Trong hai thế kỷ XVIII-XIX lập trường của Giáo Hội dựa trên vài tiêu chuẩn đo Đức Prospero Lambertini, sau này là ĐGH Biển Đức XIV (1740-1758), đề ra. Theo đó Giáo Hội chấp nhận các vụ hiện ra và các mạc khải tư, để xây dựng và vì thiện ích của tín hữu. Nhưng các tin hữu có thể khước từ chấp nhận và không buộc phải tin, cả khi các vụ hiện ra được Giáo Hội chấp nhận.
Tuy nhiên, trong Đại hội thánh mẫu học quốc tế triệu tập tại Lộ Đức, nhân kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra với chị Bernadette Soubiroux (1854), cha C. Balíc, giám đốc Học viện thánh mẫu học quốc tế, đã công khai đưa vấn đề ra thảo luận và nêu lên hai câu hỏi. Thứ nhất, việc chấp nhận các vụ hiện ra và các mạc khải tư này có phải là niềm tin nơi Thiên Chúa hay không? Và thứ hai: việc chấp thuận chính thức các vụ Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức và Fatima từ phía các Giáo Hoàng, lại không vượt quá việc đơn sơ cho phép hay sao? Chúng không dấn thân sự bất khả ngộ sao? Có thể hỏi xem trong trường hợp này chúng có dấn thân việc không thể sai lầm không? Và thay vì một cử chỉ của “niềm tin chỉ có tính cách nhân bản”, thì trái lại phải cho các vụ hiện ra tại Lộ Đức một sự chấp nhận của “niềm tin thần học”?
Có hai học giả là cha Roy dòng Biển Đức và cha Valentini dòng Salesien đã nhận lòi mời của cha Balíc đến thuyết trình trong đại hội. Cha Roy ủng hộ luận thuyết dấn thân hơn gồm hai điểm sau đây. Thứ nhất các vụ hiện ra tại Lộ Đức được thừa nhận một cách giống với các cuộc tôn phong hiển thánh, nên có tính cách của một sự kiện tín lý. Trong cách thức đó người ta hiểu một sự kiện không bao gồm trong “mạc khải”, nhưng gắn liền một cách quá chặt chẽ với sự thông truyền của nó để có thể thoát khỏi quyền bất khả ngộ của các Giáo Hoàng. Trong phạm trù hàm hồ “các sự kiện tín lý” người ta bao gồm lời tuyên bố danh sách các tác phẩm Thánh Kinh, sự kiện 5 khẳng định bị kết án tìm thấy trong giáo thuyết của Giansenio, và việc phong thánh. Thứ hai, trong nghĩa này, đây là đức tin của Giáo Hội, được xây dựng trên chứng tá của Giáo Hội và được đòi hỏi bởi sự tuân phục con thảo của Giáo Hội.
** Cuộc tranh luận lại bùng nổ trong Đại hội thánh mẫu tại Fatima với các bài thuyết trình của các cha I. Ortiz de Urbina và Moreira Ferras. Cha Ferras ghi nhận tính cách tích cực, chứ không chỉ cho phép, của các chấp thuận của Giáo Hội. Điều cần thừa nhận với các thần học gia Yves Congar, Karl Rahner và Ortiz de Urbina đó là các chấp thuận của Roma đối với vài mạc khải tư vượt quá việc cho phép đơn sơ hay không có gì chống đối. Thần học gia Rahner viết: “Người ta không hiểu tại sao một mạc khải tư lại không phải được chấp nhận bởi tất cả những người biết nó, nếu họ cảm thấy một cách chắc chắn đủ rằng nó đến từ Thiên Chúa? Thật là không thể biện minh, vô lý và nguy hiểm yêu sách – như thường xảy ra để chứng thực nguồn gốc thiên linh của các mạc khải tư sau Chúa Kitô – yêu sách một mức chắc chắn đến độ, nếu người ta yêu sách đối với mạc khải chính thức, thì sẽ khiến cho không thể được mọi nền tảng đức tin trong mạc khải kitô.”
