Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha tại Toà án tỉnh Long An hồi tháng 5. – Ảnh: AFP/ News agency
Tuyệt vọng trước sự đàn áp tàn nhẫn các blogger
Việc bắt giữ blogger Trương Duy Nhất tuần trước đã gây chút bất ngờ từ phía chính phủ. Trong những ngày sau đó, trang web nổi tiếng của blogger trở thành một cái bẫy khi khách truy cập vào sẽ bị phần mềm độc hại tải về máy tính đánh cắp thông tin cá nhân người dùng.
Đó là nỗ lực táo bạo mới nhất của an ninh Việt Nam nhằm thu thập hồ sơ cá nhân của cộng đồng bất đồng chính kiến trong nước.
Gần 40 blogger và các nhà hoạt động đã bị bắt giữ trong năm nay. Các nhà quan sát nói rằng cường độ các cuộc đàn áp này phản ánh sự bất ổn ngày càng gia tăng trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền, vốn tham nhũng tràn lan, tranh giành chính trị và một nền kinh tế suy yếu.
Trương Duy Nhất bị buộc tội “lạm dụng tự do dân chủ” khi kêu gọi cải cách xã hội của nhà nước độc đảng. Các lời kêu gọi trở nên cấp bách hơn bao giờ hết khi sự tức giận của người dân càng lan rộng và nền kinh tế tiếp tục sụt giảm.
Không giống như Trung Quốc, nơi sự kiểm duyệt xuất hiện đồng thời với Internet và do đó, bất đồng chính kiến có thể bị dập tắt trước khi nó lây lan. Tại Việt Nam chính quyền kìm kẹp tương đối yếu ớt dòng chảy thông tin trên khắp đất nước.
Sự phát triển đường truyền Internet tốc độ cao cùng với dân số biết chữ cao đã thúc đẩy sự bùng nổ viết blog trực tuyến những năm gần đây. Điều này làm mối quan ngại của chính quyền gia tăng đã dẫn đến giới hạn của tự do ngôn luận trong nước.
“Giới tinh hoa chính trị Việt Nam thấy đây là thế trận đặc biệt khi các blogger chỉ trích trực tiếp từng cá nhân – tổng bí thư đảng, thủ tướng chính phủ và chủ tịch nước”, Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia Việt Nam tại Đại học New South Wales của Úc, cho biết.
“Các blogger phản ánh các quan điểm của giới bất đồng chính kiến nổi tiếng và dẫn dắt dư luận. Một số blogger đã trở nên nổi tiếng và được nhiều người ủng hộ.”
Khoảng 30% dân số trong nước truy cập Internet thường xuyên. Nếu như ở Myanmar, các thành viên chế độ sử dụng phương tiện truyền thông bên ngoài để tìm hiểu những chủ đề mà các phương tiện truyền thông nhà nước không đưa tin. Thì sự kiểm soát chặt chẽ thông tin ở Việt Nam đã dẫn đến một nghịch lý khác là các trang blog trở thành công cụ quan trọng đối với chính phủ để đánh giá tâm trạng công chúng.
Tuy nhiên, tác giả của chúng là kẻ thù của nhà nước. Hàng triệu Mỹ kim đang được chi tiêu mỗi tháng để bí mật theo dõi. Trong một phiên toà hồi tháng 1 năm nay, 14 nhà hoạt động và các blogger đã bị kết án lên đến 13 năm tù.
Một phiên toà khác vào tháng 5 đã kết án 6 và 8 năm tù cho hai nhà hoạt động trẻ (Nguyễn Đình Kha và Nguyễn Phương Uyên), vì đã phát hành tờ rơi chỉ trích đảng cầm quyền.
Các nhà hoạt động và bloger kêu gọi độc lập với Trung Quốc, hàng hoá nước này vốn đang chiếm lĩnh thị trường và nhiều người Việt cảm thấy Trung Quốc bắt đầu dần dần kiểm soát đất nước. Những bản án gay gắt phản ánh sự bối rối gia tăng trong nội bộ chính phủ Việt Nam. Và về sự khúm núm của chính phủ Việt Nam đối với Trung Quốc, Hà Nội nóng nảy không cho phép công dân mình bàn về quan hệ giữa hai nước.
Suy thoái kinh tế đã làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn với chính phủ. Nơi 5 năm trước đây, Việt Nam là chủ đề của một nền kinh tế mạnh mẽ, được sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ, nhưng nay điều này đã thay đổi theo chiều hướng tệ hại.
Tốc độ tăng trưởng chậm lại từ trên 8% xuống còn gần 5%, chi tiêu xã hội và các hỗ trợ dành cho người dân đã bị cắt giảm.
Thất nghiệp diễn ra đồng thời với nạn tham nhũng và lợi ích cục bộ trong chính quyền và giới kinh doanh được nhiều người cho rằng là yếu tố chính góp phần vào cuộc khủng hoảng kinh tế.
Các ngân hàng và công ty nhà nước đã phải gánh những hậu rất lớn do các hành động phi pháp và sự quản lý yếu kém. Điều này đã tác động nghiêm trọng đến đời sống người dân.
Những điều đó đã làm thức tỉnh chính trị cho người Việt Nam, mặc dù không được hưởng quyền tự do dân chủ, nhưng đã sống trong môi trường tương đối thoải mái. Tình cảnh này đã cung cấp nguồn tư liệu phong phú cho các blogger tấn công Đảng Cộng sản đã dẫn đến sự đàn áp hiện nay.
“Thật không may, kết quả là các blogger độc lập bị bắt giữa những xung đột nội bộ của đảng và bị trừng phạt vì đơn thuần chỉ ra nhiều chính sách và những thất bại quản lý của chính phủ”, Shawn Crispin, đại diện cao cấp của khu vực Đông Nam Á của Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo, cho biết.
Điều có lẽ đáng sợ nhất đối với Đảng Cộng sản, vốn lên nắm quyền nhờ các chiến thuật phong trào mặt trận quốc gia, đó là cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ khuyến khích các công dân tạo thành một phong trào gắn kết mà có thể một ngày nào đó sẽ cướp chính quyền trong cùng một cách thức mà đảng đã làm.
Bất chấp đàn áp, sự tự tin phát biểu của công chúng càng gia tăng về các vấn đề sửa đổi hiến pháp, thay đổi chính sách đối với Trung Quốc, tôn trọng nhân quyền, quyền sử dụng đất…
“Chế độ độc đảng Việt Nam không bị đe doạ của một “Mùa xuân Việt Nam”. Nhưng sự đấu tranh căng thẳng giữa các tầng lớp … [và điều này] đang ảnh hưởng đến sự quản trị đất nước “, ông Thayer nói. Đảng đang lên kế hoạch lựa chọn lãnh đạo vào năm 2016 với chút hy vọng phát triển.
Là điều có ý nghĩa khi có một sự thay đổi lớn lao diễn ra trong thái độ của chính phủ. Tuy nhiên, những rủi ro vẫn đang gia tăng dành cho các blogger.
Lời kêu gọi cải cách xã hội của Trương Duy Nhất là điều đảng biết cần phải thực hiện càng sớm càng tốt, nhưng số tù nhân chính trị càng gia tăng báo trước điềm không hay.
Sự phát triển của Internet là mồi nhử nguy hiểm dành cho các nhà hoạt động, vốn biết rằng phải trả giá đắt khi thực hiện quyền chỉ trích chính phủ.
Nguồn: UCANews