Dnl 4:32-34, 39-40; Rm 8:14-17; Mt 28:16-20
Lễ Thiên Chúa Ba Ngôi nhằm vào Chúa Nhật sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Các môn đệ được lệnh truyền ra đi nhập thế để làm cho muôn dân trở thành môn đệ…. Có sức mạnh Chúa Thánh Thần ban, các môn đệ có đầy đủ can trường, kiến thức và khôn ngoan của Ba Ngôi Thiên Chúa cùng với sự trợ lực của chính Thiên Chúa.
THIÊN CHÚA BA NGÔI LÀ MỘT MẦU NHIỆM
Một trong những chiều kích quan trong của giáo lý Thiên Chúa Ba Ngôi là cộng đồng tình yêu và ngôi vị được thể hiện qua mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Đồi với người Kito hữu, Thiên Chúa Ba Ngôi là biểu tượng nguyên thủy của một cộng đồng liên hợp với nhau bởi chính những yếu tố khác biệt tự hữu của mình.
Nếu niềm tin của chúng ta đặt căn bản ở mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi thì màu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi lại là căn bản của màu nhiệm của cộng đồng, và tất cả những cố gắng cùng hoạt động của chúng ta ở trần gian này phải hướng tới mục đích xây dựng một cộng đồng nhân loại phản ảnh cuộc sống phong phú của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Đoạn sách Đệ Nhị Luật (4:32-34, 39-40) là điểm khởi hành tuyệt vời để tìm hiểu màu nhiệm sâu thẳm của Thiên Chúa Ba Ngôi. Hãy để ý đến lời ông Maisen khuyến khích và khuyên bảo dân Israel: “Từ đó anh em sẽ tìm Chúa, Thiên Chúa của anh em, và anh em sẽ thấy nếu anh em hết lòng tìm kiếm Người. Khi anh em gặp cảnh khổ cực khó khăn, khi những cảnh ngộ đó xẩy ra cho anh em sau này, anh em sẽ trở lại với Chúa, Thiên Chúa của anh em và sẽ nghe tiếng Người. Bởi vì Chúa, Thiên Chúa của anh em là Thiên Chúa từ bi, Người sẽ không bỏ anh em, sẽ không hủy giệt anh em, sẽ không quên giao ước mà Người đã hứa với tổ tiên anh em (Dnl 4:29-31). Toàn thể bản văn nói về mối liên hệ đặc biệt giữa Thiên Chúa và dân Isreal, nối kết sự độc nhất và đặc biệt của ơn gọi dân Israel và sự độc nhất của Thiên Chúa dân Israel.
Thế rồi một loạt các câu hỏi được đặt ra. Ông Maisen, dù biết rõ ràng Chúa độc nhất cũng là Thiên Chúa, nhưng vẫn lôi dân Israel ra trước “khán đài” mà hạch hỏi về loại Thiên Chúa này của họ:“Anh em cứ hỏi cứ nhìn kỹ những thời xưa, thời trước anh em, từ ngày Thiên Chúa dựng nên con người trên mặt đất; cứ hỏi từ chân trời này đến chân trời kia: Có bao giờ xẩy ra chuyện vĩ đại như thế, hay có ai đã nghe biết những điều như vậy không? Hoặc giả có dân nào đã được nghe tiếng Thiên Chúa phán từ trong đám lửa như anh em đã nghe, mà vẫn còn sống không? Hoặc có thần nào đã ra công đi chọn lấy cho mình một dân tộc từ một dân tộc khác, đã dùng bao thử thách, dấu lạ, điềm thiêng và chinh chiến, đã dang cánh tay mạnh mẽ uy quyền, gây kinh hồn hoảng sợ như Chúa, Thiên Chúa của anh em, đã làm cho anh em tại Ai Cập, trước mắt anh em không?(Dnl 4:32-35).
