Đọc Thủ Bản 18/02 – 24/02/2024: Công Tác Truyền Giáo và Cấm Phòng Kín – trang 331 #439-443

KHUYẾN DỤ VỀ CÔNG TÁC

15. CÔNG TÁC TRUYỀN GIÁO

439 (467)

Cuộc sống đích thực của người tín hữu là phải thiết tha quan tâm đến sứ vụ Truyền giáo. Sứ vụ đó gồm có việc cầu nguyện, trợ giúp thích đáng và nuôi dưỡng ơn kêu gọi Thừa sai phù hợp với hoàn cảnh của mỗi người.
Chẳng hạn, hội viên Legio nên tổ chức Hội Chúa Hài Đồng để làm hạt nhân cho nhiều em khác, và nhờ họ, các em khác được linh hướng để mến yêu Sứ vụ Truyền giáo. Ngoài ra, họ có thể qui tụ những em chưa đủ khả năng làm hội viên Legio (có thể tổ chức các em ấy trên nền tảng bậc Tán trợ) và giao công tác may khâu, đan lát v.v… Sau đây là 3 công việc mỗi em làm :

(a) Thánh hóa bản thân.
(b) Nêu gương thánh hóa cho tha nhân.
(c) Giúp việc Truyền giáo cách thực tế.

440 (468)

Qua công tác này, chúng ta cần đặc biệt nhấn mạnh đến 2 điểm thực hành sau :

(1) Không cho phép Praesidium nào thu tiền vì bất cứ mục đích nào khác.

(2) Hội viên Legio phụ trách việc điều hành những anh em làm công tác này coi như chu toàn công tác hằng tuần. Nhưng công tác khâu may tự nó không phải là công tác thiết thực của hội viên trưởng thành, ngoại trừ trường hợp rất đặc biệt như bị khuyết tật.

“Bốn hiệp hội : hội Truyền bá đức Tin, hội Thánh Phêrô tông đồ, hội Chúa Hài đồng và Hiệp hội Truyền giáo, có một mục đích chung: cổ võ tinh thần Truyền giáo phổ quát giữa dân Thiên Chúa” (RM 84).

16. DỰ CẤM PHÒNG KÍN

441 (253)

Mỗi hội viên, phải hết sức lo liệu để cấm phòng kín mỗi năm một lần. Hội viên đã hưởng lợi ích của cuộc cấm phòng này, họ sẽ tổ chức, cổ động cuộc cấm phòng, và nơi nào chưa có, họ sẽ liệu cho có.

Đây là lời khuyên của Đức Piô XI trích trong thông điệp ở cuối phần này, khuyến khích các đoàn thể giáo dân đang hăng say cùng hàng giáo phẩm làm việc Công giáo tiến hành. Nhờ cấm phòng, họ thấy rõ đâu là giá trị của các linh hồn, khiến họ nhiệt thành giúp đỡ; họ sẽ thấm nhuần tinh thần hăng say, ân cần, dũng cảm thi hành công tác tông đồ.

Phải lưu ý nhiều đến điểm huấn luyện tông đồ mà Đức Thánh Cha căn dặn. Nếu cấm phòng mà không đạt mục đích này, không tạo nên tông đồ ; thì phải kể là cấm phòng thất bại.

Không vì chưa có nơi để nghỉ qua đêm, mà bỏ tổ chức ngày cấm phòng quý hóa này. Một ngày cấm phòng từ sáng đến chiều, theo kinh nghiệm, mang lại nhiều kết quả tốt, tuy phải vất vả, mệt mỏi đôi chút. Với dãy nhà kèm theo khu đất trống, chúng ta có thể tổ chức cuộc cấm phòng trong ngày ; dùng một bữa trưa thanh đạm không đến nỗi tốn kém lắm.

443 (255)

“Chính Chúa đã mời các tông đồ tĩnh tâm trong vòng thân mật : “Hãy tìm chỗ thanh vắng mà nghỉ một chút” (Mc 5,31). Khi lìa trần gian về Thiên đàng, Chúa muốn cho các tông đồ và môn đệ được trau dồi và hoàn bị thêm tại căn lầu ở Jêrusalem. Tại đây, trong vòng mười hôm “Tất cả hiệp ý cầu nguyện” (Cv1,14) để xứng đáng tiếp nhận Chúa Thánh Thần. Cuộc cấm phòng này thật đáng ghi nhớ. Việc đạo đức thiêng liêng trổi vượt. Nhờ lần cấm phòng này mà Hội Thánh xuất hiện đầy sinh lực và sức mạnh trường cửu. Cũng trong cuộc cấm phòng này, với sự hiện diện của Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, nhờ Đức Mẹ bảo trợ đã thành lập một số người đáng gọi là tiên phong của Công giáo tiến hành” (Đức Giáo Hoàng Piô XI, Thông điệp “Ý của Ta”, ngày 20.12.1929 MN).

 

Chia sẻ Bài này:

Related posts