Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần hoạt động trong cuộc đời thánh Phaolô và các thừa sai

** Khi đọc sách Tông Đồ Công Vụ chúng ta thấy Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần hiện diện và hoạt dộng trong công cuộc truyền giáo của thánh Phaolô. Sau khi được Chúa giải thoát tại Philiphê Tông đồ Phaolô và Sila đến Thêxalônica rao giảng trong hội đường do thái có mấy người tin theo đạo cùng một số rất đông những người Hy Lạp và một ít phụ nữ quý phái. Nhưng người Do thái sinh ghen tức nên họ quy tụ một đám du đãng đầu đường xó chợ họp thành đám đông gây náo động trong thành. Ngay đêm ấy các anh em tiễn ông Phaolô đi Beroia. Đến nơi các ông rao giảng trong hội đường do thái, và có nhiều người tin theo. Nhưng khi người do thái ở Thêxalônica biết tin họ kéo đến gây sách động và xôn xao trong dân chúng. Các anh em đưa ông Phaolô ra bờ biển đi Athena. Tại đây Phaolô được mời giảng trước hội đồng Areopago. Nhưng khi nghe nói tới việc Đức Giêsu sống lại, kẻ thì nhạo cười, kẻ thì nói để khi khác chúng tôi sẽ nghe ông nói về vấn đề ấy. Nhưng cũng có mấy người theo ông và tin Chúa.

Sau đó, ông Phao-lô rời A-thê-na đi Cô-rin-tô. Tại đây, ông gặp một người Do-thái tên là A-qui-la, quê ở Pon-tô, vừa mới từ I-ta-li-a đến, cùng với vợ là Pơ-rít-ki-la, vì hoàng đế Cơ-lau-đi-ô đã ra lệnh cho mọi người Do-thái phải rời Rô-ma. Ông Phao-lô đến thăm hai ông bà, và vì cùng nghề, nên ông ở lại nhà họ và cùng làm việc: họ làm nghề dệt lều. Mỗi ngày sa-bát, ông thảo luận tại hội đường, cố thuyết phục cả người Do-thái lẫn người Hy-lạp.

Khi ông Xi-la và ông Ti-mô-thê từ Ma-kê-đô-ni-a xuống, thì ông Phao-lô chỉ lo giảng, long trọng làm chứng cho người Do-thái biết rằng Đức Giê-su chính là Đấng Ki-tô. Bởi họ chống đối và nói lộng ngôn, nên ông giũ áo mà bảo họ: “Máu các người cứ đổ xuống trên đầu các người! Phần tôi, tôi vô can; từ nay trở đi, tôi sẽ đến với người ngoại.” Ông rời bỏ chỗ ấy đến nhà một người ngoại tôn thờ Thiên Chúa, tên là Ti-xi-ô Giút-tô, ở sát bên hội đường. Ông Cơ-rít-pô, trưởng hội đường, tin Chúa, cùng với cả nhà. Nhiều người Cô-rin-tô đã nghe ông Phao-lô giảng cũng tin theo và chịu phép rửa. Một đêm, Chúa bảo ông Phao-lô trong một thị kiến: “Đừng sợ! Cứ nói đi, đừng làm thinh, vì Thầy ở với anh; không ai tra tay hại anh được, vì Thầy có một dân đông đảo trong thành này.” Ông Phao-lô ở lại đó một năm rưỡi, dạy cho họ lời Thiên Chúa.

** Thời ông Ga-li-on làm thống đốc tỉnh A-khai-a, người Do-thái nhất tề nổi dậy chống ông Phao-lô; họ đưa ông ra toà và nói: “Tên này xúi giục người ta tôn thờ Thiên Chúa trái với Lề Luật.” Ông Phao-lô toan mở miệng, thì ông Ga-li-on đã nói với người Do-thái: “Hỡi người Do-thái, giả như có gì là trái Luật hay phạm pháp, thì lẽ đương nhiên là tôi sẽ chịu khó nghe các ông. Nhưng đây lại là những chuyện tranh luận về giáo thuyết, danh từ, luật lệ riêng của các ông, thì các ông hãy tự xét lấy. Phần tôi, tôi không muốn xét xử những điều ấy.” Rồi ông đuổi họ ra khỏi toà án. Mọi người liền túm lấy ông Xốt-thê-nê, trưởng hội đường, mà đánh túi bụi ngay trước toà án. Nhưng ông Ga-li-on chẳng bận tâm gì về việc này.