TRỌNG TRÁCH CỦA MATHIEU
Cuộc khởi hành trang trọng mà Mathieu diễn tả (Mt 28:16-20) làm chúng ta nhớ lại những giờ phút sau củng của Chúa Giesu ở trần thế và trọng trách lớn lao của Giáo Hội do Chúa trao ban: “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm Phép Rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, và dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế”. (Mt 28:19-20).
Trọng trách to lớn của các tông đồ là làm mục vụ với tinh thần phục vụ: “Hãy ra đi để nhập thế và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”. Về phụng vụ “Hãy rửa tội”. Về ngôn sứ “Hãy dạy cho họ biết tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”; và Thiên Chúa bảo đảm cho đến ngày tận thế. Quang cảnh này sẽ hiện ra và Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng, ngự giá mây trời mà đến (Mt 26:64). Lúc đó sự khải hoàn của Người sẽ thể hiện cho tất cả mọi người. Bây giờ thì chỉ tỏ lộ cho các môn đệ, họ có bổn phận loan báo cho mọi dân tộc trên toàn thế giới biết để họ tin vào Chúa Giesu Kito và vâng lời Người. Vì quyền lực trên toàn thế giới thuộc về Chúa Giesu Phục Sinh (Mt 28:18), nên Người ban cho 11 vị tông đồ một sứ mệnh cũng phải trên toàn thế giới. Các ông phải làm cho muôn dân trở thành môn đệ.
Phép Rửa có nghĩa là đi vào trong cộng đồng phục sinh của Giáo Hội. “Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần”. Câu này được diễn tả quá rõ ràng trong Tân Ước về niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi. Nó là công thức của Phép Rửa trong Giáo Hội của thánh Mathieu, nhưng tiên khởi nói lên hiệu quả của Phép Rửa là sự hiệp nhất của những người chịu phép rửa nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần.
NGÔN NGỮ VỀ CHÚA BA NGÔI
Danh xưng CHA và CON là ngôn ngữ nói lên tình liên đới. Khi nói Cha và Con chúng ta phải hiểu giữa hai nhân vật này có sự liên kết rất mật tiết cả về vật chất lẫn tinh thần. Nó cho chúng ta biết -đối với Thiên Chúa cũng như đối với chúng ta- chúng ta được tạo thành giống như hình ảnh Thiên Chúa. Sự tạo thành đó tạo ra một liên đới cá nhân và cộng đồng nguyên thủy. Định nghĩa về Thiên Chúa như vậy hẳn không còn có cách nào khác hơn. Thiên Chúa là một Sinh Thể, không phải là Tạo Vật, còn chúng ta chỉ là những con người được Thiên Chúa tạo dựng lên (tạo vật), không phải con người tạo dựng. Đây là đỉnh điểm của thần học, mà cũng là điểm thực hành cùng với toàn thể khoa thần học chính thống.
Để định nghĩa đời sống nội tại của Thiên Chúa theo hoạt động của Thiên Chúa dưới dạng Ba Ngôi, chúng ta phải định nghĩa loài người là tạo vật được sinh ra giống hình ảnh Thiên Chúa theo cùng một cách. Những ai được chọn để tuyên xưng: “Nhân danh Đấng Tạo Hóa, Đấng Cứu Chuộc và Đấng Nuôi Dưỡng” mà định nghĩa Thiên Chúa theo nhiệm vụ không theo ngôi vị là sai. Thiên Chúa là một sinh vật tự hữu trong tình liên đới mật thiết với chúng ta.
Thiên Chúa của chúng ta thì không phải là bất biến. Thiên Chúa không đơn độc. Thiên Chúa là thông công giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Đây là một màu nhiệm rất thâm sâu mà phụng vụ lễ Thiên Chúa Ba Ngôi nhắc nhở chúng ta là cả hai thực tế về Thiên Chúa và cách thức diễn tả mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa đều không thể diễn tả bằng ngôn ngữ loài người được. Ba Ngôi Thiên Chúa ca ngợi hòa bình và hiệp nhất các ngôi vị Thiên Chúa, trong đó tình yêu là một điệu vũ vòng tròn, tiếng Hy Lạp là perichoresis có nghĩa là liên tục. Sự hiệp nhất đó là một điệu vũ sinh động và liên hệ, vượt quá mọi dạng thức của đời sống loài người.
Chúng ta phải kiên quyết phấn đấu cho sự hiệp nhất này và hòa bình của Thiên Chúa, của Chúa Giesu và Chúa Thánh Thần ban sự sống, một loại hòa bình mà theo thần học không có gì là nghịch lý. Dù khoa thần học vẫn tuyệt đối cần thiết để hiều màu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa, chúng ta vẫn phải cầu nguyện nhiều hơn, yêu mến Thiên Chúa nhiều hơn là cố công tượng hình ra Ba Ngôi Thiên Chúa!
LỜI KINH CỦA THÁNH NỮ CATHERINE THÀNH SIENA
Chúng ta hãy lắng nghe lời kinh đối thoại của thánh nữ Catherine thành Siena về Thiên Chúa quan phòng.
Lạy Thiên Chúa hằng sống! Thiên Chúa Ba Ngôi hằng sống! Chúa đã làm cho máu chúa Kito trở thành quí giá vô cùng qua cách chia sẻ của Người trong bản tính Thiên Chúa của Chúa. Chúa là màu nhiệm sâu như biển cả. Con càng tìm hiểu nhiều hơn thì càng thấy nhiều điều hơn, và con càng thấy nhiều điều hơn thì càng muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa về Chúa. Nhưng con không bao giờ thỏa mãn. Điều mà con nhận được sẽ chẳng bao giờ ngăn cản con ước muốn tìm hiểu Chúa thêm nữa. Khi Chúa lắp đầy hồn con thì con vẫn luôn luôn còn thèm muốn và trở nên đói khát ánh sáng Chúa nhiều hơn. Con khao khát được nhìn mặt Chúa là ánh sáng thực trên hết mọi sự.”
Tính yêu thì không bao giờ có thể lớn hơn và vượt quá sự quyến rũ của người được yêu. Nó như bước đường chúng ta đi tới để tiếp cận với mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúng ta phải yêu mến Thiên Chúa nhiều hơn nữa, càng nhiều càng tốt. Trong dịp đại lễ này, chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta được hiệp nhất và nhận nhiều ân nghĩa của Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa chúng ta. Vinh quang Thiên Chúa được tăng thêm chính là một mạc khải tiệm tiến về Thiên Chúa Ba Ngôi.
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều khi nhờ tình yêu sâu thẳm này cùng sự hiệp thông và tình liên đới với tha nhân, chúng ta cảm nghiệm thấy như có sự mạc khải này và sự hiện diện của Ba Ngôi Thiên Chúa. Tình liên đới, sự hiệp thông và tình yêu Thiên Chúa đối với tất cả mọi người chúng ta thì rất phong phú. Thiên Chúa này là mẫu mực hoạt động của Ba Ngôi Thiên Chúa trong hiệp thông, liên đới và tình yêu. Phẩm chất đời sống của người Kito hữu là ở chỗ biết sống đời sống nội tâm của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Nền móng của niềm tin Thiên Chúa Ba Ngôi của chúng ta là đối thoại, hiệp thông và tình liên đới. Dù chúng ta phải phấn đấu để hiểu về Thiên Chúa Ba Ngôi, nhưng chúng ta cũng phải tự biết mỗi khi chúng ta đưa tay lên trán làm dấu Thánh Giá. Lời chúng ta nói khi chịu phép rửa đã trở nên lời mà chúng ta tự chúc phúc cho mình nhân danh Ba Ngôi Thiên Chúa. Đó chính là Thiên Chúa duy nhất mà có ba ngôi.
Chớ gì Ba Ngôi Thánh Thiên Chúa -đấng thiện hảo và màu nhiệm- dạy và hướng dẫn chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Chớ gì chúng ta lớn lên trong “Tình Yêu Thiên Chúa đã đổ tràn đầy lòng chúng ta qua Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa đã ban cho chúng ta” (Rm 5:5).
Fleming Island, Florida
May 2021