Legio với sứ điệp Phatima

Giáo hội long trọng kỷ niệm một trăm năm Đức Mẹ hiện ra tại Phatima ( 13/5/ 1917  – 13/5/2017 )  với nhiều  hoạt động phong phú. Tuy nhiên  để cho việc kỷ niệm này sinh nhiều ơn ích  thì chúng ta không thể không biết đến cái mục đích của Đức Mẹ khi  đưa ra ba lời kêu gọi ấy.

Trong bối cảnh thế giới những thập niên đầu thế kỷ hai mươi nhất là tại Âu Châu nhân loại đang có những biến chuyển cực kỳ sâu sắc. Cùng với những phát minh khoa học  dù còn ở trong những bước đầu nhưng nó chứng tõ sẽ gây một ảnh hưởng lớn lao trong đời sống con người. Đồng thời với những tiến bộ khoa học  như thế, chủ nghĩa Cộng Sản  Bôn sê vích  ra đời  phát động cuộc đấu tranh giai cấp của công nhân trên toàn thế giới.

Sự tiến bộ về khoa học và ảnh hưởng của chủ nghĩa duy vật vô thần  CS khiến cho đức tin Công Giáo bị đe dọa nghiêm trọng. Trong tình thế hết sức nguy nan ấy  Đức Mẹ đã hiện ra  để ban cho con cái  một phương thế hữu hiệu  để vực dậy đức tin  hầu có thể trở lại với Đấng Thiên Chúa ở nơi mình.

Phương thế được Đức Mẹ ban ra hầu vực dậy đức tin đó là  hãy ăn năn sám hối tội lỗi, siêng năng lần chuỗi Mân Côi và tôn sùng Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ. Ba mệnh lệnh ấy có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời. Để có thể thực lòng ăn năn sám hối  thì phải nhận thức được tội. Không nhận thức tội thì không thể sám hối ăn năn. Tiếp đó  để nhận thức được tội  mà tội thì như lời Chúa nói tất cả đều phát ra từ ở nơi Tâm ( Mc 7, 23 ). Do đó muốn nhận thức được tội thì phải từ trong tư tưởng.

Nhận thức tội từ nơi tư tưởng là điều rất khó.Chính vì thế Đức Mẹ mới khuyên cần phải siêng năng lần hạt để Ngài cầu thay nguyện giúp cho ta: Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời  cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

Nhận mình là kẻ có tội, đó là bước đầu cần thiết cho cuộc hành trình đức tin tiến về Quê Trời vĩnh cửu. Đức tin cần thiết như vậy  nhưng thực tế cho thấy  trong thời Tục Hóa  này đưc tin đã trở thành vô nghĩa. Sở dĩ  vô nghĩa là vì người ta cho đời sống xác thân  vật chất này là thực và một khi đã cho đó là thực  thì làm gì còn tin có Thiên Đàng cũng như Hỏa Ngục ?

Trong những lần hiện ra đặc biệt là tại Phatima, Đức Mẹ không ngớt nhắc nhở cho con cái về hình phạt Hỏa Ngục đời đời dành cho những kẻ cố tình chối bỏ Thiên Chúa. Sự chối bỏ ấy chính là do âm mưu của quỷ dữ Sa Tan ngay từ khi ông bà nguyên tổ  còn ở nơi Vườn Địa Đàng. Đức Chúa Giehova nhắc nhở nguyên tổ “ Ngươi được ăn các thứ  cây quả trong vườn. Nhưng về cây biết phân biệt điều thiện điều ác thì chớ hề ăn đến vì một mai ngươi ăn chắc là phải chết” ( St 2, 15 ).

Cây phân biệt ở đây cần hiểu đó là biểu tượng của Tâm Phân Biệt. Khi Tâm đi vào đối đãi phân biệt ( có không, còn mất, yêu ghét, tốt xấu, lành dữ, thiện ác v.v…tức thời liền đánh mất Thực Tại vô phân biệt. Nguyên tổ vì không vâng lời Thiên Chúa nên đã bị đuổi ra khỏi Địa Đàng  và sẽ không bao giờ có thể trở lại nếu không có lời hứa ban Đấng Cứu Thế  qua cuộc giao tranh giữa Người Nữ Maria với rắn Sa Tan “ Ta sẽ làm cho mày cùng Người Nữ, dòng dõi mày cùng dòng dõi Người Nữ nghịch thù nhau. Người sẽ dày đạp đầu mày còn mày thì sẽ rình cắn gót chân Người” St 3, 15 ).

Cuộc chiên một mất một còn giữa Người Nữ Maria và Sa Tan đã diễn ra ngay từ  ngày tổ tông phạm tội và bị đuổi ra khỏi Vườn Địa Đàng. Thế nhưng cuộc chiến ấy  mới chỉ hình thành rõ nét vào thời cuối của Ơn Cứu Độ khi Đức Maria nói lên lời Xin Vâng “ Này tôi là tôi tá ĐCT, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền” ( Lc  1, 30 ).

