Thủ Bản số lề 32-72 – Đọc sách Thủ Bản >> Thuban.pdf
42) Bổn phận của hội viên Legio đối với Đức Maria là gì ?
* Nhiệt thành thực hiện lòng tôn sùng Đức Maria.
* Đưa Đức Maria đến với thế giới (phổ biến lòng tôn sùng)
* Liên kết chặt chẽ với Đức Maria, vị chỉ huy tối cao của Legio Mariae.
43) Tại sao người Legio phải liên kết chặt chẽ với Đức Maria ?
* Đức Maria là “Đấng Thông Ơn Thiên Chúa”, là “Đấng Trung Gian Các Ơn” …. là “Đấng Phân Phối Máu Thánh Chúa” nên người Legio liên kết chặt chẽ với Đức Maria vừa là phương thế tuyệt diệu để thánh hoá bản thân, vừa là nguồn lực phi thường đưa các linh hồn về Chúa.
44) Để việc liên kết với Đức Mẹ thực sự đem lại lợi ích, người Legio làm gì ?
* Người Legio thường xuyên dâng mình, năng lặp lại câu “Lạy Nữ Vương là Mẹ Con, toàn thân con thuộc về Mẹ và mọi sự của con là của Mẹ” để qua ta, Đức Mẹ lại hợp tác với ta cùng ta phụng sự Chúa trong người mà ta đến giúp đỡ.
45) Để xứng danh là Legio của Đức Maria người hội viên phải như thế nào ?
*Người hội viên phải là hình ảnh sống động của Đức Maria.
46) Trong trận đánh quyết liệt vì linh hồn con người, người Legio phải dùng chiến thuật nào ?
* Người Legio phải đánh theo chiến thuật của Trời, vung gươm chiến đấu của Legio phải là một tay khiêm nhường và tính can đảm cao thượng phi thường.
47) Theo đường lối Legio, đức tính nào giữ vai trò số một ?
* Khiêm nhường chiếm chỗ nhất, là dụng cụ căn bản cho hoạt động tông đồ của Legio.
48) Lý do nào người Legio hoạt động không đem lại kết quả ?
* Vì thiếu đức khiêm nhường là gốc của mọi hoạt động. Người Legio luôn ý thức rằng ta làm được là do Chúa ban cho và cho nhưng không.
49) Tại sao nơi Mẹ Maria, Chúa đã ra tay uy quyền ?
* Chúa đã ra tay uy quyền nơi Mẹ Maria vì Chúa đã trông đến sự thấp hèn tôi tớ Chúa. Chính Đức Khiêm Nhượng của Mẹ Maria đã đem Chúa xuống để chấm dứt đời cũ và mở đầu đời mới.
50) Tại sao nói Mẹ Maria là gương mẫu khiêm nhượng đang khi Mẹ còn biết bao đức tính khác gần như vô tận ?
* Vì Mẹ hiểu Mẹ phải được Cứu Chuộc như tất cả con cháu nhân loại (Mẹ cũng là thọ tạo)
* Mẹ biết tất cả những đức tính sáng chói của Mẹ là do công nghiệp của Chúa Con.
* Thái độ khiêm nhường của Mẹ vừa tự nhiên, vừa dịu dàng dễ yêu và không bao giờ thay đổi.
51) Khiêm nhường chân chính là gì ?
* Là chúng ta chân thành nhận thức về con người của mình trước mặt Chúa. Tự bản thân ta chỉ là số không. Chúa là đấng duy nhất ban mọi ơn lành cho ta, nên người có quyền tăng, giảm hay chấm dứt.
52) Đối với lính ở đời, họ bất lực vì thiếu can đảm, thiếu thông minh, thiếu năng lực, còn với hội viên Legio, họ bất lực là vì sao ?
* Vì thiếu đức khiêm nhượng. Ở đâu thiếu đức khiêm nhượng ở đó không có sự thánh thiện. Mất khiêm nhượng ơn Chúa bị thu hồi.
53) Trận chiến để cứu các linh hồn xuất phát từ đâu ?
* Xuất phát từ mỗi nội tâm của hội viên Legio. Mỗi người phải chiến đấu với chính mình, quyết tâm thắng tính kiêu căng và lòng ích kỷ của mình.
54) Điểm tựa chắc chắn của hội viên Legio là ai ? Tại sao ?
* Là Đức Maria. Vì Người là gốc đã đâm rễ sâu trong đức khiêm nhường.
55) Gót chân của Trinh Nữ Khiêm Nhượng đạp con rắn kiêu ngạo nhiều đầu (tức nhiều “Cái tôi”). Vậy những cái “tôi” đó là gì ?
* Là tự cao, tự phụ, tự đắc, tự ái, tự mãn, tự tôn, tự ý và vị kỷ.
56) Để được thông truyền đức tính của Mẹ, người hội viên Legio phải như thế nào ?
* Người hội viên Legio phải thực sự quên mình, lúc đó Mẹ sẽ xây dựng cho họ một nghị lực và lòng hy sinh để trở thành người lính can đảm của Chúa Kitô.
57) Thành thực tôn sùng Đức Maria, chúng ta phải làm gì ?
* Phải hoạt động tông đồ.
58) Thế nào là tôn sùng Đức Mẹ cách thành thực ?
* Là cố hoạ lại mọi nét về con người và sứ mang của Đức Mẹ.
* Là chi sẻ với Đức Mẹ lúc vui mừng cũng như khi gặp đau khổ.
* Là tiếp tay với Mẹ chăm lo săn sóc các chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô một cách mau mắn, không chần chừ.
59) Mẹ sử dụng những ai hoạt động tông đồ ?
