với Chúa Giêsu, thì Người trả lời rằng : “ Đã đến giờ Con Người được tôn vinh !” ( c 23)

Như chúng ta biết, Mầu Nhiệm Nhập Thế và Nhập Thế của Chúa Giêsu là một Mầu Nhiệm làm Người, để cứu chuộc nhân loại tội lỗi.

Vì vậy, khi “ Đến giờ Con Người được tôn vinh” , có nghĩa là đồng nghĩa với “Con Người phải chịu Tử Nạn”, như vậy, cuộc tử Nạn của Chúa Giêsu là một Mầu Nhiệm, vì thế khi nói đến Mầu Nhiệm là nói đến “chương trình” bởi Thiên Chúa. Thiên Chúa vẫn luôn có “kế hoạch” của Ngài, mà , mà ngôn ngữ nhân loại gọi là “Thánh Ý” nhiệm mầu. Vì vậy, tất cả mọi biến cố trong cuộc đời Cứu Thế của Chúa Giêsu là một Mầu Nhiệm.

Khi nói đến “Mầu Nhiệm” , thì phàm nhân không thể nào hiểu thấu “Thiên Ý” của Thiên Chúa, dù ngay lúc bấy giờ những người chứng kiến thân cận với Đấng Cứu Thế cũng không thể hiểu được., huông chi là thế hệ chúng ta.

Nhưng, qua sự mạc khải từ ân sủng muôn đời, phàm nhận đồi lúc nhận được do tình thương bởi Thiên Chúa, Đấng là tình yêu muôn thuở., nói ra những Ý Định Nhiệm Mầu cho chúng ta.

Hôm nay đây, theo Tin Mừng (Ga 12 , 20 – 33), Chúa Giêsu cho chúng ta biết, “ hạt lúa mỳ gieo vào lòng đất không chết đi, thì vẫn trơ trọi một mình, còn nếu chêt đi nó mới sinh nhiều bông hạt “ ( c 24)

Lời Chúa cho chúng ta thấy một nghĩa đen, một hình ảnh truyền sinh, có nghĩa là “lưu truyền sự sống”, có nghĩa là : hạt giống nảy mầm là hạt giống tốt, hạt giống ấy không thể còn nguyên như hình dạng ban đầu, mà là phải “ chết “ đi. Cái chết cho chúng ta thấy sự hư nát, sự thối rửa, sự tan rã.. Như vậy, thân hạt lúa phải đau đớn, phải chuyển đổi, phải cọ sát, chứ không y nguyên được.

Từ đó, chúng ta hiểu được hành trình làm người của một đời người và đến “hành trình” Cứu Chuộc trong Mầu Nhiệm Làm Người của Chúa Giêsu như thế nào. Từ đó, chúng ta.hiểu được câu kế tiếp ( c 25) “ Ai yêu mạng sống mình thì sẽ mất: còn ai coi thường mạng sống mình ở đời nầy thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời.”

Câu nói ấy của Chúa Giêsu đường như nghe” chói tai” , ngược đời, đối vối người đời.nhưng thật là chân lý, bởi vì, “ hạt lúa gieo vào lòng đất, nếu không chết đi thì nó trơ trọi một mình…”. Như vậy, khi hạt lúa chết thì chính lúc nó vực dậy sự sống truyền sinh.

Từ đó, một định nghĩa đúng cho Lời của Chúa Giêsu là  : Con người ( phàm nhân) là sáng tạo và cống hiến.. Vâng, thật ra “ SÁNG TẠO và CỐNG HIẾN”. chính là hình ảnh của Thiên Chúa, thật ra người đời không thể làm được điều nầy, nếu người đời không  có Thiên Chúa.

Những ai mang hình ảnh Thiên Chúa đều muốn thực thi chân lý nầy, “Sáng Tạo và Cống Hiến” là hình ảnh Thiên Chúa, là hạt lúa gieo vào lòng đất, là nhận lãnh và trao ban.

Theo đó Lới Chúa không phải là “ ngườc đời” mà là đế Cứu Đời theo chân lý. Cứu đời không phải “cầm tiền” cho tha nhân theo nghĩa đen, mà là thực thi công lý và tình thương theo Tin Mừng của Chúa Giêsu..

Phần thứ 2:

  • Chúng ta thấy Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu vang vọng Đất Trời, minh chứng lời của Người là chân lý từ trong Thiên Chúa, và thấu động  đến Thiên Chúa là Cha. Tâm hồn Chúa Giêsu cũng xao xuyến bồn chồn, một tâm hồn ưu tư, buồn não cho thế nhân.
  • Đến độ, Người thốt lên Lời :” Lạy Cha xin tôn vinh Danh Cha”

Liền có tiếng vọng xuống : “ Ta đã tôn vinh Danh Ta, Ta sẽ còn tôn vinh nữa” ( c 28)

Như vậy đây là lần thứ ba, tiếng phán từ Trời bởi Thiên Chúa Cha, minh chứng Đức Kitô – Giêsu là Người Con Chí Ái.

-Lần thứ nhất : Người Chịu Phép Rửa.

-Lần thứ hai: Người biến hình trên núi.

-Lầu thứ ba : Người chuẩn bị bước vào hành trình tử nạn.

Phần Người, “ Khi được giương cao khỏi mặt đất, Người sẽ kéo mọi người lên với Người ” ( c 32) Như vậy, khi hoàn tất phần Nhân Tính, Chúa Giêsu sẽ trở vế phần Thiên Tính của Người  trong Nước Vinh quang, và kéo những ai bước theo Người trong đau khổ dưới thế trần cùng lên với Người.

Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót chúng con .

P.Trần Đình Phan Tiến

Chia sẻ Bài này:

Related posts