399 (403)
Phải đến tận những nơi như : lao xá, nhà dưỡng lão, nơi trọ, hàng quán, chỗ trú chân những trung tâm chính mà Legio đứng ra điều khiển.
Nơi nào vừa được một số hội viên tương đối có khả năng và có kinh nghiệm, hãy bắt đầu ngay công tác với hạng rốt cùng của xã hội, người em của Chúa Kitô. Công tác này hay bị bỏ qua và điều đó làm xấu hổ cho đạo Công giáo.
Không nơi cặn bã nào mà Legio lại không đi sâu vào để tìm chiên lạc của nhà Israel. Trở ngại đầu tiên là nỗi lo sợ vô lýù. Nhưng sợ có lý hay vô lý, vẫn phải cho vài người làm công tác này. Nếu hội viên Legio có khả năng, qua huấn luyện, lại được bảo vệ bằng lời cầu nguyện, bằng kỷ luật của cả một hệ thống, mà không làm nổi việc này, thì ai làm?
400 (404)
Nơi nào mà Hội viên Legio chưa đích thân bắt liên lạc, chưa biết rõ từng người của nhóm sa đọa, thì phải kể Legio ở đó còn non nớt, việc làm còn thiếu sót, còn phải cố gắng nhiều về mặt công tác này.
Trong việc đi tìm hạng người xấu số trong xã hội, hội viên Legio phải hăng say hơn hạng người đi tìm châu ngọc ở đời. Chúng ta tìm gặp họ là cơ hội duy nhất để cứu rỗi họ. Thường họ không chịu nghe ai khuyên giải, chỉ còn nhà tù, cơ hội duy nhất để họ hối cải.
401 (405)
Hơn nữa, khi làm công tác này, chúng ta phải có thái độ như người ngoài mặt trận, phải xông pha giữa bao điều bất lợi ; làn tên mũi đạn là những câu văng tục xấu xa ; súng tự động là những trận đòn có thể xẩy đến, trọng pháo là những lời nguyền rủa rót xuống đầu như mưa bom đạn. Ta nhục, ta khổ nhưng hãy can đảm đừng nản chí. Vì đây là thời cơ để thực hành những điều chúng ta cảm nghĩ, hoặc những lời tuyên bố thực hùng dũng của ta. Chúng ta nói về giặc, thì đây là những trận đánh gây thương vong. Ta mong đi tìm những tâm hồn sa đọa ; bây giờ ta giáp mặt với họ đó, còn gì nữa mà than vãn. Người xấu thì ăn ở tệ bạc, người sa đọa làm việc bỉ ổi, có gì đáng ngạc nhiên đâu.
Tóm lại, trước mọi hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khi đương đầu với mọi nguy hiểm, hội viên Legio phải nhớ luôn trong trí khôn : “Đang ở trong tình trạng chiến tranh”. Toàn dân đang bị địch vây đánh, tôi sẽ quyết liệt hy sinh. Hội viên Legio tự đặt mình trong tình trạng chiến tranh cho các linh hồn dù ai trốn chạy, nhất định cố thủ tại chiến tuyến của mình.
402 (406)
Nếu thật tình công nhận linh hồn quý báu và bất tử, thì chúng ta phải sẵn sàng trả giá. Nhưng giá nào ? Ai trả ? Xin thưa, họ là tín hữu được mời gọi đối phó với nguy cơ. Họ là ai? Nếu không phải là những người đang cố gắng xứng danh là chiến sĩ của Đức Maria ? Nếu phải trả giá rất đắt, tín hữu nào sẽ trả, nếu không phải là những người đã long trọng tình nguyện phục vụ Đức Maria trên đồi Calvê ? Nếu được gọi, chúng ta hãy sẵn sàng.
403 (407)
Chiều chuộng lính của mình không đúng lúc, cấp chỉ huy sẽ gặp sai lầm. Linh giám và các Ủy viên phải đòi hỏi hội viên của mình dũng cảm như những anh hùng giữa hí trường Colisée. Ngày nay, người ta hy sinh mà tính toán, nên danh từ Colisée không còn hấp dẫn nữa. Tuy nhiên, những anh hùng bị đưa ra giữa hí trường để tử đạo, cũng đã tính toán nhiều lắm ; họ cũng thuộc phái đẹp, không khỏe hơn, không yếu hơn các chị Legio ngày nay ; những vị anh hùng ấy đã tự hỏi : “Tôi phải mua linh hồn giá bao nhiêu ?” Colisée là tiếng tóm tắt trọn chương 4 bàn về “Sự vụ của Legio”, một chương không phải viết theo tình cảm mà thôi.