* Mẹ sử dụng tất cả, không trừ ai. Mẹ luôn săn sàng mau mắn đón tiếp những ai tự động đến dâng mình cộng tác với Mẹ để cứu rỗi các linh hồn.
60) Đức Mẹ đấy quyền năng sao lại phải nhờ đến sự giúp đỡ của những con người yếu kém như chúng ta ?
* Vì Chúa muốn có sự cộng tác của loài người, muốn loài người phải cứu vớt lẫn nhau.
* Trong kho tàng ơn phước tràn đầy của Mẹ, nếu ta không giúp Mẹ, Mẹ không phân phát được. Do đó Mẹ chờ đón sự săn sàng cộng tác của chúng ta.
61) Nói rằng Chúa Giêsu và Mẹ Maria là Adam, Eva mới, chúng ta hiểu và phải sống như thế nào ?
* Để đền bù những tội do nguyên tổ gây ra trong vườn Địa Đàng và để khai thông con đường giúp loài người đoạt lại Nước Trời, Chúa Giêsu và Mẹ Maria đã chấp nhận mọi đau khổ bằng cây Thánh Giá và bằng Tình Thương.
* Bởi đó, theo ý Chúa, chúng ta phải sống với tâm tình yêu mến, biết ơn và ca tụng Mẹ vì nhờ sự liên kết với Chúa, Mẹ được giao “quản lý kho trời” để phân phát mọi ân cần thiết cho những ai biết liên kết với Mẹ.
62) Tâm tình của người Legio khi hoạt động tông đồ là gì ?
* Không hạn chế sự cố gắng. Việc lớn việc bé người Legio vẫn làm tận lực, cho dù việc đó chỉ đống đến là xong. Người Legio làm tận lực vì Đức Mẹ.
63) Thái độ của hội viên khi làm việc là gì ? Giải thích thái độ đó.
* Tích cực chủ động cộng tác với Đức Mẹ.
Thực sự cộng tác là bên này bù đắp những thiếu sót của bên kia. Ta hiểu tất cả mọi hoạt động, mọi khả năng nghĩa là tất cả con người của mình. Còn Đức Mẹ cũng tấn hiến bản thân tinh tuyền và quyền năng của Đức Mẹ.
64) Có phải biết rằng kết quả mà Mẹ đem lại vượt ngoài sức cố gắng của ta khiến ta có ý nghĩ mức độ cố gắng của ta là không quan trọng ?
* Ý nghĩ như thế là sai. Khi bỏ vốn chung với nhà triệu phú, người nghèo vẫn phải cố gắng thêm từng đồng để vốn ngày càng tăng lên.
* Dù hết lòng tín thác nơi sự trợ lực của Đức Mẹ, ta vẫn phải cố gắng đến mức tối đa, để lòng quảng đại của ta cũng phải vươn cao như lòng tín thác. Hãy cố gắng tận lực như tất cả đều tuỳ vào sự cố gắng của ta.
65) Nguyên tắc chính của sự hợp tác giữa hội viên Legio và Đức Mẹ là gì ?
* Cố gắng hết sức mình dù việc khó hay dễ.
* Người Legio làm không chỉ để xong việc hay để có kết quả.
* Tin tưởng phó thác vào Mẹ là không ỷ lại vào Mẹ, là làm hết khả năng và cố gắng của mình.
* Khi ta làm tròn phận vụ mình, Mẹ sẽ trợ lực, thánh hoá, hoàn hảo, siêu nhân hoá, cải tạo những yếu hèn của ta.
66) Cách “Thành thức tôn sùng Đức Mẹ” của thánh Monfort như thế nào ?
* Là nô lệ cho Đức Mẹ, tức là lệ thuộc hoàn toàn từ tư tưởng đến hành động, cả tài sản thiêng liêng lẫn vật chất. Dĩ vãng, hiện tại, tương lai, tất cả đều lệ thuộc vào Mẹ.
67) Ý nghĩa của sự tân hiến là gì ?
* Là cách sống sau sự tận hiến chứ không phải là nghi lễ tận hiến.Cũng không tuỳ ở lòng sốt sắng hay bất cứ hình thức tình cảm nào.
68) Ơn ích của đời tận hiến là gì ?
* Làm cho đời sống trong Hội Thánh được nâng cao.
* Đời sống siêu nhiên, đức tin và lòng can đảm của người tín hữu được nâng cao, đức khiêm nhượng dịu dàng, trí khôn ngoan thêm mạnh mẽ.
69) Nếu tận hiến cho Mẹ, tôi còn gì với hai bàn tay trắng khi phải ra trước toà Chúa ?
*Nếu giao tất cả cho Mẹ, đến giờ chót trước toà Chúa, để đổi lấy hai bàn tay trắng ta được Mẹ có mặt trong phiên xử với vai trò trạng sư, là một bảo dảm vững chắc nhất.
70) Có phải ta tận hiến là lúc bị mất mát không ?
*Tận hiến là hy sinh nhưng không có nghĩa là mất mát mà là để đổi lại một lợi ích giá trị gấp ngàn lần. Hình ảnh cậu bé hy sinh 5 cái bánh và 2 con cá để cứu đói cả ngàn người là một bằng chứng.
71) Từ phép lạ Cana chúng ta rút ra bài học gì ?
* Khi chúng ta rộng rãi tận hiến tất cả cho Mẹ vô điều kiện, không giới hạn, nghĩa là chúng ta làm tất cả mọi việc hằng ngày hoàn toàn lệ thuộc theo ý Mẹ, như người giúp việc tại tiệc cưới Cana nghe lời Mẹ dặn, chúng ta đổ vào bình bác ái và hy sinh những thùng nước lã (là những công việc hằng ngày) thì những việc ta làm hoá thành những ơn quý cho ta và cho các linh hồn.