Đọc Thủ Bản 26/11 – 02/12/23: Làm việc cho Giới trẻ (tiếp theo) – trang 314 #412-416

412 (434)

(3) Dạy giáo lý trẻ em :

Công việc này giá trị tuyệt vời, nếu lại bổ sung bằng việc thăm gia đình các em hay bỏ lễ, hoặc thêm mục đích chăm lo cho con em họ, đồng thời tiếp cận với các thành viên trong gia đình. Tình cờ Legio trở thành chi nhánh Tổng hội Giáo lý (phụ lục 8).

Sau đây là gương điển hình, cho thấy lối tổ chức lớp giáo lý các Chúa nhật do Legio phụ trách đã có hiệu lực đối với một Giáo xứ rất đông tín hữu. Dù các cha cố gắng kêu gọi nhiều lần trên tòa giảng, các em chỉ đến học giáo lý năm mười em. Một Prỉsidium mới thành lập, vừa lo giúp việc dạy giáo lý, vừa đến tìm thăm các em tận nhà. Chỉ trong vòng một năm, con số các em đến học giáo lý lên đến 600. Ngoài con số tốt đẹp này, còn bao nhiêu ơn ích thiêng liêng mà cha mẹ, phụ huynh đã nhờ qua việc ta đến nhà chăm sóc cho con em của họ.

413 (435)

Trong các công tác, hội viên Legio tự hỏi mình câu khẩu hiệu sau đây : “Đức Maria đến thăm và lo lắng cho các người con của Mẹ đây thế nào ?”. Đó là ý nghĩa mà ta phải thực hành đối với việc làm cho con trẻ nhiều hơn trong các việc khác. Vì đối với con trẻ, tự nhiên người ta hay nóng tính mất nhẫn nại. Một lỗi thứ hai càng nặng hơn trong việc dạy giáo lý cho con trẻ, là giọng nói và hành động như là trong lớp học ngoài đời. Con trẻ đã không thích học, lại còn phải chịu thêm một lớp phụ nữa, như thế chắc chắn ta sẽ ít nhất mất 90% ích lợi mà ta có thể thu về. Vậy ta hãy hỏi mình lại một lần nữa trước khi dạy giáo lý cho con trẻ : “Trong các con trẻ đây, như là Đức Mẹ nhìn thấy Chúa Con trong mỗi trẻ, Mẹ sẽ dạy các con trẻ này thế nào ?”.

Khi dạy các em, cho học thuộc lòng và dùng thính thị là việc quan trọng, cần lựa chọn thật kỹ sách Giáo khoa cho hoàn toàn phù hợp với việc giảng dạy của Hội Thánh.
Dạy và học giáo lý đều hưởng ân xá (E I 20)

414 (436)

(4) Trường không Công giáo và trường nhà nước :
Các em không đi học nơi trường Công giáo rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần liên tục, và sau này có thể trở thành một vấn đề rất khó giải quyết. Vậy ta phải tận lực áp dụng các phương pháp mà Đức Giám mục địa phương đã đề ra để chận đứng phần nào tình trạng khủng hoảng nói trên.

415 (437)

(5) Đoàn thanh, thiếu niên :

Nếu các em đi học ở trường hẳn hoi, các em sẽ gặp khủng hoảng lúc ra trường, vì các em không còn chịu ảnh hưởng tốt đẹp của nhà trường che chở nữa, sự bảo vệ các em cũng bớt đi, việc gìn giữ các em không còn đầy đủ như trước. Đôi khi các em chỉ còn mong sự giúp đỡ của các hội đoàn, vì người nhà không còn ai giúp đỡ, làm gương và bảo vệ các em về mặt thiêng liêng, tinh thần.

Đã rắc rối còn rắc rối thêm, vì khi bơ vơ như vậy lại đúng vào lúc các em gặp cơn khủng hoảng rất nặng nề của tuổi dậy thì, nghĩa là con trẻ không còn là con trẻ, mà người lớn cũng chưa hẳn người lớn. Đáp ứng nhu cầu cho tuổi dậy thì, cho thời kỳ chuyển tiếp này đã khó, mà những người có trách nhiệm lại thường bỏ qua. Qua cái tuổi khó khăn, các hội đoàn trưởng thành mới mở tay đón tiếp các em, thì việc đã muộn rồi ; các em đã nếm tất cả những thú vui theo thú tánh tự do quá đáng rồi.

Yêu cầu nhà trường phải tiếp tục phần nào, để hướng dẫn các em giống như khi các em còn ở trong trường. Tốt nhất là áp dụng phương pháp Legio, tức là lập Legio thiếu niên ; hoặc lập Hiệp hội thanh thiếu niên, hay lập một ngành thiếu niên trong các hiệp hội có sẵn. Trước khi các em ra trường, Ban giám hiệu sẽ giao bản danh sách các em cho hội viên Legio. Sau đó, ta phải đến tận nhà làm quen, và mời các em tham gia đoàn thể. Các em còn ở ngoài đoàn hoặc trong đoàn mà ít đi họp, cần phải để ý thăm viếng nhiều lần hơn.

416 (438)

Mỗi hội viên phải phụ trách một đội, mỗi kỳ họp phải đến nhà nhắc nhở từng em. Mỗi năm phải có một lần cấm phòng kín và một lần giải trí lành mạnh, đó là điều cần thiết để đoàn thêm vững mạnh.

Đây cũng là phương tiện tốt nhất để nhắc các em năng xưng tội, chịu lễ, vì sau khi ra trường không còn cách nào để nhắc nữa cả.

Legio phải chăm sóc đặc biệt các em vừa ra khỏi trại giáo hóa hay vừa rời cô nhi viện; hoặc vì các em không còn cha mẹ, hay đau đớn hơn, các em là nạn nhận của hạng cha mẹ xấu xa.

 

Chia sẻ Bài này:

Related posts