Tóm lại, có thể chấp nhận với thần học gia Rahner một cách chủ quan rằng việc gắn bó với các mạc khải tư nằm trong lãnh vực của đức tin thần học, không chỉ đối với thị nhân, mà cũng đối với cả những người nhận chứng tá ngôn sứ của thị nhân nữa. Chính ĐGH Gioan XIII, trong sứ điệp radio ngày 18 tháng 2 năm 1959 hướng tới Lộ Đức, nhấn mạnh rằng các Giáo Hoàng đã coi là một bổn phận phải lưu ý tín hữu liên quan tới các vụ hiện ra. Liên quan tới phạm trù các sự kiện tín lý nó rất hàm hồ và bị tranh luận. Như đã thấy đa số các nhà thần học trước Công Đồng Chung Vaticăng II đã chấp nhận rằng các vụ phong thánh dấn thân sự không thể sai lầm trong tư cách là sự kiện tín lý. Giờ đây phán đoán này về sự thánh thiện, dựa trên viêc duyệt xét dữ kiện đặc biệt và suy diễn, thuộc cùng bản chất của phán đoán có đối tượng là các vụ hiện ra. Vì thế là điều không rõ ràng làm sao lý thuyết cổ điển lại đã có thể dùng hai quả cân và hai kiểu đo khác nhau giữa phán xử của việc phong thánh được coi là không thể sai lầm và việc phán xử các vụ hiện ra được coi là một sự khoan nhượng đơn thuần, vì nó không dấn thân đức tin. Và sự so sánh đi xa hơn rất nhiều: cả hai truờng hợp đều liên quan tới việc sùng mộ. Ngày nay vấn đề đã thay đổi, sự không thể sai lầm của các vụ phong thánh hầu như không được chấp nhận nữa: trong tổng thể của nó nền thần học dè dặt hơn liên quan tới điều mà ngưòi ta định nghĩa là sự kiện tín lý và tính cách không sai lầm của nó.
Liên quan tới việc phân định các vụ hiện ra trước hết có khiá cạnh lý thuyết là việc lượng định sự siêu nhiên có thể cảm nghiệm. Vấn đề mà các vụ hiện ra đặt ra đó là sự siêu nhiên có thể cảm nghiệm được. Điều lạ lùng và hàm hồ trong các biểu lộ có thể cảm đuợc và có tính cách siêu nhiên đó là đức tin được định nghĩa như việc chấp nhận các sự thật hay thực tại không hiển nhiên. Nó là xác tín về điều người ta không trông thấy, và là việc diễn tả trước điều chúng ta hy vọng, nói theo văn bản thư gửi tín hữu Do thái hay Diễn từ về chức linh mục của Chúa Giêsu: “Đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy” (Dt 11,1). Và từ đó phát xuất định nghĩa kết thúc Phúc Âm thánh Gioan: “Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20,29).
** Tin là gắn bó với các sự thật hay thực tại không hiển nhiên. Đó là tin nơi lời nói, tin nơi chứng tá. Các thị kiến hay các vụ hiện ra siêu nhiên tấn công việc áp dụng các luật lệ này, trong mức độ trong đó chính dấu chỉ không có tính cách cơ cấu, quy ước, tự nhiên như là các bí tích và các điều có tính cách bí tích, nhưng là siêu nhiên được ban cho như là ơn.
Như vậy, thật là quan trọng nhớ rằng các thị kiến hay các vụ hiện ra siêu nhiên không thay thế đức tin, nhưng đưa đức tin ra ánh sáng, đặt để nó như nguyên tắc giúp nhận ra và phân biệt điều được biểu lộ. Còn tốt hơn nữa, những điều được biểu lộ bình thường xem ra tuỳ thuộc trật tự của các dấu chỉ hơn là tuỳ thuộc một trực giác tức khắc các thực tại siêu nhiên. Nếu có một loan báo nơi sự kiện các vụ hiện ra của Đức Trinh Nữ khác biệt liên quan tới y phục – và trong một nghĩa nào đó khó lượng định hơn – liên quan tới tuổi tác, gương mặt, chính mầu mắt, thì lại nguy hiểm việc giải thích lý do của các thay đổi đó.
Đề cập tới dấu chỉ không có nghĩa là nói tới các ảo tưởng. Mọi hiểu biết nhân loại trên trần gian này đều là sự hiểu biết qua các dấu chỉ: bởi vì dấu chỉ, bất cứ nó là dấu chỉ nào đi nữa, đều là một phương tiện giúp hiểu biết và cho phép đạt tới chính thực tại với sự trung gian của nó, theo các kiểu khác nhau. Trong nghĩa này có một sự tương đối tuỳ thuộc kiểu thường là bí nhiệm của sự trung gian. Việc nói tới các dấu chỉ không loại bỏ rằng một vụ hiện ra có thể có tích cách khách quan. Nhưng tích cách khách quan không được tùy thuộc các điều kiện chịu sự đong đếm như sự thường xuyên và chiều dài làn sóng của các nhịp rung định tính sự hiểu biết cảm nhận được một cách vật chất. Nếu Chúa Kitô hay Đức Trinh Nữ muốn tự biểu lộ ra, thì đó sẽ là một sự thông truyền “thuộc thứ loại của nó”, khó mà có thể xác định kiểu hiện hữu. Đây là một trong các lý do qua đó mọi vụ hiện ra đều tương đối so với điều nòng cốt của đức tin.
