Lúc này trời tối sớm, và vài tuần nữa ngày sẽ ngắn lại và chúng ta sẽ bắt đầu vào mùa Vọng. Chúng ta tự nhiên muốn tìm ánh sáng khi trời tối sớm. Chúng ta đặt niềm tin hy vọng ánh sáng Thiên Chúa sẽ chiếu soi trong bóng tối. Thiên Chúa không để chúng ta vấp ngã hay lạc hướng, Chúa sẽ cho chúng ta ánh sáng để soi lối chúng ta đi về với Chúa.
Nhưng, trước hết có những việc cần phải giải quyết. Vì thế cuối tuần này và tuần sau những bài sách đọc sẽ nhắc cho chúng ta nhớ là thế giới này sẽ qua đi, và những cam kết lọc lừa không thể giúp chúng ta trong những lúc gặp khó khăn hay thử thách. Chỉ Thiên Chúa là niềm hy vọng của chúng ta, đường lối Ngài chính là lối đi của chúng ta. Vì thế khi chúng ta dựa vào những cam kết gian trá, hay sai trái, chúng ta có thể quay nhìn về ánh sáng cứu độ của Thiên Chúa.
Các tác giả của Kinh Thánh muốn chúng ta để ý đến những điều khiến chúng ta tin tưởng, mạnh dạn hơn, nên lời văn thường nhắc đến “thời tận cùng” của thế giới. Chúng ta đọc thấy lời văn đó trong sách Đa-ni-en và trong phúc âm thánh Mác-cô. Từ “thời tận cùng” tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “kéo màn lên”. Sách về “thời tận cùng” muốn chúng ta nghĩ như là sự thật sẽ xảy ra, nhưng đang còn ở sau một bức màn che. Chúng ta tưởng là chúng ta trông thấy, nhưng thật ra chưa thấy. Chúng ta tưởng chúng ta biết nhưng thật ra chúng ta chưa biết gì. Và khi bức màn che mắt chúng ta được kéo lên, chúng ta có thể trong thấy sự hiện diện của Thiên Chúa, và đó là ngày Ngài đến với thế giới chúng ta.
Lời văn về “thời tận cùng” không có ý nghĩa thật, hay không có những cách nào để có thể hiểu các dấu chỉ đó. Lời văn đó cũng không dùng để tiên đoán ngày giờ và nơi các hiện tượng sẽ xảy ra. Mặc dù có những người cố gắng tìm hiểu để tiên đoán những hiện tượng đó. Thỉnh thoảng chúng ta đọc những bài tiên đoán do những người sống trên núi hay trong sa mạc cho rằng những việc họ tiên đoán là từ Kinh thánh và họ cho biết là ngày tận cùng sẽ đến. Khi những tai họa đến, con người không có hy vọng sẽ trở về tìm lại việc làm của họ, tìm lại trường học của con cái họ, vì thế giới đã cùng tận thì ai còn dựa vào toán số làm gì nữa?
Những bài văn về “thời tận cùng” không có mật mã. Nếu chúng ta biết số mật mã chúng ta có thể tiên đoán những hiện tượng trên thế giới. Trái lại lời văn đó ám chỉ một sự thật ngấm ngầm rất quan trọng cho những người có đức tin. Đối với những người Do Thái sống trong thời kỳ bắt đạo, họ có cảm tưởng như Thiên Chúa đã bỏ rơi họ. Và Daniel cam đoan với họ là sau những lúc khó khăn của thời cùng tận, Thiên Chúa sẽ thương những người trung kiên đến cùng. Nhưng, còn hơn thế nữa là Thiên Chúa sẽ không buông tay để họ có cảm tưởng như đang bị thử thách nên Thiên Chúa bảo thiên sứ Micae che chở cho họ (Dn 12:1). Vì Ngài là “thiên Thần hộ thủ”. (Micae có nghĩa là “giống như Chúa).
Khi những quẫn bách của thời tận cùng đến, dân Chúa sẽ thoát khỏi, vì Thiên Chúa sẽ che chở họ. Rồi đến thời quẫn bách ấy đấng Mê-si-a sẽ đến, Bài sách Daniel không hứa hẹn là những người tin Thiên Chúa sẽ không gặp khó khăn thử thách. Không ai có thể nhắc chúng ta điều ấy cả. Chúng ta đã biết vô số những người tốt và vô tội bị bách hại vì những kẻ độc tài trên thế giới này. Nhưng Daniel cam đoan với dân Do Thái thời đó là Thiên Chúa sẽ đến cứu thoát họ và sẽ không để họ chịu hủy diệt.
