SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT V TN (B) 2021(Mc 1, 29 -39)
Thưa quý vị, và các bạn, Chúa Nhật thứ VI TN năm 2021, nhằm mùng 03 Tết Tân Sửu, ngày mùng 06 Tết rơi vào Thứ Tư Lễ Tro, bắt đầu Mùa Chay 2021.
Hôm nay, chúng ta vẫn sống trong Chúa Nhật tuần 05 TN (B), suốt hai tuần lễ liền, trong Mùa Thường Niên, (bắt đầu từ Lễ Chúa Giê-su chịu Phép Rửa 10/01/2021), đến nay là 05 tuần, còm 01 tuần nữa chúng ta bước vào Mùa Chay Thánh. Như vậy, hằng năm có 02 Mùa TN , QN, Mùa TN trước Mùa Chay là 06 tuần lễ.(mỗi tuần có ngày Chúa Nhật, nên gọi là tuần lễ).
Hôm nay, dù thứ hai , nhưng, chúng ta vẫn sống trong tuần lễ thứ V TN.Vậy, Chủ đề Lời Chúa Nhật V TN cho chúng ta ý nghĩa gì?
Thưa cho chúng ta biết rõ: “SỨ VỤ CỨU THẾ CỦA CHÚA GIÊ-SU”.
Vậy, Sứ Vụ Cứu Thế của Chúa Giê-su là gì?
Thưa đó là :
- Chữa bệnh : Từ câu 29-31
- Trừ quỷ : 32 -34
- Cầu nguyện và rao giảng Tin Mừng : 35 -39.
Theo đó, có thể rút gọn thành hai ý chính là :
- CHỮA BỆNH và TRỪ QUỶ.
- CẦU NGUYỆN và Rao GIẢNG TIN MỪNG .
Cầu nguyện và trừ quỷ là để xua đuổi tà thần, tà khí, tà quyền, cái gì bất chính đó là “tà”. Cái gì là “tà”, thì Chúa xua đuổi.
Vậy, chữa bệnh và trừ tà là một trong những sứ vụ của Người, vậy, chúng ta thấy sứ vụ “chữa bệnh và trừ quỷ” của Người rất nhẹ nhàng, không ồn ào, phô trương, thị uy, vụ lợi, xô bồ, bởi vì sứ vụ chữa bệnh và trừ quỷ không phải là sứ vụ chính yếu, mà là thứ yếu. Vì thế, Tin Mừng ghi lại khi Người đến thăm nhà nhạc mẫu thánh Phê-rô: “Người chỉ cầm lấy tay bà mà đỡ dậy,lập tức cơn sốt biến mất, và người bệnh ngồi dậy phục vụ các ngài”.(c31)
Như vậy, Chúa Giê- su không phải thầy lang, như chúng ta nghĩ, sứ vụ chữa bệnh của Người là sứ vụ “Cứu Thế”, gắn liền với sứ vụ Rao Giảng Nước Trời của Người. Chứ Người không dùng quyền chữa bệnh mà “ biểu dương” uy quyền.
Sau đó, Người được người ta kéo đến để xin Người chữa cho nhiều bệnh tật, mắc nhiều thứ bệnh tật và trừ quỷ. Nhưng, Người không cho quỷ nói.( c 34).
Theo đó, chữa bệnh và trừ quỷ không phải là Sứ Vụ tiên quyết của Chúa Giê-su, mà là do bởi Lòng Thương Xót.
Vâng, “Thương Xót” là “Đau Rát” tâm can, đau một cách xót xa cho người khác , gọi là đau xót. Có người cắt nghĩa “thương xót” là : không đáng được thương mà được thương là “thương xót”.
Thương Xót phát xuất từ Tâm Lòng, “Tâm Lòng” đau rát vì thế nhân, dù họ không đáng chút nào, thì gọi là “ LÒNG THƯƠNG XÓT”.
Dường như sống trên đời, Thiên Chúa chưa “ trả công” xứng đáng ngay cho người lành, nhưng, Lòng Chúa Xót Thương trong cuộc đời họ không phải không có.
Vâng, Lạy Chúa, Chúa hằng thương xót ai kính sợ Người.
Nhưng, từ câu 35 – 39 , Chúa Giê-su biểu lộ Sứ Vụ chính yếu của Người là Rao Giảng Tin Mừng Nước Trời. Như vậy, “Nước Trời” là Lòng Thương Xót, còn lớn hơn việc chữa bệnh và trừ quỷ.
Chữa bệnh và trừ quỷ, là biểu hiện quyền năng, uy quyền của Lòng Chúa Thương Xót, biểu hiện năng lực siêu nhiên và quyền Thần Tính nơi Chúa Giê-su.
“Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó”.( c 32)
Như vậy, chúng ta thấy, việc cầu nguyện là cần thiết đối với Chúa Giê-su như thế nào?!Người luôn luôn cầu nguyện như một sứ vụ công khai của Người, cầu nguyện là sứ vụ thiêng liêng giữa sứ vụ chữa bệnh và trừ quỷ, và rao giảng Tin Mừng.
