NGÀNH PHỤ TÁ
Ngoài bậc hội viên hoạt động thường, Legio công nhận hai bậc khác :
1. BẬC NGHĨA SĨ (Praetoriani)
173
(328)
Nghĩa sĩ là bậc cao hơn hội viên thường, vì ngoài nhiệm vụ hội viên hoạt động, họ còn phải làm thêm các việc sau :
1) Mỗi ngày nguyện hết các kinh trong bản Tessera.
2) Dâng Lễ và Chịu Lễ hằng ngày. Tuy nhiên đừng sợ vì không thể dâng lễ hay rước lễ mỗi ngày mà từ chối làm bậc Nghĩa sĩ. Không thể làm điều hòa hằng ngày như vậy. Do đó nếu trong tuần ta thiếu sót một hay hai lần thì cứ yên tâm mà ghi danh vào bậc Nghĩa sĩ.
3) Mỗi ngày nguyện kinh Nhật tụng, bất cứ bản kinh nào mà Hội thánh công nhận, như bản kinh Nhật khóa nhỏ kính Mẹ Vô Nhiễm, hoặc nguyện kinh phụng vụ (nếu đã vào Huynh đoàn giáo dân Đa minh), hoặc đọc 12 kinh lạy Cha, Kính mừng, Sáng danh (nếu thuộc Dòng Ba Phanxicô), hoặc đọc một phần kinh Nhật tụng của Linh mục.
174
(329)
Có người xin nguyện ngắm để thay thế hoặc thay đổi kinh Nhật tụng. Đề nghị này không phù hợp với mục đích chính của Nghĩa sĩ, là muốn chúng ta thông công với Kinh chính thức của Hội thánh. Khi công tác, Legio tham gia việc tông đồ chính thức bên ngoài của Hội thánh. Làm Nghĩa sĩ chúng ta dự vào đời sống cầu nguyện mật thiết bên trong. Phải dâng Lễ, rước Lễ hằng ngày vì hiển nhiên đó là trung tâm của phụng vụ trong Hội thánh, tái hiện việc làm cao cả nhất của Chúa Kitô.
Sau phụng vụ Thánh Lễ là kinh Nhật tụng, kinh chính thức của toàn thể Hội thánh. Chúa Giêsu đứng đầu để nguyện kinh này, là kinh được kết thành bởi nhiều Thánh Vịnh, là kinh của Chúa Thánh Thần soi sáng, khi chúng ta đọc với Ngôi Lời sẽ được Chúa Cha yêu thích. Do đó, Nghĩa sĩ phải đọc kinh Nhật tụng. Nguyện gẫm không thể thay thế.
Đức TGM Leen nói với Legio rằng : “Ơn Chúa càng phát triển trong chúng ta, tình yêu của chúng ta cũng phải có thêm hình thức mới”. Ai nguyện trọn kinh Nhật tụng như các Linh mục, là hành động làm triển nở tình yêu.
175
(330)
Cần lưu ý các điểm sau đây :
a) Nghĩa sĩ là lên một bậc, không phải là một đơn vị riêng, do đó không nên lập Prỉsidium riêng cho hạng nghĩa sĩ.
b) Nghĩa sĩ là việc giao ước riêng của cá nhân.
c) Khi khuyến khích ai làm nghĩa sĩ, không nên dùng áp lực tinh thần dù xa xa. Do đó tuy phải mời gọi luôn, song không ghi hay nêu danh của họ cách công khai.
d) Ghi danh Nghĩa sĩ vào một Sổ riêng.
e) Linh giám và Trưởng lo tuyển thêm Nghĩa sĩ, nhưng đừng quên theo dõi người cũ giúp họ nhớ điều phải giữ.
Nếu Linh giám lại ghi danh vào sổ Nghĩa sĩ, Người sẽ nên phần tử hoàn toàn hơn của Legio và liên kết mật thiết hơn với Prỉsidium của Người. Gương của Người sẽ thu hút thêm nhiều Nghĩa sĩ mới.
Legio rất tin tưởng nơi Nghĩa sĩ, là những phần tử sống mật thiết với Chúa hơn, nhờ cầu nguyện. Trong tổ chức Legio, Nghĩa sĩ là trung tâm của sự cầu nguyện, mong cho số Nghĩa sĩ mỗi ngày càng gia tăng, để cho mạch sống của Legio mỗi lúc càng có ảnh hưởng tốt, làm cho ta hiểu rõ và tin tưởng vào sức mạnh của lời cầu nguyện khi ra tay làm bất cứ việc gì. Thật ra lời cầu nguyện làm cho Legio dấn thân vào sứ mạng chính thức và thực thụ của mình là siêu nhiên hóa các đoàn viên.
“Phải mở mang, đó là sứ mạng, điều mà Công giáo đòi hỏi tự nhiên, như tôi biết, cũng là di sản do các tông đồ đặc biệt để lại. Nhưng khi gia tăng lượng mà phẩm lại quá kém, nghĩ tới đã kinh hoàng” (H.Y Newman, Hiện tình của người Công giáo)