Ông Phao-lô còn ở lại Cô-rin-tô khá lâu, rồi từ giã các anh em và vượt biển sang miền Xy-ri, cùng với bà Pơ-rít-ki-la và ông A-qui-la. Trước đó, tại Ken-khơ-rê, ông xuống tóc, vì có lời khấn.

Khi đến Ê-phê-xô, ông Phao-lô từ biệt hai người kia. Phần ông, ông vào hội đường và thảo luận với người Do-thái. Họ xin ông ở lại lâu hơn. Ông không chịu. Nhưng khi từ giã họ, ông nói: “Để lần khác tôi sẽ trở lại với các ông, nếu Thiên Chúa muốn.” Rồi ông xuống tàu rời Ê-phê-xô.

Đến Xê-da-rê, ông lên Giê-ru-sa-lem chào thăm Hội Thánh, rồi xuống An-ti-ô-khi-a. Sau khi ở đó một thời gian, ông ra đi, lần lượt qua miền Ga-lát và Phy-ghi-a và làm cho tất cả các môn đệ được vững mạnh.

Có một người Do-thái tên là A-pô-lô, quê ở A-lê-xan-ri-a, đã đến Ê-phê-xô; ông là người có tài hùng biện và thông thạo Kinh Thánh. Ông đã được học Đạo Chúa; với tâm hồn nồng nhiệt, ông thường lên tiếng giảng dạy chính xác những điều liên quan đến Đức Giê-su, tuy rằng ông chỉ biết có phép rửa của ông Gio-an. Ông bắt đầu mạnh dạn rao giảng trong hội đường. Sau khi nghe ông nói, bà Pơ-rít-ki-la và ông A-qui-la mời ông về nhà trình bày Đạo của Thiên Chúa cho ông chính xác hơn.

Ông A-pô-lô muốn sang miền A-khai-a thì các anh em khuyến khích ông và viết thư xin các môn đệ tiếp đón ông. Khi đến nơi, nhờ ơn Chúa, ông đã giúp ích nhiều cho các tín hữu, vì ông mạnh mẽ và công khai bẻ lại người Do-thái, dẫn Kinh Thánh mà minh chứng rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô. 

** Trong khi ông A-pô-lô ở Cô-rin-tô thì ông Phao-lô đi qua miền thượng du đến Ê-phê-xô. Ông Phao-lô gặp một số môn đệ và hỏi họ: “Khi tin theo, anh em đã nhận được Thánh Thần chưa? ” Họ trả lời: “Ngay cả việc có Thánh Thần, chúng tôi cũng chưa hề được nghe nói.” Ông hỏi: “Vậy anh em đã được chịu phép rửa nào? ” Họ đáp: “Phép rửa của ông Gio-an.” Ông Phao-lô nói: “Ông Gio-an đã làm một phép rửa tỏ lòng sám hối, và ông bảo dân tin vào Đấng đến sau ông, tức là Đức Giê-su.”Nghe nói thế, họ chịu phép rửa nhân danh Chúa Giê-su. Và khi ông Phao-lô đặt tay trên họ, thì Thánh Thần ngự xuống trên họ, họ nói tiếng lạ và nói tiên tri.7Cả nhóm có chừng mười hai người.

Ông Phao-lô vào hội đường, và trong vòng ba tháng, ông mạnh dạn rao giảng, thảo luận về Nước Thiên Chúa và cố gắng thuyết phục họ. Nhưng có một số người cứng lòng, không chịu tin, lại còn nói xấu Đạo trước mặt cộng đoàn, nên ông tuyệt giao với họ, tách các môn đệ ra; ngày ngày ông thảo luận trong trường học của ông Ty-ran-nô. Cứ như thế trong vòng hai năm, khiến mọi người ở A-xi-a, Do-thái cũng như Hy-lạp, đều được nghe lời Chúa.

Thiên Chúa dùng tay ông Phao-lô mà làm những phép lạ phi thường, đến nỗi người ta lấy cả khăn cả áo đã chạm đến da thịt ông mà đặt trên người bệnh, và bệnh tật biến đi, tà thần cũng phải xuất.

