Thưa quý vị và các bạn, Chúa Nhật thứ III Mùa Vọng năm B, Giáo Hội cho chúng ta suy niệm Đoạn Lời Chúa theo thánh Gioan tông đồ.
Tai sao Chúa Nhật III MV linh mục có thể mang Lễ Phục màu Hồng? Thưa, đó là diễn tả niềm vui đã đến nữa chặng đường, Đức Ki-tô là Đấng Messia được mong đợi trong niềm hy vọng vui mừng, và niềm hy vọng ấy không bao giờ thất vọng. Người được “ mệnh danh” là “ vầng hồng” chiếu tỏa vinh quang Chúa, trong suốt hai tuần lễ Mùa Vọng, phụng vụ Hội Thánh cho chúng ta một sự “ thôi thúc” mong chờ Đấng Cứu Thế đến như mảnh đất khô cằn, mong nguồn suối nước trong, hồn con cũng trông mong đấng Cứu Độ đến.
Vâng, thưa quý vị, trong Mùa Vọng quý vị có chuẩn bị một tâm hồn mang tâm tình như vậy không? Nếu có, thì quý vị thật hạnh phúc, bởi vì, mong sao thì được vậy. Gieo gì gặt đó.
Hôm nay đây Chúa Nhật III Mùa Vọng, một “ vầng hồng” chiếu tỏa vinh quang Chúa , như vậy , há chẳng phải là vui mừng sao ? Điều làm cho tâm hồn chúng ta vui mừng chẳng phải là “Đấng Messia” sắp xuất hiện sao ? Vì thế Chúa Nhật III MV là Chúa Nhật của niềm vui mừng.
Niềm vui luôn cần thiết và niềm vui chân thật chỉ đến từ Thiên Chúa mà thôi.
Lời Chúa , Chúa Nhật III MV luôn nhắc về “người dọn đường”, đó là “ chân dung” của thánh Gioan Tiền Hô, vị sứ giả của Đức Ki-tô. Khác với cái nhìn của thánh Marco, thánh Gioan cho chúng ta một quan điểm về Gioan Tiền Hô không khắc khổ, nhưng mạch lạc, “ Có một người được Thiên Chúa sai đến tên là Gioan”. (c 6)
Vâng.như vậy, Gioan Tiền Hô là vị Thiên Sai đầu tiên của Tân Ứơc sau Đấng Cứu Thế. Nhưng, chính miệng ông nói :” Có Đấng đến sau tôi, nhưng quyền thế hơn tôi, tôi không đáng cởi quai dép cho Người”. ( c 27)
Như vậy, sứ vụ chính của Gioan là gì? Thưa , đó là “Thiên Sai”. Vi, người ta hỏi ông: “Ông có phải là Đức Ki-tô?” Ông trả lời: “Không phải”. Họ lại hỏi :” Ông có phải là Êlia ?” . Ông trả lời: “ Không phải”. Họ lại hỏi:” Ông có phải là một ngôn sứ chăng?”. Ông trả lời:” Không”.
Như vậy, ba lần thánh Gioan Tiền Hô được hỏi và ngài đều trả lời phủ định.Vậy, Gioan Tiền Hô là ai ? Thưa, chính là “Tiền Hô”, vị “Sứ Gỉa” của Đấng Messia. Như vậy, ông chính là vị thiên sai cho Đấng Thiên Sai Cứu Thế Giê-su –Ki-tô.
Vì, ông không phải là ánh sáng, nhưng , ông “làm chứng cho ánh sáng”, để mọi người “ nhờ” ông mà tin.
Vâng, vai trò và sứ vụ của Gioan là “Tiền Hô” cho Đấng Cứu Thế. Rõ ràng câu ( 6) cho chúng ta biết Gioan là “thiên sai” của Thiên Chúa.
Như vậy, Chúa Giê-su là Đấng Thiên Sai theo nghĩa duy nhất là “Đấng Messia”, nhưng, cũng như Gioan Tiền Hô những ai tiếp bước Người trong sứ vụ Messia đều là “Thiên Sai” theo nghĩa Thừa tác là như vậy.
