LỄ THĂNG THIÊN HOÀN THÀNH GIẤC MƠ TIN MỪNG

Cv 1:1-11; Ep 1:17-23/4:1-13/1-7,11-13; Mc 16:15-20

“Tại sao các người còn đứng nhìn trời làm chi? Đức Giesu đã về trời thế nào thì người cũng sẽ trở lại như vậy”. Đó là lời hai thiên thần nói với những người Gallile như được ghi trong  sách Công Vụ tông đồ (Cv 1:1-11)

 Chúa đã dặn các môn đệ: “Đừng chăm chú nhìn về tương lai. Đừng quá lo lắng giờ nào Người sẽ trở lại.” Đừng dửng dưng đứng nhìn trời mà than van quá khứ, những điều mà chúng ta không thể làm gì được trừ khi chúng ta phó thác nó trong tay Thiên Chúa. Thiên Chúa được tôn vinh thì các môn đệ cũng sẽ được chia phần vinh quang đó.

Đức Giesu biến mất không phải là Chúa hòa tan vào không khí. Chúa lên trời nghĩa là Chúa biến đổi qua một hình thức mới, ngược lại với dạng thức loài người. Chỉ khi nào người thoát ly thân xác người khỏi không gian lịch sử thì người mới kết hợp linh thiêng với trần thế trong mọi lúc cách trọn vẹn được. Chúa Giesu từ bỏ trần gian một ngày để có thể sẵn sàng cho mọi người trong mọi lúc. Người làm tan biến giây liên hợp với bạn bè để sẵn sàng hiện diện với tất cả mọi người. Trong chúa Giesu, tương lai đã bắt đầu.

 

CHÚA VỀ TRỜI THEO TIN MỪNG MARCO

 Cả ba Phúc Âm nhất lãm (Marco, Mathieu và Luca) đều tả cảnh Chúa về trời giống nhau. Các ngài đều nói Đức Giesu đã chỉ định các tông đồ đi rao truyền Tin Mừng khắp thế giới.

 Theo Mathieu và Marco thì các tông đồ được sai đi làm phép rửa và rao truyền Tin Mừng. Nhưng Luca không nói tới sứ mạng làm phép rửa, mà lại nói Chúa dặn các ngài trở lại Jerusalem và ở đó chờ Chúa Cha gửi Chúa Thánh Thần xuống. Chỉ có Marco và Luca là tường trình thực sự cảnh Chúa về trời. Mathieu kết luận là Chúa hứa sẽ ở lại với các tông đồ mãi mãi.

Bài Tin Mừng tả cảnh Chúa về trời năm nay (Mc 16:15-20) lấy ra từ phần kết luận của Marco. Chương kết luận của Marco có nhiều bất thường. Tin Mừng Chúa Nhật Phục Sinh B năm nay nói các bà đã khám phá ra ngôi mồ trống thì quá sợ hãi. Họ là những nhân chứng đầu tiên Chúa sống lại. Câu 8 dẫn đến một kết luận bất ngờ là họ sợ hãi chạy đi và không kể cho một ai biết những điều họ đã thấy. Đây rất có thể là lết luận nguyên thủy của Tin Mừng Marco, nhưng cũng có thể là phần kết luận hoàn chỉnh hơn đã bị thất lạc.                                                                                                                                                                                     

Một số bản thảo của Marco mà các học giả gọi là “kết thúc ngắn” có nghĩa là các bà đã kể lại câu chuyện với những người bạn của Phero. Một số lớn học giả tin rằng kết thúc này không phải là nguyên gốc của Matco mà do những người chép lại cho thêm vào vì họ tìm cách giải quyết cái kết thúc bất ngờ ở câu 8.

Những bản thảo xưa khác có cái “kết thúc dài” mà các học giả tin rằng được viết bởi ai đó không phải là thánh sử. Những câu trích từ “kết thúc dài” được tìm thấy ở những bản viết của các tổ phụ trong giáo hội sơ khai và được công đồng Trent chấp nhận như là một phần của Tin Mừng Marco. Bài Tin Mừng lể Thăng Thiên năm nay được lấy từ phần “kết thúc dài”.