 Vào thời kỳ ấy, xảy ra một vụ rối loạn khá trầm trọng liên quan đến Đạo. Số là có một người thợ bạc tên là Đê-mết-ri-ô, chuyên làm mô hình đền nữ thần Ác-tê-mi bằng bạc, và nhờ đó đem lại cho các người thợ một nguồn lợi không nhỏ. Ông ta tập hợp họ và những người làm nghề tương tự, và nói: “Thưa các bạn, các bạn thừa biết là nhờ việc làm ăn này mà chúng ta phát tài. Thế mà, như các bạn thấy và nghe biết: không những ở Ê-phê-xô này, mà gần như trong khắp cả A-xi-a, tên Phao-lô ấy đã thuyết phục và làm cho một đám đông đáng kể thay lòng đổi dạ, khi hắn nói rằng thần linh do tay người làm ra không phải là thần. Như vậy, có nguy cơ là không những ngành nghề của chúng ta bị chê bai, mà cả đền thờ đại nữ thần Ác-tê-mi cũng bị người ta coi chẳng ra gì, và rốt cuộc vị nữ thần mà toàn A-xi-a và cả thiên hạ tôn thờ cũng chẳng còn gì là vĩ đại nữa.” 

** Nghe nói thế, họ đầy lòng căm phẫn và thét lên: “Vĩ đại thay, thần Ác-tê-mi của người Ê-phê-xô! ” Cả thành đầy hỗn loạn, người ta ùn ùn kéo đến hí trường, lôi theo ông Gai-ô và ông A-rít-ta-khô là những người Ma-kê-đô-ni-a, bạn đồng hành của ông Phao-lô. Ông Phao-lô muốn ra trước đại hội toàn dân, nhưng các môn đệ không cho. Có mấy vị chức sắc tỉnh A-xi-a, là bạn của ông Phao-lô, cũng sai người đến khuyên ông đừng liều mình đến hí trường.

Dân chúng hò la, kẻ thế này, người thế nọ, đại hội trở nên hỗn loạn và phần đông không biết mình họp nhau để làm gì. Trong đám đông, có những người nói rõ sự thể cho ông A-lê-xan-đê biết, vì người Do-thái đã đưa ông ra. Ông A-lê-xan-đê giơ tay làm hiệu tỏ ý muốn thanh minh với đại hội toàn dân. Nhưng khi nhận ra ông là người Do-thái, thì tất cả mọi người đồng thanh hò hét suốt gần hai tiếng đồng hồ: “Vĩ đại thay, thần Ác-tê-mi của người Ê-phê-xô! ” Sau cùng, viên thư ký thành phố trấn an đám đông, ông nói: “Thưa đồng bào Ê-phê-xô, có ai trong loài người lại không biết rằng thành Ê-phê-xô được coi sóc đền thần Ác-tê-mi vĩ đại và giữ pho tượng của người từ trời rơi xuống? Điều đó hẳn không ai chối cãi được, vậy đồng bào hãy bình tĩnh và đừng làm gì hấp tấp. Đồng bào đã đưa những người này tới đây: họ không phạm thánh cũng chẳng nói lộng ngôn chống nữ thần của chúng ta. Vậy nếu ông Đê-mết-ri-ô và các thợ cùng đi với ông có điều gì kiện cáo ai, thì đã có các phiên toà, các thống đốc: họ cứ việc đưa nhau ra toà! Ngoài ra, nếu đồng bào còn điều gì khác muốn yêu cầu, thì đại hội hợp pháp sẽ giải quyết. Quả thế, điều xảy ra hôm nay có nguy cơ làm chúng ta bị tố cáo về tội nổi loạn, vì không có lý do nào để chúng ta có thể biện minh việc tụ họp này.” Nói thế rồi, ông giải tán đại hội.

Sau khi những việc ấy xảy ra, ông Phao-lô được Thánh Thần thúc đẩy, quyết định đi ngang qua miền Ma-kê-đô-ni-a và miền A-khai-a mà về Giê-ru-sa-lem; ông nói: “Về đó rồi, tôi còn phải đi thăm Rô-ma nữa.” Ông sai hai người trong các phụ tá của Sau khi những việc ấy xảy ra, ông Phao-lô được Thánh Thần thúc đẩy, quyết định đi ngang qua miền Ma-kê-đô-ni-a và miền A-khai-a mà về Giê-ru-sa-lem; ông nói: “Về đó rồi, tôi còn phải đi thăm Rô-ma nữa.” 

Ông sai hai người trong các phụ tá của ông là Timôthê và Erattô đi Makêđonia, còn ông thì ở lại Axia một thời gian.

TMH 513

Linh Tiến Khải

RV

Chia sẻ Bài này:

Related posts