Đọc Thủ Bản 17/07 – 23/07/2022: Việc Quản Trị Của Legio Mariae – Trang 202 #280 14-20

 

14. Những người đại diện cho Prỉsidium hoặc một Hội đồng đi dự một Hội đồng ở liền cấp trên phải là Ủy viên.

15. Kinh nghiệm đã cho thấy việc bổ nhiệm thông tín viên là cách hữu hiệu nhất để Hội đồng cấp trên có thể hoàn thành nhiệm vụ giám sát của mình đối với các Hội đồng trực thuộc ở xa. Thông tín viên liên lạc đều đặn với Hội đồng mình phụ trách và nhờ các biên bản nhận được hằng tháng chuẩn bị một bản tường trình lên cuộc họp của Hội đồng cấp trên khi được yêu cầu. Đương sự dự các cuộc họp của Hội đồng cấp trên và tham gia vào các diễn tiến nhưng đương sự không có quyền bầu cử, trừ khi là ủy viên của Hội đồng cấp trên.

16. Khi có phép của Hội đồng, những người trong hoặc ngoài Legio với tư cách là khách có thể được mời đến dự cuộc họp của Hội đồng đó, nhưng không có quyền bỏ phiếu. Họ phải tuân theo quy tắc bảo mật của cuộc họp.

17. Các Hội đồng Legio gồm có : Curia, Comitium, Regia, Senatus, Concilium Legionis, và tất cả các Hội đồng khác có thể được thiết lập theo quy chế của Legio.

18. Các danh xưng La ngữ của các Hội đồng khá phù hợp với nhiệm vụ của mỗi Hội đồng.
Trong Legio, Đức Maria là Nữ Hoàng. Người kêu gọi Legio tham dự trận chiến vẻ vang, chỉ huy họ ngoài mặt trận, đốc xuất và đích thân đưa họ đến chiến thắng. Concilium là đại diện hữu hình của Nữ Hoàng, chỉ cách Người có một bực và dự vào quyền của Người để chỉ huy tất cả các cơ quan điều khiển khác của Legio.
Các Hội đồng ở những khu vực nhỏ mới thật sự là các cơ quan đại diện ; Hội đồng càng cao lại càng ít tính cách đại diện này, vì thật ra rất khó mà nhóm họp cho đông đủ và đúng mực các Hội đồng trung ương đại diện cho những khu vực rộng lớn. Do đó, các danh từ Curia, Comitium, Regia và Senatus nói lên đặc tính và vị trí của mỗi Hội đồng và thích ứng với phạm vi từng khu vực mà Hội đồng phụ trách.

19. Mỗi Hội đồng cấp trên có thể vừa thi hành nhiệm vụ mình, vừa đảm trách công việc của một Hội đồng cấp dưới. Thí dụ một Senatus có thể làm việc như một Curia. Kiêm nhiệm như vậy vừa tiện lợi và đôi khi lại cần thiết :

a) Thông thường những người vừa đảm nhận công việc của Hội đồng cấp trên và luôn cả của Hội đồng cấp dưới. Hai cuộc họp nhập một, sẽ tiết kiệm thời giờ và mục đích của hai Hội đồng vẫn đầy đủ.

b) Điểm quan trọng hơn đáng lưu ý là đại diện Hội đồng cao cấp ở miền xa mà đến, khó có thể tham dự nhiều buổi họp phải triệu tập. Hậu quả là nhóm ủy viên nhiệt tâm, trách nhiệm quá nặng nề và làm việc quá sức mình. Đương nhiên, họ sẽ xao lãng hay bỏ dở, gây tai hại nghiêm trọng cho Legio.

Phối hợp hai nhiệm vụ của một Hội đồng cấp trên luôn cả Hội đồng cấp dưới sẽ giúp cho các thành viên có thể đến đông đủ và điều hòa. Các đại diện này, chẳng những sẽ làm tròn nhiệm vụ riêng của Hội đồng cấp dưới, mà họ còn lưu tâm và được huấn luyện theo công việc của Hội đồng cấp trên. Nhờ đó có thể đưa họ vào nhiệm vụ hệ trọng hơn như đi thăm viếng, khuếch trương, làm việc văn phòng cho Hội đồng cấp trên này.

Người ta có thể phản đối rằng : xếp đặt như thế là giao việc coi sóc một khu vực lớn cho một Hội đồng đang phụ trách khu vực nhỏ. Có người đề nghị : Hội đồng thượng cấp nên hoạt động tách biệt, mỗi năm có thể họp, thí dụ bốn lần. Như vậy cuộc họp sẽ đông đảo và có tính cách đại diện hơn. Ý kiến này tưởng làm ích cho cơ quan đại diện, thật ra lại làm hại : vì trong khoảng cách xa giữa hai kỳ họp, Hội đồng này đổ trút mọi nhiệm vụ cho bốn ủy viên. Như vậy, Hội đồng đó chỉ có tiếng mà không làm nhiệm vụ quản trị. Kết cuộc, thành viên của Hội đồng thượng cấp này sẽ mất ý thức về trách nhiệm và không còn thực sự quan tâm đến công việc của Hội đồng này.
Hơn nữa, một Hội đồng ít nhóm họp như vậy, dần dần họ sẽ họp như ngày Đại hội. Hội đồng không còn tư cách chỉ huy, việc chính là phải liên tục theo dõi, đầu óc phải theo sát công việc điều khiển và các vấn đề liên hệ.

20. Mỗi hội viên đều có quyền trực tiếp và đích thân liên lạc với Curia của mình hay với một Hội đồng cao hơn. Khi nhận những báo cáo cá nhân như vậy, Hội đồng cấp trên phải dè dặt, và dĩ nhiên phải tôn trọng địa vị và quyền hạn của các Hội đồng trực thuộc.

Có người phản đối cho rằng hội viên hành động như vậy thiếu lòng trung thực, vì đã đến thẳng với Hội đồng cấp trên mà không theo hệ thống thường, tức là qua cơ quan mà họ trực thuộc, như Prỉsidium hay Hội đồng. Nói thế không đúng. Phải nhìn thẳng vào thực tế ; vì nhiều lý do, lắm khi các ủy viên xao lãng không cho Hội đồng cấp trên biết một vài công việc mà chính họ có nhiệm vụ phải tường trình. Trong tình trạng này, nếu chẳng có cách nào khác, thì Hội đồng cấp trên sẽ không có những tin tức cần phải biết. Mỗi Hội đồng có quyền biết tất cả những gì xảy ra trong khu vực mình kiểm soát. Nếu chưa biết, Hội đồng sẽ không thi hành nhiệm vụ một cách đứng đắn. Như vậy phải lo bảo toàn quyền căn bản này.

Chia sẻ Bài này:

Related posts