Nhiệm Vụ Căn Bản – Hãm Mình và Quên Mình
Điều đó có nghĩa là bỏ mình để theo Đức Kitô, thực hiện đời sống của Người trong chúng ta và chia sẻ đời sống ấy đầy đủ hơn. Đó là chính mình kỷ luật hóa bản thân để yêu mến Chúa và tha nhân do lòng mến. Nhu cầu này phát xuất vì lẽ tội nguyên tổ đã làm cho trí khôn của chúng ta ra tối tăm, ý chí của chúng ta ra yếu đuối và những dục vọng của bản thân dễ dàng hướng về tội lỗi.
Đòi hỏi trước tiên là sẵn sàng chu toàn điều Hội Thánh đề ra liên quan đến những ngày và mùa sám hối, đồng thời tìm cách tuân giữ. Nếu tuân thủ đứng đắn, hệ thống Legio mang lại việc huấn luyện hữu ích đối với hãm mình.
Kế đến là việc chấp nhận với lòng mến từ tay Chúa “những cơn đau khổ, những nỗi vất vả, những thất vọng ở đời”. Tích cực hơn là vấn đề làm chủ giác quan, nhất là mắt xem, tai nghe, đặc biệt miệng nói. Kiềm chế giác quan là kiểm soát nội quan về trí nhớ và trí tưởng tượng. Hãm mình cũng bao gồm việc lướt thắng tính lười biếng, thất thường và những thái độ ích kỷ. Người biết hãm mình cư xử lịch sự và làm vui lòng những ai tiếp cận với họ ở nhà và ở nơi làm việc. Việc tông đồ cá nhân, là tình bạn mang đến kết cục hợp lý, mặc nhiên việc hãm mình có nghĩa là chịu khó để cư xử đẹp và tế nhị với bạn bè. Thánh Phaolô nói : “Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người” (1Cr 9,22). Chúng ta cần phải nỗ lực để chận đứng những khuynh hướng nguy hiểm, và vun trồng những thói quen tốt cũng giúp đền tội chúng ta và tội của anh em trong Thân Thể Mầu nhiệm. Nếu Đức Kitô là Đầu chịu đau khổ vì tội lỗi chúng ta, thì việc chúng ta phải liên kết với Người là hoàn toàn hợp lý. Nếu Đức Kitô, Đấng vô tội đã chuộc tội cho chúng ta, thì dĩ nhiên, chính chúng ta, kẻ có tội phải làm một điều gì đó. Mọi bằng chứng tội lỗi đều thúc đẩy các Kitô hữu quảng đại làm các hành vi đền tạ tích cực.