Đọc Thủ Bản 07/08 – 13/08/2022: Việc Quản Trị Của Legio Mariae – Trang 211 #281 1-11

2. CURIA VÀ COMITIUM

281 (137)

1. Khi đã thành lập hai Prỉsidia hay nhiều hơn trong thị xã, đô thị hay khu vực, Legio sẽ thiết lập một cơ quan quản trị gọi là Curia. Curia gồm tất cả ủy viên, (kể cả các vị Linh giám) của các Prỉsidia thuộc khu vực đó.

2. Nơi nào thấy cần phải trao cho Curia, ngoài những chức vụ riêng, ít nhiều quyền hạn kiểm soát một hay nhiều Curiae khác, thì Curia cấp trên nầy sẽ đặc biệt gọi là Comitium. Comitium vẫn là Hội đồng Curia trước, vẫn tiếp tục phục vụ trong lãnh vực cũ và trực tiếp lãnh đạo các Prỉsidia của mình, thêm vào đó quyền chỉ huy một hay nhiều Curiae khác.

Trực thuộc Comitium nào mỗi Curia hay Praesidium có quyền đại diện đầy đủ trong Comitium đó.
Để tránh cho đại diện Curia gánh quá nặng, khi đã phải họp Curia lại phải dự tất cả các phiên họp của Comitium, có thể cho phép họ mỗi hai hoặc ba tháng đến dự và phúc trình công việc của Curia cho Hội đồng Comitium.

Thường Comitium không vượt ranh giới của địa phận.

3. Linh giám do Đấng Bề trên địa phận mà Curia (hay Comitium) phục vụ chỉ định.

4. Curia hành quyền trên các Prỉsidia trực thuộc, đúng theo hiến pháp của Legio, Curia chỉ định ủy viên (ngoài Linh giám) và biết rõ thời gian phục vụ của họ.
Về thể thức bổ nhiệm ủy viên, xin xem đoạn 11, chương 14 “Praesidium”.

5. Curia phải chăm lo cho Prỉsidia và các hội viên triệt để tuân theo các quy luật. Những điều sau đây là phần việc quan trọng của Curia :

a) Huấn luyện và kiểm soát ủy viên trong việc chu toàn nhiệm vụ và điều khiển Prỉsidia của họ.
b) Nhận bản phúc trình do Prỉsidia gởi tới ít ra mỗi năm một lần.
c) Trao đổi kin h nghiệm.
d) Tìm thêm công việc mới.
e) Nâng trình độ lên cao hơn.
f) Bảo đảm cho mỗi hội viên chu toàn công tác chỉ định.
g) Phát triển Legio và khuyến khích Prỉsidia tuyển mộ Tán trợ, (kể cả việc tiếp tục chăm sóc và tổ chức cho Tán trợ).

Dĩ nhiên muốn chu toàn phận sự một cách xứng đáng, Curia và nhất là bốn ủy viên phải có tinh thần can đảm rất cao.

6. Vận mệnh Legio ở trong tay Curia, tương lai Legio tùy thuộc sự phát triển Curia. Bất cứ ở đâu chưa thiết lập Curia, Legio nơi đó hãy còn bấp bênh.

7. Không cho phép hội viên dưới mười tám tuổi dự Curia trưởng thành (Senior Curia). Nếu Curia xét là thích hợp, thì có thể lập một Curia Thiếu niên (Junior Curia) trực thuộc Curia trên.

8. Nhất thiết các ủy viên Curia, và đặc biệt Trưởng phải tìm cách cho các hội viên có thể dễ dàng gặp gỡ mình. Như thế họ có thể thảo luận về những nỗi khó khăn, các đề nghị hoặc bao nhiêu việc khác, xét ra chưa đúng lúc phải nêu ra ở Hội đồng.

9. Rất mong các ủy viên và nhất là Trưởng, có thể hy sinh nhiều thời giờ làm việc theo chức vụ, vì biết bao sự việc tùy thuộc chức vụ đó.

