2. BẬC TÁN TRỢ
176 (331)
Bậc này dành cho Linh mục, Tu sĩ và giáo dân không thể hoặc không muốn làm hội viên hoạt động, nhưng dâng mình phục vụ bằng lời cầu nguyện theo ý Legio.
Bậc Tán trợ chia ra hai cấp :
a) sơ cấp, đơn giản là tán trợ, và
b) cao cấp, biệt hiệu là Bảo trợ.
Tuổi nào cũng có thể làm Tán trợ.
Không cần trực tiếp cầu nguyện theo ý Legio ; dâng kính cho Đức Mẹ là đủ. Như vậy Legio có thể sẽ không nhờ gì. Nhưng với tư cách đoàn viên Legio mà Legio không mong gì hơn khi thấy người khác lãnh nhận nhiều phúc lợi. Nếu mỗi khi phục vụ như thế theo tinh thần Legio thì chắc chắn Nữ Vương cũng xét đến nhu cầu của Legio.
177 (332)
Tuy nhiên, khi cầu nguyện hay làm gì, Legio tha thiết xin mọi người hãy dâng tất cả cho Đức Mẹ, như của lễ vô điều kiện, để Đức Mẹ hoàn toàn sử dụng theo ý của Mẹ. Như thế, lòng quảng đại sẽ rộng lớn hơn và giá trị sẽ cao hơn. Để mục đích này hằng ngày có luôn trước mắt, chúng ta nên dùng lời nguyện ngắn, như : “Lạy Mẹ Vô Nhiễm, Trung gian các ơn, con xin dâng mọi phần cầu nguyện, việc làm và đau khổ mà con có thể dâng để Mẹ tùy nghi sử dụng”.
178 (333)
Hai bậc Tán trợ đối với Legio như hai cánh đối với loài chim, càng nhiều Tán trợ, cánh càng rộng ; càng trung thành cầu nguyện, cánh đập càng mạnh ; nhờ đó Legio có sức vượt lên trời cao của lý tưởng và mức cố gắng siêu phàm Legio bay nhanh đến các nơi mà Legio muốn đến, núi cao cũng không cản trở bước tiến của Legio. Nếu đôi cánh này xếp lại, Legio chỉ đi khập khễnh, vụng về, chậm chạp, gặp chướng ngại nhỏ là dừng ngay.
BẬC SƠ CẤP : TÁN TRỢ
179 (334)
Tán trợ, là cánh trái của đạo quân cầu nguyện. Họ có nhiệm vụ hằng ngày nguyện hết bản kinh Tessera, gồm có : Kinh Chúa Thánh Thần, lần hạt năm mươi và lời cầu tiếp liền theo sau ; kinh Catena và kinh Bế mạc, chia ra làm nhiều phần để tiện dụng trong ngày.
Nếu trong ngày, bất cứ vì lý do gì mà đã lần hạt 50, thì coi như xong nhiệm vụ. (Các phần còn lại của kinh Tessera vẫn phải đọc)
180 (335)
“Cầu nguyện là giúp các linh hồn. Ai tin tưởng, thông hiểu và muốn giúp anh em, người đó có sức hấp dẫn mạnh mẽ để cứu vớt mọi người. Họ làm những điều mà Thánh Phaolô đã xin chúng ta làm trước hết mọi việc, là cầu nguyện, kêu van và cảm tạ Chúa thay cho mọi người.
“Anh em chớ ngưng cầu nguyện, hãy khẩn xin Đức Chúa Thánh Thần bất cứ lúc nào” (Ep 6,18). Chúng ta thấy rõ, nếu chúng ta thôi canh thức, ngưng van xin, không cố gắng, không bền đỗ, mọi việc sẽ bị buông trôi, thế gian sa ngã, anh em mất tinh thần không ai nâng đỡ. Đúng vậy, mỗi người chúng ta có phần phải gánh trách nhiệm thế giới này. Ai ngưng canh thức, ngưng hoạt động là trút gánh nặng của mình trên vai kẻ khác” (Gratry : Nguồn gốc).