Đọc Thủ Bản 24/09 – 30/09/2023: Khuyến Dụ về Công Tác – Thăm Gia Đình; Trang 300 #388

2. THĂM GIA ĐÌNH

388 (413)

Dù khi mới thành lập, Legio không tổ chức thăm viếng tại nhà, nhưng Legio vẫn có truyền thống ưu ái việc thăm gia đình, là mối quan tâm đặc biệt ở khắp nơi, là con đường đưa tới phúc lớn nhất, là một đặc tính của Legio.

Nhờ đến thăm, cá nhân tiếp cận với nhau, lại tạo quen biết rất nhiều người, và làm cho mọi người, mọi nhà thấy mối quan tâm của Hội Thánh.

“Mối quan tâm mục vụ của Hội Thánh không chỉ giới hạn cho các gia đình Kitô hữu kề cận nhất, mà còn mở rộng nhãn giới phù hợp với Thánh Tâm Đức Kitô, sống động hơn đối với các gia đình nói chung, và đối với các gia đình đang gặp khó khăn, hoặc trong hoàn cảnh bất thường nói riêng. Đối với tất cả các gia đình đó, Hội Thánh sẽ có lời nói của sự thật, sự tốt lành, sự thông hiểu, niềm hy vọng và mối thiện cảm sâu sắc với những khó khăn đôi khi bi đát. Đối với tất cả các gia đình đó, Hội Thánh sẽ cống hiến sự trợ giúp vô vị lợi, cho nên họ có thể đến gần một mẫu mực gia đình, mà Đấng Tạo hóa đã có ý định hình thành từ “thuở ban đầu”, mà Đức Kitô đã canh tân nhờ ân sủng cứu độ của Người” (FC 65).

Praesidium phải suy nghĩ về các phương pháp tiếp cận các gia đình. Chắc chắn, các hội viên phải tự giới thiệu mình, và giải thích tại sao họ đến. Sự thăm viếng và suy tôn Thánh Tâm trong các gia đình, bằng việc làm sổ gia đình họ đạo, và phổ biến văn hóa Công giáo, sẽ mô tả trong những trang sau đây, là một trong những phương pháp có thể thực hiện để tiếp cận các gia đình.

Không chỉ những người Công giáo đang sống đời Kitô hữu, mà tất cả mọi người không trừ ai, đều là đối tượng của việc tông đồ Legio, qua việc thăm viếng tại gia. Có thể thực hiện việc tiếp xúc với người không Công giáo sống xa lạ với Hội Thánh. Cũng phải quan tâm những người ở trong các hoàn cảnh hôn nhân bất hợp pháp như đã nói ở trên, quan tâm đến những người cần đến học vấn, lưu ý đến những người cô đơn và bệnh tật. Phải nhìn mỗi nguời dưới góc độ phục vụ cho họ. Legio đi thăm cách khiêm nhu, và đơn sơ. Người ta có thể ngộ nhận cuộc thăm viếng là dịp giảng đạo. Trái lại, hôïi viên lúc đầu chỉ mong lắng nghe, thay vì nói. Sau khi kiên nhẫn nghe cách lễ độ, họ sẽ được gia chủ mời nói.

“Không thể không lưu ý đến hoạt động Phúc Âm hóa gia đình trong việc tông đồ Phúc Âm hóa giáo dân. Vào những lúc khác nhau trong lịch sử Hội Thánh và cũng trong Công đồng Vaticanô II, gia đình rất xứng với danh hiệu tốt đẹp là : “Hội Thánh tại gia”. Điều này có nghĩa là các khía cạnh khác nhau của toàn thể Hội Thánh phải được lặp lại trong mỗi gia đình Kitô giáo. Ngoài ra, gia đình cũng như Hội Thánh, có nghĩa vụ làm một không gian truyền đạt Tin Mừng để Tin Mừng đó tỏa ra.

Trong một gia đình ý thức về sứ mạng này, tất cả mọi thành phần của gia đình đều được Phúc Âm hóa và rao giảng Phúc Âm. Chẳng những cha mẹ truyền thụ Tin Mừng cho con cái, mà còn có thể nhận lãnh cũng chính Tin Mừng này, đã được sống sâu sắc từ phía con cái. Một gia đình như thế sẽ Phúc Âm hóa nhiều gia đình khác và môi trường chung quanh mình. Cả những gia đình xuất phát từ một hôn nhân dị giáo, cũng có bổn phận loan báo Đức Kitô cho con cái mình với tất cả những gì mà Bí tích Thánh Tẩy thường bao hàm. Các gia đình ấy còn có nhiệm vụ khó khăn là góp tay xây dựng sự hiệp nhất” (EN 71).

 

Chia sẻ Bài này:

Related posts