10. Khi các Prỉsidia trực thuộc Curia gia tăng, con số đại diện đi họp Curia cũng sẽ đông thêm. Do đó có thể sinh các điều bất lợi về các tiện nghi và quản trị một cách hoàn hảo. Tuy nhiên Legio tin rằng sẽ đền bù thỏa đáng những bất lợi trên về phương diện khác. Legio nhờ Curia không chỉ chuyên lo thuần túy hành chánh, mà mỗi Curia còn là trái tim, là đầu não của các Prỉsidia thuộc quyền. Curia là trung tâm hiệp nhất. Mối dây ràng buộc Curia với mỗi Praesidium càng chặt chẽ, các Prỉsidia càng chắc chắn đi đúng tinh thần và đường lối của Legio. Chỉ nhờ buổi họp Curia mà ta có thể thảo luận và học hỏi sâu rộng bản chất của Legio. Sau đó chuyển về Praesidium và phổ biến cho hội viên.

11. Curia liệu đến thăm từng Praesidium theo định kỳ, nếu có thể mỗi năm hai lần, để khích lệ và xét xem mọi việc thi hành có đúng quy luật không. Khi đi thăm, đặc biệt chớ phê bình, chỉ trích, hậu quả chỉ gây ái ngại và lời khuyến cáo chỉ làm mích lòng. Vậy phải có tinh thần yêu thương và khiêm nhường để cho thấy rõ rằng khi đến thăm Praesidium là để giúp đỡ và chính mình có thể học hỏi thêm.

Phải báo trước cho Praesidium ít nhất một tuần về cuộc thăm viếng đã dự định.

Đôi khi có người bất mãn về việc thăm viếng này, họ coi như một sự “can thiệp ngoại lai”. Thái độ này là một sự thiếu lễ độ với Legio. Các Prỉsidia chỉ là những thành phần Legio, bởi thế phải trung thành với Legio. Làm sao tay lại nói với đầu : “Tôi không cần bạn ?”. Hơn nữa, thật là vô ơn phải chăng không nhờ Curia mà các Prỉsidia có thể sinh tồn ? Thật là tiền hậu bất nhất, nếu Praesidium sẵn sàng đón tiếp Curia khi lãnh nhận những điều lợi ích ; ngoài ra, thật là lẩn thẩn, Praesidium lại bác bỏ các điều khác sao. Trong một xã hội có tổ chức (bất cứ xã hội tôn giáo, dân sự hay quân sự) muốn bảo tồn tinh thần và năng suất, nhất định mọi phần tử phải thành thật chấp nhận quyền “chỉ huy trung ương” một cách thực tế và toàn diện. Vì thế, việc thăm viếng điều hòa các đơn vị của một tổ chức chỉ là áp dụng nguyên tắc rất quan hệ đó. Không quyền bính nào biết lo lắng về trách nhiệm của mình lại có thể xao lãng một bổn phận như thế.

Cuộc thăm viếng của Curia cần thiết để các Prỉsidia sống mạnh. Mỗi Praesidium phải nhớ rằng đó là điều luật bắt buộc và cần phải đòi hỏi Curia chớ bỏ qua phận vụ đó. Lẽ dĩ nhiên ta phải tiếp đón thân mật những phái viên đến thăm. Khi Curia đến thăm, Trưởng Praesidium phải trình các sổ sách : sổ phân công, danh sách hội viên, sổ của Thư ký và Thủ quỹ và các chi tiết khác về tổ chức của Praesidium, để phái viên Curia xem có gì khiếm khuyết không, lại phải lưu tâm đến những hội viên có đủ điều kiện đã tuyên hứa hay chưa.

Một cuộc viếng thăm phải có hai đại diện của Curia. Có thể chỉ định bất cứ hội viên nào có kinh nghiệm, không nhất thiết phải là ủy viên Curia. Lúc về, các phái viên phải viết bản tường trình cho Ủy viên Curia. Concilium có thể cấp mẫu báo cáo.

Khi nhận thấy khuyết điểm, không nên phê bình ngay ở buổi họp của Praesidium cũng như của Curia. Ta sẽ thảo luận việc đó với Cha Linh giám và Trưởng Praesidium. Nếu chắc chắn họ không chịu chỉnh đốn thì sẽ trình bày công việc với Curia.

 

Chia sẻ Bài này:

Related posts