Phỏng vấn giáo sư Ugo Amaldi, vật lý gia thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Năng Lượng Nguyên Tử Âu châu ở Genève bên Thụy Sĩ
Ngày 16-11-2012 giáo sư Ugo Amaldi, chuyên viên vật lý thuộc Trung tâm nghiên cứu năng lượng nguyên tử Âu châu ở Genève bên Thụy Sĩ, đã nhận Giải thưởng quốc tế về nền văn minh công giáo tại Viện bảo tàng công dân Bassano del Grappa tỉnh Vicenza, bắc Italia. Lý do giải thưởng là vì ”tình yêu đối với khoa học và tình yêu đối với đức tin”.
Giáo sư Ugo Amaldi sinh năm 1934, đậu tiến sĩ Vật lý năm 1957 tại đại học Roma và chuyên nghiên cứu trong lãnh vực gia tốc các phân tử. Từ năm 1960 giáo sư thuộc nhóm các khoa học gia của Trung tâm nghiên cứu năng lượng nguyên tử Âu châu tại Genève bên Thụy Sĩ. Từ năm 1982 giáo sư cũng dậy môn vật lý nguyên tử tại đại học Milano bắc Italia. Giáo sư cũng là tác giả của nhiều sách và các bài khảo luận liên quan tới khoa học và đức tin, và trong các năm qua đã tham dự nhiều hội nghị và các cuộc thảo luận về đề tài khoa học và đức tin. Sự kiên trì của giáo sư đã giúp hoàn thành việc xây dựng Trung tâm quốc gia xạ trị ung thư (CNAO) khánh thành ngày 15 tháng 2 năm 2010 tại Pavia.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn giáo sư về tương quan giữa khoa học và đức tin.
Hỏi: Thưa giáo sư Amaldi, khoa học có gì để dậy cho đức tin không?
Đáp: Các khoa học nghiên cứu các hiện tượng thiên nhiên, và trong các sự kiện chúng không có gì để nói với đức tin. Tuy nhiên, các khoa học gia có đức tin và những người đặt câu hỏi liên quan tới đức tin cảm thấy sự cần thiết phải sát nhập đức tin vào quan điểm vật lý về thế giới một cách mạch lạc. Mà khi làm như vậy họ phải đương đầu với các câu hỏi trong lãnh vực biên giới giữa vài khẳng định của Kitô giáo và những gì họ biết liên quan tới thế giới thiên nhiên. Đây là các khó khăn mà đôi khi những người không phải là các nhà khoa học cũng có thể được soi sáng.
Hỏi: Giáo sư có thể đơn cử một thí dụ cụ thể không?
Đáp: Vâng. Điểm trước hết liên quan tới vấn đề cái chết và sự khổ đau. Theo đức tin kitô chúng là hậu qủa của tội lỗi. Nhưng một khoa học gia thì coi cái chết và sự khổ đau là một điều cần thiết. Bởi vì nếu không có chúng, thì cũng sẽ không có sự tiến triển, và hậu qủa là cũng sẽ không có tiến triển của con người khôn ngoan với trí thông minh của nó. Đó là hai điều xem ra không đồng ý với nhau. Đàng khác, người ta không thể không ngạc nhiên đối với sự phức tạp và cái luận lý nằm ở bên dưới đa số các hiện tượng tự nhiên này, và điều này là một rộng mở cho sự siêu việt đối với một khoa học gia có đức tin.
Hỏi: Tại sao trong cuộc tranh luận giữa khoa học và đức tin đã hầu như không có gương mặt của Đức Kitô, thưa giáo sư?
Đáp: Thật vậy và rất tiếc là trong các cuộc tranh luận ấy Đức Giêsu đã hầu như không bao giờ xuất hiện. Người ta thích nói tới Thiên Chúa Tạo Hóa hơn, là Đấng đã duy trì vũ trụ hiện hữu. Người ta không bao giờ gắn liền gương mặt của Chúa Kitô với các hiểu biết của các khoa học gia, và người ta cũng không bao giờ gắn liền các sự hiểu biết với Chúa Thánh Thần, mà như là khoa học và sự khôn ngoan thì thật là đúng đề tài. Nhưng tôi nghĩ lý do là nơi sự kiện tương quan cá nhân mà tín hữu có đối với Chúa Kitô koàn toàn khác hẳn với tương quan vô bản vị mà nhà khoa học có với các hiện tượng thiên nhiên, mà ông nghiên cứu. Họ di chuyển trên các bình diện khác nhau. Trái lại, Thiên Chúa Tạo Hóa gắn liền chặt chẽ với thiên nhiên, là đối tượng nghiên cứu học hỏi của khoa học gia.
Hỏi: Thưa giáo sư Amaldi, các cuộc thảo luận ngày càng thường xuyên về tương quan giữa khoa học và đức tin có khiến cho một tâm thức bén nhậy mới được chín mùi trong thế giới khoa hoc không?
