Lịch sử lòng tôn sùng Mẹ Maria

Sau loạt bài dài tìm hiểu các lễ phụng vụ liên quan tới Đức Mẹ, bắt đầu từ hôm nay chúng ta khai triển đề tài lịch sử lòng tôn sùng Mẹ Maria trong Giáo Hội ngày nay và một số các biểu lộ lòng tôn sùng ấy.

Cũng như mọi thời đại khác trong lịch sử loài người, thời đại ngày nay của chúng ta cũng cho thấy vài mâu thuẫn của nó, ngay trong lãnh vực của một hiện tượng tôn giáo như lòng sùng kính Đức Maria. Một đàng người ta chứng kiến nỗ lực tổng quát tháo gỡ huyền thoại và khước từ việc tôn thờ các nhân vật, hay các thần tượng. Cố gắng này hướng tới chỗ lượng định trở lại vị thế của Đức Thánh Trinh Nữ Maria trong chương trình cứu độ và làm nguội bớt các sùng mộ thái qúa. Đàng khác sức hấp dẫn mà một số nhân vật tiếp tục ảnh hưởng trên tâm lý của con người ngày nay giải thích tại sao lòng sùng mộ Đức Mẹ, ít nhất trên bình diện bình dân, đã không suy giảm như đã xảy ra trong các năm của Công Đồng Chung Vaticăng II và các năm tiếp theo sau Công Đồng.

Trước hết là các vấn đề xã hội văn hóa. Khía cạnh đầu tiên của sự mâu thuẫn nói trên được coi như một cố gắng tháo gỡ huyền thoại và hiểu ngầm một mẫu xã hội văn hóa và thần học được biểu lộ dưới nhiều hình thái khác nhau. Có người nhìn thấy nơi nguồn gốc của lòng tôn sùng Đức Maria việc vật chất hóa một nhu cầu vô thức và bản năng của sự âu yếm, lòng trìu mến và sự che chở đâm rễ sâu trong tâm thần con người. Bản năng đó sẽ tìm thấy một biện minh  lịch sử trong việc tôn sùng mà nhiều tôn giáo dành cho một nữ thần – mẹ, như trong các tôn giáo của các nữ thần Iside, Cibele, Astarte và các thần linh khác.

Theo các kết quả phân tích mác xít lịch sử tiến triển xã hội, việc tôn sùng một nữ thần, mẹ của các thần và của con người, đã đặc biệt phổ biến giữa các dân ngoại chú ý nhiều hơn tới hiện tượng nô lệ. Điều này giải thích sự hiện diện thường xuyên của gương mặt các nữ thần nơi các dân tộc vùng Địa Trung Hải, có đặc thái là tâm thức nô lệ.

Nhiều học giả khác ủng hộ thuyết của triết gia Freud coi lòng sùng mộ Đức Mẹ như hậu quả của một tiến trình siêu việt hóa nữ tính và tính dục. Hay gần hơn theo các thuyết của  triết gia C. G. Jung  nhìn thấy nơi Đức Maria, trinh nữ và là mẹ mẫu gốc  của tinh thần chiêm niệm làm thành chút nữ tính nằm nơi mỗi người, như là yếu tố hội nhập và chữa lành các xung khắc giữa ý thức và vô ý thức thức. Như thế người ta gán cho lòng sùng kính Đức Maria một loại nhiệm vụ trị liệu tâm thần.

Đương nhiên là các viễn tượng như thế và các viễn tượng tương tự giả thiết việc khước từ bất cứ sự can thiệp siêu nhiên nào trong thực tại và trong lịch sử thế giới chúng ta,  và coi việc tung hô và lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria như hậu qủa của các hệ thống thuần túy văn hóa.