Vậy những người thời đó và chúng ta có những cam đoan gì? Điều gì đã giúp chúng ta qua những cơn thử thách về đức tin, thử thách từ bên trong và bên ngoài? Daniel không phải tự mình hứa hẹn với dân thời đó. Ông ta không nói với người Do Thái thời đó là “hãy vui lên! Mọi sự sẽ không sao. Chỉ cần kiên nhẫn”. Những gì Daniel nói với họ và với chúng ta là “Những ngày ấy, tôi, Daniel, nghe lời này của Thiên Chúa…” Lời hứa này trấn tĩnh chúng ta: “Chúng ta có lời Chúa hứa…” Vậy thì, thử hỏi Chúa có đáng tin cậy không? Chúa có sẽ giữ lời hứa không? Chúng ta có thể sống mà không trông thấy dấu hiệu nâng đỡ chúng ta không? Chúng ta có thể tiếp tục tin rằng Thiên Chúa ở bên chúng ta không? Nếu chúng ta có niềm hy vọng đó thì, với lời hứa của Thiên Chúa chúng ta có thể bền vững.
Trong bài phúc âm hôm nay Chúa Giêsu dùng lời văn “thời tận cùng” khi Chúa Giêsu nói sẽ có còn gian nan và theo đó “như thế một Con Người đi đến với mây trời…” (Dn 7:13). Khó khăn sẽ quẫn bách, hầu như vũ trụ bị xáo trộn. Những ngày quẫn bách như thế gây nên những câu hỏi thời xưa cũng như thời nay: “vậy ai nắm quyền trong vũ trụ? Thiên Chúa hay Hổn Mang?”
Hổn Mang như có sức mạnh hơn hết, nhất là khi những điều chúng ta quen thuộc và tin tưởng đều bị xáo trộn. Chúa Giêsu nhắc đến cây vả trổ hoa là dấu chỉ niềm hy vọng. Trong mùa đông không dấu gì chỉ sự chết bằng cây vả trong vườn nhà ông tôi. Nhưng hễ mùa xuân đến là lá bắt đầu nẩy mầm non, và đến mùa hè thì chúng tôi lại được có trái ngọt ăn. (thử hỏi những cây vả ấy có thể làm cho một người vô thần tin vào Thiên Chúa không?)
Những Kitô Hữu thời tiên khởi và cả chúng ta đều có thể đặt câu hỏi “vậy ai là người có quyền đến khi mọi sự sẽ cùng tận?” Chúa sẽ nói lại là “các con hãy tin lời của Ta. Thiên Chúa có quyền và Thiên Chúa biết ngày giờ sẽ đến khi nào. Trong lúc ấy các con hãy sẵn sàng đợi ngày ta trở lại và hãy tiếp tục sống trung thành với lời của Ta.”
Đó là đức tin của Kinh Thánh: Ngay giữa lúc mọi sự đều xáo trộn, Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta và Thiên Chúa sẽ lại đến trong vinh quang chiến thắng sự chết. Thật lời nói của Chúa Giêsu đến đúng lúc và đem lại niềm hy vọng cho chúng ta. Chúa Giêsu sắp vào thành Giê-ru-sa-lem và sắp bị chết. “Gian truân” mà Chúa Giêsu nói trước cho các môn đệ là gian truân sẽ đến cho chính mình Chúa Giêsu. Khi Chúa Giêsu chết thì mọi sự sẽ tan vỡ đối với các môn đệ, vậy các ông có nhớ lời Chúa Giêsu đã nói để đợi mùa xuân đến không? Hôm nay, thử hỏi chúng ta có tin vào lời Chúa Giêsu nói “lời của Ta không bao giờ mất đi”, vậy chúng ta có tin hay không?
Với sự sống lại của Chúa Giêsu, thời cùng tận đã bắt đầu. Chúng ta không biết bao giờ Chúa Giêsu sẽ trở lại. Chúng ta cũng không biết tại sao chúng ta lại phải đợi lâu đến thế. Có thể là sự chờ đợi lâu có ích cho thế giới. Có thể là Thiên Chúa cho chúng ta nhiều thì giờ chờ đợi để chúng ta có dịp sửa soạn, không phải chỉ riêng mình chúng ta, mà có lẽ chúng ta có thêm thì giờ để làm chứng về Chúa Giêsu cho thế giới, và chúng ta có thể mời thêm nhiều người đến lãnh nhận tình thương của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu.
Trong khi chờ đợi, chúng ta sống như là Chúa Giêsu sắp trở lại. Nhưng chúng ta vẫn tiếp tục nhìn vào những dấu chỉ về sự hiện diện của Chúa Giêsu bên cạnh chúng ta qua Chúa Thánh Linh, và chúng ta sống để làm chứng cho những dấu chỉ đó. Thiên Chúa muốn mời gọi thêm nhiều người nữa biết thương yêu Đấng mà Chúa Giêsu chứng minh. Hôm nay trong thánh lễ, chúng ta mừng sự hiện diện của Chúa Giêsu trong lời kinh thánh và trong bí tích thánh thể, và chúng ta được sự cam đoan là mặc dù sự cùng tận đến như thế nào đi nữa, Chúa Thánh Linh sẽ ở bên chúng ta để nuôi dưỡng chúng ta.
chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Lm. Jude Siciliano, OP