Như vậy, việc cầu nguyện tỏ rõ tâm tình cảm tạ, tôn thờ, tri ân và thống hối để hiệp thông với Thiên Chúa Cha. Việc cầu nguyện là việc phụng thờ Thiên Chúa, là hơi thở của linh hồn, là sứ vụ của người môn đệ Chúa theo gường Thầy Giê-su. Như vậy, bước theo Chúa Giê-su, có tâm tình cầu nguyện là sứ vụ không thể thiếu trong việc rao giảng Lời Chúa.Lời Chúa là món ăn tinh thần, thì việc cầu nguyện là hơi thở của linh hồn, như vậy sự sống thiêng liêng cần và đủ là việc cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa.Vì , “Lời Chúa là đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi”.(Tv 118, 105)
Tuy việc cốt yếu của Chúa Giê-su là rao giảng Tin Mừng, nhưng, việc trừ quỷ không thiếu với sứ vụ của Người.
Theo đó, quỷ là hiện tượng siêu nhiên là thần dữ có từ khởi nguyên, đã cám dổ nguyên tổ của loài người, vì vậy, khi Đấng Cứu Thế ra đời, quỷ không người quấy nhiễu, vì thế khi, Chúa Giê-su rao giảng công khai, chúng không ngừng xuất hiện. Nhưng, “quỷ” là một sự ranh ma, dối trá dưới mọi hình thức, nó biết xúc phạm đến thiên Chúa , nhưng vẫn làm đó là “quỷ”. Vì thế, quỷ vẫn cám dỗ, tức được phép hoạt động khắp nới, dưới mọi hình thức, nhất là những nơi tu hành, tu viện, chủng viện, dòng tu, nhà thờ, xứ đạo, tu sĩ, linh mục v…v và v…v.
Không ai dám phủ nhận không có ma quỷ, nhưng, Đoạn Tin Mừng hôm nay cho chúng ta biết, chúng ta có Chúa Giê-su, thì chúng ta không nghe theo ma quỷ, là chúng ta sẽ hạnh phúc, vì có Người là Đấng chăm sóc linh hồn chúng ta.Khi chúng ta gặp tín hiệu xấu, thì chúng ta cứ kêu Thánh Danh Chúa Giê-su cho đến khi quỷ lui đi, vì , chính Chúa cũng chịu cám dỗ trong sa mạc trước khi thực thi sứ vụ công khai.
Như vậy, Đoan Tin Mừng hôm nay (Mc 1, 29 -39)là Đoạn Tin Mừng nằm trong Đoan Tin Mừng “Một ngày ở Ca-phac-na-um” của Chúa Giê-su (Mc 1, 21 – 45)theo thánh Marco, thì đây là Đoạn khởi đầu sứ vụ hoạt động công khai của Người, sau khi kêu gọi bốn môn đệ đầu tiên.
Khởi đi từ Bài đọc I hôm nay ( G 7, 1- 4; 6 -7), nói về thân phận đau khổ của kiếp người thật thấm thía. Hình ảnh đau khổ nầy của thánh Giop cho chúng ta biết , nghĩa bóng nếu không co ơn cứu độ, thì đời sống tâm linh tội lỗi của kiếp người cũng đau khổ như thế, sự đau khổ tột cùng của thánh Giop là hình ảnh nghĩa đen, nếu sống tội lỗi thì cũng đau khổ như vậy.
Như vậy, ai là Vị lương y cho chúng ta về một siêu nhiên, thánh Gióp là một nhân vật có thật trong Cựu Ứơc, người sống rất mực công minh, chính trực, Chúa cũng phải khen, chính vì vậy Ông trở nên”miếng mồi” cho satan quầy nhiễu. Nhưng, Chúa phán: “ Thân xác y, mi muốn làm sao cũng được, nhưng, Ta cấm mi đụng đến linh hồn y.”
Đúng là được sự cho phép thử thách của Thiên Chúa, thì satan mới được cám dỗ người lành. Đọc sánh Giop, chúng ta hiểu được tại sao, “người lành mắc nạn , người ác sống lâu”?
Theo đó, thánh Giop là hình ảnh của Đấng Cứu Thế, người lành mắc nạn, nhưng, sứ vụ của Đấng Cứu Thế khác với Giop là Người tự nguyện Cứu Chuộc Thế Gian.
Dù đau khổ và thánh thiện, nhưng, ông Gióp ở vào Cựu Ứơc, vì vậy, Hội Thánh Công giáo chưa phong thánh cho ông, nên không được công khai là thánh, song với lòng ngưỡng một sự thánh thiện nơi người lành của Chúa, vì vậy, gọi “ lén” là thánh.
Bai Đọc II (1Cr 9,16 -19: 22 -23) trong đó , câu 16c là câu ấn tượng nhất : “ Khốn thân tôi, nếu tôi không ra giảng Tin Mừng”, và 2 câu 17 -18 triển khai ý trên thật chính xác. Theo đó, nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng nơi thánh Phao-lô cho chúng ta thấy từ một người bách hại Ki-tô hữu, trở nên người tông đồ nhiệt thành, thánh thiện.
Như vậy, cho thấy ông Giop và thánh Phao-lô, người Cựu Ứơc, người Tân Ứơc, nhưng, họ đã trở nên sự trung tín của Thiên Chúa TRONG SỨ VỤ CHỨNG NHÂN VÌ NƯỚC TRỜI.
Lạy Chúa Giê-su,
Người đã vì Tin Mừng Nước Trời
mà ra đi rao giảng, dủ gặp gian nan thử thách,
sau hết đã hiến dâng mạng sống vì Tin Mừng,
xin cho chúng con biết trung thành bước theo Chúa,
để tiếp nối sứ vụ của Người.
Người hằng sống và hiển trị muôn đời./. Amen
CN V TN B 2021
Phê-rô Trần Đình Phan Tiến