Theo đó, linh mục cũng có nghĩa là ”thiên sai” theo gương Thầy Chí Thánh. Khi linh mục dâng Thánh Lễ và cử hành các Bí Tích. Khi, linh mục dâng Thánh Lễ chính là Chúa Giê-su dâng Hy Lễ của chính Người lên Chúa Cha. Nhưng, khi linh mục truyền Phép Thánh Thể chính là lúc tái hiện lại mầu nhiệm yêu thương.
Vì , ” các con hãy làm việc nầy mà nhớ đến Thầy“.
Nghĩa là linh mục làm công việc, sứ vụ của Chúa Giê-su, như vậy, rõ ràng, linh mục là “Thiên Sai “ thừa tác. Khi, người linh mục ở bên ngoài các sứ vụ nầy thì không phải là “Thiên Sai”.
Như vậy, sứ vụ Thiên Sai của Gioan Tiền Hô là” làm chứng” cho “ánh sáng” là Đức Giê-su – Ki-tô.
Ông
– Không phải Đấng Ki-tô
– Không phải là Êlia
– Không phải là ngôn sứ.
Ông là : GIOAN TIỀN HÔ nghĩa là người chu toàn sứ vụ Thiên Sai dọn đường cho Đấng Messia. Ông xác tín :” Tôi là tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối ngay thẳng để Người đi”. ( c 23)
Vâng, và rõ ràng như vậy , vì: “ Tôi là tiếng người hô trong hoang địa, hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối ngay thẳng để Người đi “ (c 23).
Và rồi , sứ vụ thứ hai là : TẨY GIẢ nghĩa là: Kêu gọi người ta sám hối và làm phép Rửa. Như vậy, theo ông, ông chỉ làm phép rửa trong nước. Còn, Đấng đến sau ông sẽ làm phép rửa trong Nước và Thánh Thần.
Như vậy, ông cho biết, có một Vị đang ở giữa nhân loại mà họ không biết. Họ lại đổ xô vào ông là người không phải là Đấng Ki-tô. Ông nói:
“Có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết” ( c 26b).
Như vậy , sứ vụ Tẩy Gỉa của Gioan cho thấy một lần nữa cũng hết sức rõ ràng.Không mạo nhận, quanh co, hay lấp liếm, chúng ta thấy, Gioan Tẩy Gỉa là một người công chính, công minh chính trực.
Như vậy, ân sủng Thiên Chủa ở với ông tràn đầy. Ông nói: “Người đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người” (c 27).
Vâng, tất cả sự kiện nầy xảy ra tại Bê-ta-ni-a, bên kia sông Gio-đan, nơi ông Gioan làm phép rửa.
Như vậy, Chúa Nhật thứ III Mùa Vọng, là Chúa Nhật đầu tiên của năm Phụng Vụ nói về Chúa Giê-su –Ki-tô là ”Ánh Sáng” và “ Ánh Sáng vĩnh cửu” của Thiên Chúa. Khởi theo Tin Mừng thánh Gioan cho ta thấy, ánh sáng vĩnh cửu là Chúa Giê-su Ngôi Lời của Thiên Chúa.
Vâng, ánh sáng thật thì không gì che khuất được. Mọi ánh sáng đều chiếu qua kẽ là, nhưng, ánh sáng thật thì bất diệt.
Theo đó, người “ làm chứng về ánh sáng” thật thì phúc biết bao ! Alleluja ! Alleluja.
Như vậy, màu hồng hôm nay thật ý nghĩa. Chúng ta thấy, Chúa Nhật thứ III Mùa Vọng thật là một Chúa Nhật vui mừng.
Lạy Chúa Giê-su,
Chúa là ánh sáng thế gian,
là niềm hy vọng duy nhất của nhân thế,
xin cho chúng con biết dọn tâm hồn ngay thẳng ,
như thánh Gioan Tiền Hô kêu gọi,
hầu xứng đáng đón mừng Người ngự đến ./. Amen
P.Trần Đình Phan Tiến ( bước theo)