Cho là phần kết thúc của Tin Mừng Marco được viết bởi một ai đó không phải là thánh sử, nhưng trong sứ vụ mà chúa Giesu ủy thác cho các môn đệ vẫn có những yếu tố rất đặc biệt của Maco. Những dấu hiệu tin theo chúa Giesu cũng đặc biệt giống như hành động mà chúa Giesu làm khi người thi hành mục vụ. Những ai tin vào chúa Giesu thì có quyền năng làm được những điều mà chính chúa Giesu đã làm.

Trong công tác mục vụ, Chúa Giesu đã sai các môn đệ đi rao giảng tin mừng,, chữa lành bệnh và đuổi tà ma. Bây giờ họ cũng được sai đi và làm những điều như vậy mà còn nhiều hơn nữa. Từ thiên đàng, Chúa Giesu giúp đỡ các môn đệ và tiếp tục giúp đỡ cả chúng ta nếu chúng ta cố gắng sống như là môn đệ của người. 

Chỉ có Marco nói Chúa Giesu về trời và ngồi bên hữu Thiên Chúa Cha. Như vậy, Marco đã quả quyết Chúa về trời là do vinh quang của Chúa có từ Thiên Chúa Cha sau khi Chúa chịu chết và sống lại.

 

LỜI KẾT: ƯỚC VỌNG MỘT THIÊN ĐÀNG THỰC SỰ

Vì chúa Giesu phục sinh đặt hết tin tưởng của Người nơi những kẻ thất vọng và hư đốn đã từng ở với Người thì Người cũng làm như vậy cho chúng ta. Chúng ta hư đốn vì tội lỗi đôi khi quá nặng nề đến độ chúng ta không thể ngờ được Chúa lại có thể ủy thác cho chúng ta như vậy là những kẻ nghèo khó, yếu đuối, bần hàn. Chúng ta phải tôn vinh ca ngợi chúa Kito biết bao vì người đã từng hành động cho chúng ta, ngự trị trong thân xác và tâm trí chúng ta qua Giáo Hội.

Chúng ta di chuyển về thiên đàng là chúng ta đi đến gần với chúa Giesu. Chắc chắn là Người luôn luôn hiện diện với chúng ta mọi nơi mọi lúc. Chúa về trời là Chúa chấp nhận những thiếu sót và nỗi thất vọng của chúng ta. Người hiểu và chấp nhận những bóng tối và mây mù của loài người. Người cũng chấp nhận sự giả dối, phản trắc, tham lam và tài năng của chúng ta. Khi chấp nhận chúng ta là Người kêu gọi chúng ta, ban cho chúng ta được làm dân Người đời đời, đồng thời dẫn chúng ta đến phục vụ Người, yêu mến Người, dù chúng ta không xứng đáng. Chân Phước HY John Henry Newman đã nói rất rõ ràng từ lâu:

     

          “Người gọi chúng ta,

             gọi đi gọi lại,

             gọi hoài gọi mãi….

           Để thánh hóa và biểu dương chúng ta.

           Hiểu như vậy quả tốt đẹp bao la,

           Nhưng ta chậm chạp nhận ra sự thật,

           Chúa Kito luôn luôn hiện diện,

           Đi cùng chúng ta, tay cầm tay, mắt nhìn mắt…

           Tiếng gọi âm vang…

           Thúc dục chúng ta theo Người.”

 Chúng ta hãy cùng nhau bước và mang theo một ‘mảnh’ thiên đàng đi vào trần thế. Đó là ý nghĩa của Phục Sinh và Thăng Thiên của Chúa chúng ta, không phải là một Thiên Chúa bỏ quên loài người nhưng là thêm sức mạnh để hoàn thành giấc mơ Tin Mừng!

 Chớ gì Chúa chịu chết, phục sinh thúc đẩy chúng ta vinh danh Thiên Chúa khắp trần gian.

Chớ gì hy vọng về một tương lai thúc đẩy chúng ta biết quí trọng những giây phút hiện tại.

Chớ gì những mơ ước về thiên đàng không làm chúng ta sao lãng công việc ở trần gian này.

  

Fleming Island, Florida

May 10, 2021

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Chia sẻ Bài này:

Related posts