Văn Hoàng đã từng ứng đối với Giải học sĩ, nói: “Có người viết câu ‘sắc nạn’’ rất là khó đối”.
Giải học sĩ lập tức trả lời: “Quá dễ”.
Đợi một lúc sau Văn Hoàng không thấy Giải học sĩ viết xuống câu đối, nói: “Mặc dù nói rất dễ, sao lại ứng đối chậm quá vậy?”
Giải học sĩ trả lời: “Tôi vừa mới đối đó”. Văn Hoàng mới sực tỉnh ngộ và cười ha ha.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư:
Người thông minh thì ứng đối giỏi, người bình tĩnh thì luôn giải quyết tình huống cách tốt đẹp. Đem “quá dễ” đối với “quá khó” trong câu nói thông thường thì quả là người thông minh và bình tĩnh.
Cuộc đời là một câu đối đầy ẩn số mà chỉ những ai có tinh thần khiêm tốn của Phúc Âm mới có thể ứng đối được: thánh thiện đối với tội lỗi, khiêm tốn đối với kiêu ngạo, rộng rãi đối với ích kỷ, yêu thương đối với ghen ghét.v.v…
Chúa Giêsu đã dùng đau khổ và sự chết của mình để đối lại với sự dữ đang hoành hành trên thế gian, để nhân loại nhờ ân sủng của Ngài để chiến thắng ma quỷ và những cám dỗ của nó.
Văn Hoàng phải ngẫm nghĩ lâu mới hiểu được câu đối của Giải học sĩ, cũng vậy, người Kitô hữu phải biết cầu nguyện liên lĩ để hiểu biết mầu nhiệm khổ đau và yêu thương của Chúa Giêsu, để trong cuộc sống họ có đủ sức mạnh để đối đầu với những cám dỗ…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài