Đọc Thủ Bản 27/11 – 03/12/2022: Đề phòng luận điệu bài bác – Trang 239 #309-311

309 (51)

1. “Ở đây chúng tôi không cần Legio”.

Những người nhiệt thành muốn lập Legio ở một địa điểm mới, có thể gặp trước hết câu người ta bài bác rằng, ở đây không cần Legio. Thiết lập Legio không phải để hoạt động chuyên ngành, nhưng ưu tiên để phát triển lòng nhiệt thành và tinh thần Công giáo. Hai đặc tính này đâu đâu cũng cần đến. Như vậy lời bài bác phải hiểu là trong địa phương này không cần đến lòng nhiệt thành Công giáo. Lập luận này là tự phản bác chính mình. Theo định nghĩa của cha Raoul Plus thì “Kitô hữu là người được Thiên Chúa ủy thác các anh em cho mình”.

Khắp nơi mọi người đều hết sức cần đến hoạt động tông đồ thật nhiệt thành, vì nhiều lý do :

Thứ nhất, bởi vì hội viên Legio – là những người có khả năng làm việc tông đồ – sẽ có thể có cơ hội để sống đời tông đồ truyền giáo đầy hiệu quả.

Thứ hai, nếu đạo chúng ta tránh khỏi rơi vào những nền nếp thói quen nhàm chán và không mang nặng đầu óc duy vật, thì ngày nay người ta rất cần đến những nỗ lực hoạt động tông đồ đầy nhiệt huyết giữa lòng đại chúng.

Thứ ba, chúng ta cần đến các hoạt động hết sức kiên nhẫn và hăng say của các hội viên Legio để dẫn dắt những người nguội lạnh sắp đi vào con đường lầm lạc sớm trở về nẻo chính.

* Tất cả những người hữu trách đều có bổn phận phát triển tối đa khả năng tinh thần cho các người họ đảm trách. Vậy tính chất khác biệt và chủ yếu làm nên đặc điểm Kitô hữu sống tinh thần tông đồ để làm gì ? Do đó, chúng ta phải kêu gọi mọi người làm tông đồ. Tuy nhiên chúng ta kêu gọi suông mà không tạo điều kiện hưởng ứng thì chẳng hơn yên lặng là bao, vì ít người nghe có khả năng tự tìm phương cách để đáp ứng. Như thế, chúng ta phải thiết lập một cơ chế làm guồng máy tông đồ.

310 (52)

2. “Thiếu người đủ khả năng gia nhập”.

Vấn nạn này thường do quan niệm sai về lớp người tông đồ cần thiết. Có thể nói tổng quát rằng khắp nơi : như văn phòng, cơ quan, cửa hiệu, xưởng thợ đều có người đủ năng lực làm Legio.
Họ có thể là người học thức hoặc thất học, lao nhọc hay phong lưu, hoặc thất nghiệp. Legio không dành độc quyền cho giai cấp nào, chủng tộc hoặc màu da nào, nhưng thuộc về mọi người, mọi nơi. Legio có biệt tài đem sức mạnh tiềm tàng, các tâm hồn hào hiệp chưa phát triển để phục vụ Hội Thánh. Đức Cha Alfred O’Rahilly kết thúc bài khảo sát về Legio, đã cảm động viết như sau : “Tôi vừa khám phá điều tuyệt vời, đúng ra là, điều tôi thấy đã thành sự thật, ấy là chí anh dũng tiềm tàng trong các người xem ra bình thường và các nguồn nghị lực chưa ai biết, nay đã được tận dụng”.

311 (53)

Về tiêu chuẩn cần thiết để gia nhập Legio, chúng ta không nên đòi hỏi hơn tiêu chuẩn các Đức Giáo Hoàng vẫn mang trong tâm trí khi các Đấng tuyên bố : bất cứ nơi nào cũng có thể đào luyện người ưu tú cho việc tông đồ.

Về việc này, nên đọc hết sức kỹ đoạn 3b, chương 31 về : “Phát triển và tuyển mộ”, và cả phần 6 chương 40 nhan đề : “Legio là cánh tay mặt của nhà Truyền giáo”. Phần này thúc đẩy tầm phát triển Legio tới tận các cộng đồng tín hữu mới chinh phục.

Nếu một vài nơi thực sự gặp khó khăn trong việc tuyển mộ thì chỉ chứng minh rằng : tiêu chuẩn sống đạo hết sức thấp kém và do đó càng không nên thụ động. Trái lại, phải kết luận nhu cầu cấp bách là lập ngay chi nhánh Legio để làm men tốt. Ta phải suy gẫm men bột là toa thuốc Chúa ban để nâng cao tiêu chuẩn (Mt 13,33). Chúng ta có thể thiết lập một Prỉsidium mới chỉ vỏn vẹn 4, 5 hoặc 6 hội viên. Khi họ chăm chỉ làm việc và hiểu thấu nhu cầu thì không bao lâu họ sẽ tìm thêm người có năng lực để đưa vào Legio.

 

Chia sẻ Bài này:

Related posts