Điểm thứ hai là các vấn đề thần học và tôn giáo. Các lý do giải thích một thái độ tiêu cực nào đó đối với việc tôn sùng Mẹ Maria hiện diện trong Giáo Hội công giáo trong các năm sau này thuộc bản chất khác. Người ta ghi nhận việc dấy lên của một tâm thức chống lại ảnh tượng, tìm cách hãm lại lòng sốt sắng truyền thống và chủ trương hăng say  của dân kitô đối với con người của Mẹ Maria. Nó khởi hành từ ghi nhận rằng việc sùng kính Đức Mẹ ngày càng có các hình thức thái quá và sai lạc đáng gây lo ngại. Mục tiêu của cuộc khủng hoảng được tạo ra này có tính cách tích cực: đó là bảo đảm quyền tối thượng tuyệt đối của Chúa Kitô trong lòng tin và việc phụng tự của cộng đoàn kitô và trả lại cho Đức Maria chỗ đứng chính xác của Người trong lịch sử cứu độ là việc hoàn toàn tùng phục Con Mẹ trong lãnh vực mầu nhiệm của Giáo Hội. Qua đó người ta muốn tránh nguy cơ việc sùng kính Đức Mẹ rơi vào một hình thức duy tâm tình, hay việc tìm kiếm vô thức một loại bù trừ trong các trường hợp bị tước đoạt tình cảm.

Nhưng trong thái độ tiêu cực đối với lòng kính mến Đức Mẹ không được loại trừ một một thành kiến nào đó có tính cách duy lý đối với các vụ hiện ra hay các phép lạ được gán cho Đức Thánh Trinh Nữ, và các cử chỉ bị coi như là tạo thuận lợi cho các thái độ đạo đức uớt át và trẻ con, trái nghịch với lý tưởng của một kitô hữu trưởng thành.

Điểm thứ ba, cuộc khủng hoảng thánh mẫu hay cuộc khủng hoảng của nền thánh mẫu học. Có một khía cạnh khác trái nghịch với tình trạng đã trình bầy trên đây đó là cuộc khủng hoảng thánh mẫu xem ra chỉ liên lụy tới các môi trường thần học và các nhân viên mục vụ, nhưng không có nhiều ảnh hưởng định đoạt đối với lòng sùng mộ của dân kitô trong tổng thể của nó. Trái lại đã không bao giờ thiếu, và hiện nay cũng không thiếu các phản ứng bảo vệ một gia tài đạo đức đã nhận lãnh được từ truyền thống và được hấp thụ qua một việc giáo dục tôn giáo, mặc dù có các hạn hẹp của nó, nhưng không thể bị loại trừ  cả khối. Về phiá mình giáo quyền thường không can thiệp để kìm hãm các phong trào đạo đức bình dân đối với Mẹ Thiên Chúa. Có đúng  thật là giáo quyền không nhắm mắt trước các hình thức thái quá, mê tín dị đoan hay sai lạc, nhưng người ta cũng ghi nhận rằng các can thiệp của giáo quyền đi theo hướng trao ban can đảm và khích lệ hơn. Thật là ý nghĩa sự kiện cả trong các năm khủng hoảng các Giáo Hoàng cũng đã công bố các tài liệu long trọng liên tục ít nhiều gần nhau để tạo thuận tiện cho lòng sùng kính Đức Mẹ. Chẳng hạn như chương VIII Hiến chế về Giáo Hội Lumen Gentium công bố năm 1964 và diễn văn Đức Phaolô V đọc trong lễ nghi kết thúc khóa họp thứ ba của Công Đồng Chung Vaticăng II ngày 21 tháng 11 cùng năm; tông huấn “Signum magnum” công bố năm 1967; Tông huấn “Marialis cultus” công bố năm 1974 với các hướng dẫn khôn ngoan soi sáng và khích lệ góp phần việc thực thi đường lối đã được vạch ra trong Hiến chế về Giáo Hội liên quan tới lòng sùng kính Mẹ Maria. Sau cùng cần phải nhắc tới sự kiện đề tài về Đức Mẹ liên tục được nhắc đến trong các giáo huấn của Đức Gioan Phaolô II là người rất có lòng sùng kính Đức Mẹ, đến độ chọn khẩu hiệu “Totus tuus” Tất cả là của Mẹ.

Dưới ánh sáng của các nhận xét này xem ra không chính xác việc gán trách nhiệm cuộc khủng hoảng về lòng sùng kính Đức Mẹ trong thế giới kitô cho một loại tiến trình tôn thờ Đức Mẹ tiến nhanh đụng chạm tới các đỉnh cao không thể chịu đựng nổi khiến cho tình hình suy đồi. Một tầm nguyên các lý do chính xác của hiện tượng cần phải tìm kiếm nơi các yếu tố hiện nay đang ảnh hưởng ít nhiều trên tôn giáo trong tổng thể của nó.

