375 (324)
1. Thư ký phải dự họp Curia
2. Thư ký có phận sự làm biên bản Prỉsidium. Biên bản phải làm thật kỹ, và đọc rõ ràng. Biên bản có phần rất quan trọng nhờ nội dung xúc tích, và cách đọc khéo. Một biên bản đọc lên thật hay, không dài quá không ngắn quá, thì công khó của Thư ký thật là lớn lao. Mở đầu đẹp đẽ thế này, sẽ gây ảnh hưởng rất tốt cho cả phiên họp.
3. Thư ký nên lưu ý đến dụng cụ của mình, nếu muốn đạt kết quả như ý. Vì, theo tâm lý tự nhiên của con người, dù Thư ký có biệt tài nhưng lại ghi bằng bút chì hoặc bằng ngòi bút đã hỏng, trên tập giấy xấu, biên bản sẽ bị coi thường. Vì vậy phải làm biên bản bằng bút mực, hoặc đánh máy trong một cuốn sổ thật tốt.
4. Làm biên bản mà thôi, chưa kể là làm xong nhiệm vụ của người Thư ký.
5. Thư ký phải gửi báo cáo đúng lúc và trả lời thư của Curia, và thường giữ nhiệm vụ thông tín viên của Prỉsidium Thư ký cũng lo cung cấp dụng cụ văn phòng đầy đủ cho Prỉsidium.
6.Trưởng có thể nhờ hội viên thường của Prỉsidium giúp đỡ Thư ký một đôi việc.
376 (325)
“Phúc Âm viết : “Đức Maria ghi vào lòng tất cả sự việc” (Lc 2,51). Botticelli hỏi : “Sao không ghi trên mặt giấy da?” Là họa sĩ, không cần đi sâu vào lời chú giải Thánh Kinh, ông trình bày khúc ca khải hoàn cảm tạ của Mẹ như sau: một Thiên Thần, tay mặt cầm bình mực, tay trái nâng bản thảo mà chính Mẹ đã viết kinh Magnificat bằng chữ gô-tích tô màu, Chúa Hài Nhi có đôi má bầu, dáng bộ như nhà Tiên tri, tay bé nhỏ như cầm tay Mẹ : nhà họa sĩ thành Florence đem hết tài nghệ trình bày những ngón tay của Đức Mẹ cho có vẻ linh hoạt, nhạy cảm. Bình mực này có ý nghĩa ; dù nó không là bằng vàng, không nạm kim cương như mão triều mà các Thiên Thần đang dâng lên Mẹ, nhưng bình mực cũng tiêu biểu về thiên mệnh huy hoàng của Nữ Vương trên trời dưới đất. Với bình mực này sẽ viết cho đến tận thế, bao nhiêu biên bản, ghi lại sự thật chứng minh lời của Mẹ, đầy tớ của Chúa, tiên đoán về tương lai vinh quang của Đức Mẹ đã ứng nghiệm” (Vloberg).