Đáp: Kinh nghiệm riêng cho tôi biết rằng cuộc thảo luận này chỉ được coi là hay bởi những người đặt vấn đề đức tin, cả khi họ là những người không tin. Các người bất khả ngộ, và các người vô thần tiếp tục khó chịu coi tương quan giữa khoa học và đức tin là vô ích.
Hỏi: Trong cuốn sách cuối cùng tựa đề ”Ngày càng gần nhau hơn” giáo sư giải thích các lý do, qua đó các nhà vật lý học làm cho các phân tử gia tốc, có đúng thế không?
Đáp: Vâng, một cách nòng cốt có ba lý do. Thứ nhất để ngày càng nghiên cứu trong chi tiết thế giới hạ nguyên tử; thứ hai, để tạo ra trong các va chạm giữa các phân tử, các phân tử mới không hiện hữu trong thế giới bao quanh chúng ta, nhưng chúng hiện hữu trong một phần tỷ giây sau vu nổ khai nguyên vũ trụ, hầu nghiên cứu các tương quan gắn liền với các phân tử làm thành vật chất. Và lý do thứ ba có lẽ là lý do hấp dẫn nhất được chỉ huy bởi ước muốn tái dựng lại sự tiến triển của vũ trụ bắt đầu từ một phần tỷ giây ấy, hầu minh giải sự hình thành các vì sao và các dải ngân hà đã xảy ra bao tỷ năm sau đó.
Hỏi: Thưa giáo sư, ngày mùng 4 tháng 7 năm nay 2012 Trung tâm nghiên cứu năng lượng nguyên tử Âu châu ở Genève bên Thụy Sĩ đã loan báo một khám phá ngoan mục. Đó là khám phá gì vậy?
Đáp: Người ta đã chứng minh được sự hiện hữu của một lãnh vực, một phương thế vô vật chất làm đầy toàn không gian, tác động trên nhau với các phân tử đi qua nó bằng cách làm cho vài phân tử chậm lại hơn các phân tử khác, và vì thế cung cấp cho chúng khối lượng lớn hơn hay nhỏ hơn.
Sự hiện hữu của lãnh vực này đã được minh chứng khi quan sát các dao động được định vị trí của nó, được tạo ra trong sự va chạm của các phân tử Higgs. Vì thế đối với các nhà vật lý các phân tử này gọi là Bossone Higgs, là một phương tiện, chứ không phải là mục đích nghiên cứu của họ. Một phương tiện cho phép khẳng định rằng không gian được hoàn toàn làm đầy bởi một môi trường, mà chúng tôi gọi là môi trường Higgs, nghĩa là cái gì trao ban khối lượng cho các phân tử.
Hỏi: Nói một cách cụ thể, đó là điều trao ban khối lượng cho thân thể của tôi và thân thể của giáo sư, có phải thế không?
Đáp: Vâng. Nếu các điện tử electron xoay quanh các hạt nhân của thân thể tôi có một khối lượng và không bao giờ ngừng xoay, thì là bởi vì có môi trường Higgs. Nếu thân xác tôi bị hủy bỏ, thì nó sẽ vỡ tan tành.
Hỏi: Vào năm 1992 giáo sư đã thành lập tổ chức Tera để chữa trị bằng các phản xạ adronic. Nó có nghĩa là gì thưa giáo sư?
Đáp: Mỗi năm có 120.000 người Ý được xạ trị với các tia hồng ngoại tuyến X, nghĩa là được xạ trị chống lại các bệnh ung thư. Cùng với giải phẫu và hóa trị, xạ trị là phương pháp chữa các bệnh ung thư. Tuy nhiên, các điện tử proton và ion Carbon có khả năng chính xác hơn các tia hồng ngoại X, và vì thế chúng cứu các tế bào và các cơ phận lành mạnh ở rất gần các tế bào ung thư. Đây là điều xảy ra trong 10% các trường hợp. Năm 2003 Tổ chức Tera đã hoàn thành tại Pavia dự án một máy tăng tốc các proton và ion Carbon. Được chế tạo bởi ”Trung tâm quốc gia xạ trị ung thư Italia” (CNAO) và ”Học viện quốc gia vật lý nguyên tử Pavia” (INFN), máy này đã trị liệu cho một bệnh nhân ung thư đầu tiên hồi tháng 9 năm 2011, và dự trù sẽ trị bệnh cho khoảng 1.000 bệnh nhân mỗi năm. Hiện nay còn qúa sớm để có các số liệu kiểm chứng hiệu qủa của nó. Nhưng đây là một lãnh vực trong đó người Nhật đã đi tiên phong, và trên toàn thế giới hiện nay chỉ có một trung tâm khác như trung tâm tại Pavia đó là trung tâm Heidelberg bên Đức.
(Avvenire 15-11-2012)
Linh Tiến Khải
Nguồn: Vietvatican