Bà là “tiếng nói của người thấp cổ bé họng” về HIV/AIDS
Hôm 20-11, Liên Hiệp Quốc công bố lãnh đạo phe đối lập Aung San Suu Kyi là đại sứ đặc trách chương trình HIV/AIDS của tổ chức này.
Bà Suu Kyi nhận lời mời đứng đầu chương trình này trong cuộc họp với Giám đốc Điều hành UNAIDS Michel Sidibé tại thủ đô Nypyidaw, theo thông cáo của chương trình này.
“Tôi rất vinh dự được chọn để đấu tranh cho những người sống bên lề xã hội và vật lộn hằng ngày để duy trì phẩm giá của mình và các quyền cơ bản của con người” – bà nói trong thông cáo.
“Tôi muốn trở thành tiếng nói của những người thấp cổ bé họng” – bà Suu Kyi nói thêm. Trước đây bà được bổ nhiệm làm người chủ trương không phân biệt đối xử trên toàn cầu của tổ chức này.
Ông Sidibé cho biết người đoạt giải thưởng Nobel này là lựa chọn thích hợp cho vai trò này.
“Từ làng quê xa xôi đến thành phố lớn, từ châu Phi đến châu Á, người ta đang bàn tán về bà Aung San Suu Kyi. Bà là nguồn cảm hứng” – ông nói trong thông cáo.
Eamonn Murphy, Giám đốc UNAIDS quốc gia Myanmar, nói rằng ông vui mừng vì bà Suu Kyi chấp nhận vai trò này.
“Bà sẽ trở thành tiếng nói của những người bị nhiễm HIV/AIDS không có tiếng nói” – ông phát nói hôm 21-11 trong một cuộc phỏng vấn tại Yangon.
Khi được hỏi liệu bà Suu Kyi làm đại sứ có hiệu quả không khi dựa vào lời bà cam kết với tư cách là nhà lập pháp, ông Murphy nói công nghệ hiện đại sẽ giúp bà phát đi các thông điệp hy vọng mạnh mẽ ở Myanmar và trên khắp thế giới.
Đầu năm nay, bà Suu Kyi phát biểu tại cuộc họp quốc tế qua cầu nối video bày tỏ sự ủng hộ đối với những người sống chung với HIV/AIDS, ông Murphy kể.
Bà Suu Kyi nói phân biệt đối xử đã “tạo ra môi trường sợ hãi khiến người ta không thể tiếp cận các dịch vụ cứu sống dành cho người bị HIV”.
“Tại Myanmar hiện nay chúng tôi đang điều trị cho hơn 40.000 người sống chung với HIV. Quan trọng là mọi người nghi ngờ mình có thể có nguy cơ bị nhiễm đi kiểm tra HIV và biết tình trạng HIV của mình sớm, để có thể ngăn chặn lây nhiễm thêm và có thể được điều trị khi cần” – bà nói thêm.
Khoảng 216.000 người trong đó 36% là phụ nữ, sống chung với HIV vào năm 2011 ở Myanmar, theo báo cáo tiến triển phản ứng AIDS toàn cầu năm 2012.
Khoảng 18.000 người chết vì những căn bệnh liên quan đến AIDS vào năm ngoái và số ca nhiễm mới là khoảng 8.000.
John Zaw từ Mandalay, Myanmar
Nguồn: UCANews