Đọc Thủ Bản 16/01 – 22/01/2022: Trật Tự Buổi Họp Praesidium (tiếp theo) – Trang 147 (#204-206)

204
(359)

Khi phúc trình đừng nói nhiều quá, nhưng cũng đừng nói ít quá, nhất là tránh kiểu nói giống nhau. Ai bất chấp điều nói trên đây, người đó có lỗi với nhiệm vụ, và ai bắt chước vậy là người đồng lõa, làm cho họ càng thêm biếng nhác. Và như thế là hỏng cả kế hoạch Legio cần phải theo dõi công tác. Praesidium làm sao theo dõi công tác khi hội viên không phúc trình đầy đủ ?

Công tác Legio thường là khó, nếu hội viên trong khi họp không theo dõi kỹ và khích lệ nhau để cùng cố gắng thêm, hội viên dễ bỏ cuộc. Nhưng tại sao bỏ cuộc, khi ta vào Legio là cố ý làm những gì đáng phải làm ; và những gì tính tự nhiên e ngại. Đó chính là các việc rất cần thi hành. Trong buổi họp, Legio có thể giúp chúng ta thắng tính nhát đảm và giúp chúng ta hoàn thành nhiệm vụ. Nếu chúng ta làm nhiều mà tường trình không đầy đủ, Praesidium không biết rõ để theo dõi việc ta đang làm ; không biết làm sao khích lệ, bảo vệ ta. Nếu không được Praesidium theo dõi, dẫn dắt tức là mất những yếu tố căn bản, làm sao ta có thể tiếp tục làm việc. Như thế là “kỷ luật” của Legio không còn hiệu lực đối với ta và còn gây bao nhiêu hậu quả không tốt cho các hội viên khác.

205
(360)

Nên nhớ một người phúc trình lôi thôi, những hội viên khác lại đua nhau bắt chước ; thế có phải là lòng tốt của ta muốn phục vụ Legio lại biến thành sức phá hoại kinh hoàng trong nội bộ không !

Hội viên nào lại không thích phúc trình đầy đủ và linh động. Tại sao ta không tiến lên cao hơn và quyết định sau một công việc đã hoàn thành, chúng ta phải cố gắng tường trình để làm gương cho Praesidium ; có như thế mới lôi cuốn các hội viên khác, vừa biết cách làm việc, vừa phúc trình. Edmund Burke nói : “Người ta học theo gương sáng, ngoài ra không thể học bằng cách nào hơn”. Hội viên nào biết quan tâm cách phúc trình, sẽ làm cho toàn thể Praesidium tiến bộ và làm việc rất đắc lực. Tuy tường trình không thay thế tất cả buổi họp, nhưng nó là trung tâm đầu não khiến mọi hoạt động khác của Praesidium phải hòa đồng với điều tốt cũng như cái xấu.

206
(361)

Trên đây, ta đã thấy Đức Maria là nguồn cảm hứng giúp Thư ký làm và đọc biên bản. Vậy, khi nghĩ đến Đức Maria, Mẹ sẽ giúp chúng ta nhiều cách. Trước khi tường trình, chúng ta hãy ngước mắt nhìn ảnh tượng Đức Mẹ, ta sẽ được như ý. Nếu ta cố gắng và nghĩ rằng Mẹ đang phúc trình với ta, như thế chắc chắn phúc trình sẽ đầy đủ.

“Một vài Kitô hữu chỉ nhận Đức Maria là một con người Chúa dựng nên rất trong trắng, xinh đẹp ; hay hơn một chút, là một Bà rất hiền hậu, dịu dàng. Như thế ta gặp hai mối nguy, một là có người tôn sùng Đức Mẹ theo tình cảm, hai là hạng người có cá tính mạnh mẽ nhưng ít bị ảnh hưởng nơi Đức Maria. Vậy chúng ta phải biết rằng Đức Maria vừa là Cô gái xinh đẹp, vừa là Bà Mẹ dịu hiền, nhưng cũng là một Nữ Tướng đã thắng tất cả, và chưa thấy người đàn ông nào có chí khí hơn Bà” (Neubert : Đức Maria trong Tín lý).

 

Chia sẻ Bài này:

Related posts