Chúng ta có thể thu góp nhiều khác biệt khác nữa. Một việc hiện ra nói chung là một hiện tượng không kéo dài, hay sự ngắn gọn thường là một tiêu chuẩn của tính chất đích thực, trong khi đức tin thì thường hằng. Một thị kiến hay một việc hiện ra cung cấp một sự hiển nhiên cảm nhận được trái nghịch với quy chế đêm tối của đức tin, đêm đen của các giác quan. Bình thường nó có tính cách đặc biệt, gắn liền với một vùng miền hay một thời đại. Tự nó điều này không phải là một mâu thuẫn, bởi vì đức tin và sự mạc khải luôn luôn đâm rễ sâu trong một thời đại và một nơi chốn đặc biệt. Chúng ta hãy nghĩ tới các sứ điệp của các ngôn sứ chẳng hạn. Nhưng các vụ hiện ra trong thời của Giáo Hội có một nhiệm vụ hạn hẹp hơn, đặc biệt trong lịch sử cứu rỗi, cả khi sự thông truyền này không thiếu chiều kích hoàn vũ.
** Đức tin là sự chắc chắn, trong nghĩa nó định nghĩa nền thần học, không phải với sự hiển nhiên của đối tượng, nhưng qua chứng tá thân tình của chính Thiên Chúa. Ngược lại, một việc hiện ra chỉ có thể được nhận diện qua các dự phóng phức tạp và khác biệt: đó là lý do giải thích sự thận trọng của Giáo Hội. Tuy nhiên, điều này không loại trừ rằng ánh sáng được ban cho các thị nhân có thể, qua ơn thánh, cho chúng một sự hiển nhiên và một chắc chắn tương tự như sự chắc chắn của đức tin. Và sau cùng, sứ điệp của của một vụ hiện ra không được thêm vào lời của Thánh Kinh và của Truyền Thống từ bên ngoài, như là một bổ túc hay một lời nói khác, nhưng gợi lại hay biểu lộ với sức mạnh mới điều đã được mạc khải. Như chúng ta đã nói, nhiệm vụ của nó là làm sống dậy đức tin và niềm hy vọng.
Như thế, các biểu lộ đặc sủng này dấy lên vấn đề các tương quan giữa quyền bính chính thức của Giáo Hội và các ơn đặc sủng nhưng không. Nếu không phải là điều bị loại trừ sự kiện quyền bính hưởng nhờ các đặc sủng đặc biệt – và đây là điều thường xảy ra – thì trong nhiều trường hợp đây là các tín hữu thường. Và việc hiện ra, xem ra trực tiếp liên lạc với trời, lại dấy lên sự nghi ngờ của giáo quyền, phán xử theo các tiêu chuẩn khiêm tốn hơn. Điều này làm nảy sinh ra các căng thẳng đã làm giảm thiểu hay đàn áp các hiện tượng này một cách đôi khi thái quá. Thật thế, việc cần sự hiện diện, các dấu chỉ, ánh sáng, sự hiển nhiên đã luôn luôn là phần của đức tin, nơi các ngôn sứ thời cựu ước cũng như trong Giáo Hội thời khai sinh qua các thế kỷ. Đức tin tìm ánh sáng và các dấu chỉ của Thiên Chúa. Ở đâu các dấu chỉ đóng góp một phần ngoại thường của sự hiện diện hay sự hiển nhiên, thì chúng đòi hỏi nhiều thận trọng và phân định, bởi vì chúng có thể sai lạc và có tính cách chủ quan. Tuy nhiên, một đường lối đàn áp và thuần tuý tiêu cực chỉ trích bề ngoài, duy lý hay phân tâm học vv… không nhất thiết là lành mạnh và phong phú. Chắc chắn là có các trường hợp, trong đó sự sai lầm phải bị khước từ hay đàn áp với quyền bính của Thiên Chúa, và cần phải làm điều đó với sự cương quyết, như ĐC Laurence, Giám Mục Lộ Đức, đã làm thời có nạn dịch các thị nhân tại Lộ Đức. Sau vụ Đức Mẹ hiện ra với chị Bernadette Soubiroux, có hàng chục người khác cũng tuyên bố họ trông thấy Đức Mẹ hiện ra. Nhưng hành động tốt nhất của Đức Cha đã là việc phân định và hướng dẫn các dấu chỉ đến từ trên cao và đem lại hoa trái. Và như vậy thật đáng cầu mong là không có một sự căng thẳng giữa quyền bính cơ cấu và các đặc sủng như đã quá thường xảy ra trong quá khứ.
TMH 533
Linh Tiến Khải