Trước hết cần ghi nhận việc diều kiện hóa nặng nề của chủ thuyết duy vật hiện đại và của tinh thần đời  hóa trên tâm thức con người ngày nay. Đây là hiện tượng đã gây ra các thay đổi sâu rộng trong thói quen xã hội, trong tâm lý của các đám đông dân chúng, trong các hình thái  của việc truyền thông xã hội, trong các kiểu diễn tả văn chương, nghệ thuật, và văn hóa nói chung. Chúng là các yếu tố ảnh hưởng sâu đậm trên tâm tình tôn giáo và cả trên lòng sùng kính Mẹ Maria nữa.

Một trong các yếu tố này  đã luôn luôn có một vai trò nổi bật bên trong lòng sùng kính Đức Mẹ: đó là  hình ảnh mà các thời đại xã hội văn hóa khác nhau đã đề ra về phụ nữ.

Điểm thứ bốn, Đức Maria và hình ảnh phụ nữ. Có người nhận định rằng thời đại chúng ta không thuận tiện cho một chức làm mẹ đông con, chúc tụng phụ nữ trong chính họ; xây dựng các hình ảnh phụ nữ tự lập, thon dài về vẻ đẹp, độc lập và tự do trên phương diện tài chánh. Ngày nay thế giới phụ nữ nổi loạn chống lại quan niệm coi phụ nữ như đồ vật tính dục và dụng cụ sinh con đẻ cái, như người coi nhà. Người phụ nữ hiện đại đang đi tìm một sự tự lập, một chỗ đứng trong xã hội, một địa vị ngang hàng với nam giới trong cuộc sống riêng tư và trong cuộc sống công cộng. Phong trào nữ quyền mạnh mẽ và hăng hái vì ý thức được rằng nữ giới có sức nặng dân số trong xã hội hiện đại. Họ ý thức về khả năng sống còn lớn hơn của họ so với nam giói. Nữ giới muốn tự tháp nhập mình vào trong xã hội hiện tại như chủ thể tự cho phép mình tham gia vào mọi lãnh vực cuộc sống, kể cả lãnh vực tôn giáo, trong đó phái nữ tìm ra chỗ đứng dặc thù của mình, cả khi không tới độ được chấp nhận vào chức linh mục thừa tác, là điều đang xảy ra trong vài Giáo Hội kitô không công giáo.

Một mô thức văn hóa như thế về phụ nữ ngày nay chắn chắn điều kiện hóa các mẫu của tâm tình tôn giáo và vì thế cả mẫu của lòng sùng kính Đức Mẹ nữa. Vị thế của Chúa Kitô và của Mẹ Người bị đảo lộn so với xưa kia. Nếu trước kia gương mặt của Đức Giêsu là Chúa và là Vua toàn năng vinh hiển, trước mặt Người Mẹ Người được coi như là nữ tỳ khiêm hạ, tuân phục và ngoan ngoãn, thì ngày nay Đức Kitô lại đóng vai trò của người nam nghèo nàn, khiêm hạ, đau khổ, bị gạt bỏ ngoài lề, trong khi Đức Maria phản ánh hình ảnh của phụ nữ thời đại, “tranh đấu cho sự giải phóng triệt để khỏi chủ thuyết tiêu thụ, khỏi sự vật hóa, khỏi việc buôn bán, là phụ nữ mạnh mẽ trong Thánh Kinh, có khả năng lãnh các vai trò và trách nhiệm diễn tả một thái độ độc lập, định đoạt và phục vụ độc lập.

Trong nỗ lực noi gương bắt chước Mẹ, các tín hữu hướng tới chỗ thay thế mẫu của người nữ tỳ khiêm hạ và tuân phục của Chúa với mẫu của Đức Trinh Nữ của Kinh Magnificat, diễn tả gương mặt của một phụ nữ thách thức các thói quen  và tâm thức thời đó , khẳng định phẩm giá và các quyền bất khả nhượng của con người  và đặc biệt trong trường hợp của các người nghèo, bị gạt bỏ ngoài lề xã hội, bị bách hại, bị coi thường, trong số đó ngày xưa cũng bao gồm phụ nữ. Được hiểu như thế, hình ảnh Mẹ Maria đưa nữ giới tới chỗ gợi lên một sứ mệnh chuyên biệt trong xã hội và trong cuộc sống Giáo Hội.

MẸ MARIA 454

Linh Tiến Khải

Chia sẻ Bài này:

Related posts