Sở dĩ lời  Xin Vâng của Đức Maria đã khởi đầu Ơn Cứu Độ  là vì chỉ qua lời Xin Vâng ấy mà Chúa Cứu Thế mới xuất sinh làm người. Nếu  lời Xin Vâng ấy là khởi đầu Ơn Cứu Độ  thì  việc Xin Vâng  đương nhiên cũng cần phải  được thực hiện nơi dòng dõi Người Nữ  thì mới được cứu, làm sao có thể khác được ?

Dòng dõi Người Nữ được tiên báo trong Kinh Thánh  đó chẳng phải là những ai có lòng yêu mến tôn sùng Đức Maria hay sao ? Hội viên Legio vẫn được gọi là  quân binh của Nứ Tướng Maria trong cuộc quyết chiến với Sa Tan, Trong cuộc chiến  tuy không có tiếng súng tiếng bom nhưng hết sức ác liệt vì nó diễn ra ở nơi nội tâm mỗi người.

Legio mệnh danh là Đạo Binh và Đạo Binh ấy có nhiệm vụ là thi hành triệt để Sứ Điệp Phatima theo như ý Đức Mẹ “ Legio ngày nay mang danh hiệu quân đội Ro Ma  lừng danh trong nhiều thế kỷ về những đức tính trung kiên, can đảm, kỷ luật, nhẫn nại đem  lại nhiều thành quả. Nhưng quân đội này  thường phục vụ những quyền lợi thấp hèn  và không bao giờ ra khỏi phạm vi trần tục. Tất nhiên Legio Mariae không thể dâng cho Nữ Vương của mình  một đoàn thể hữu danh vô thực mà khác nào dâng một tác phẩm nghệ thuật đã gỡ bỏ hết những trân châu chỉ còn lại có mỗi cái khung. Những đức tính cố hữu của binh  sĩ Ro Ma chỉ là mức độ tối thiểu trong quân đội của Legio. Thánh Clemente  nhờ Thánh Phê Rô đưa vào đạo  là người cộng sự của Thánh Phao Lô đã nêu gương quân đội Ro Ma cho Giáo Hội bắt chước” ( TB chương 4 Sl  7 ).

Kỷ luật là sức mạnh của quân đội. Thế nhưng kỷ luật  của quân đội trần gian  lại khác về tính chất  với Đạo Binh của Đức Mẹ. Kỷ luật quân đội trần gian chỉ mang tính hình thức áp đặt. Còn Đạo Binh của Đức Mẹ thì đặt nặng về nội tâm và hoàn toàn tự nguyện. Khác về tính chất  thế nên kết quả đương nhiên cũng phải khác. Quân đội trần gian  chiến đấu cho những mục tiêu  ở nơi trần gian và trần gian thực chất chỉ là  ảo tưởng không thật. Đang khi đó` Đạo Binh Đức Mẹ  thì chiến đấu cho mục tiêu Nước Trời đời đời  bất diệt.

Để đạt được mục tiêu Nước Trời tất nhiên Legio cũng cần có kỷ luật  và kỷ luật đó  chính là thi  hành tuyệt đối  nguyên tắc của Thủ Bản  được quy định trong  một hệ thống gọi là Hệ Thống Cố Định “ Hội viên không có quyền thay đổi các quy luật hay  cách thức thực hành. Hệ thống mô tả đây  là hệ thống của Legio. Mỗi thay đổi dù nhỏ bé đến đâu  cũng không tránh khỏi những biến đổi khác  và không bao lâu  tổ chức Legio sẽ chỉ còn là hữu danh vô thực.Một khi biết đơn vị nào thay đổi như  vậy. Legio sẽ không ngần ngại khai trừ dù họ có làm được những công tác có giá trị” ( TB chương 20 Sl 241 ).

Hệ Thống Cố Định trong thủ Bản cũ còn có tên là Hệ Thống Bất Di Bất Dịch có nghĩa là  không được phép thay đổi dù là những chi tiết nhỏ nhặt nhất. Những chi tiết nhỏ nhặt ấy có thể là  cách bài trí bàn thờ nhỏ Đức Mẹ trong các phiên họp chính thức của Legio. Có thể là kinh nguyện không thay đổi, là chương trình họp, là vị trí ngồi họp của các ủy viên là việc quản trị v.v…

Legio coi việc  tuân thủ kỷ luật cho đến từng chi tiết như thế  là rất quan trọng và nếu người trưởng nào vi phạm sẽ bị coi là phản bội “ Trưởng luôn phải nhớ mình là đại diện của Legio để trung thành áp dụng đường lối Legio cho đến từng chi tiết. Làm đại diện  không đúng trách nhiệm  tức là  thất tín với Legio. Tòa án trần gian  gọi đây là phản quốc  và can phạm phải bị kết án  rất nặng nề” ( TB chương 34 Sl 371 ).

Tại sao Legio lại đặt nặng vấn đề phải thi hành đường lối đến từng chi tiết như thế ? Xin thưa đó là vì  tính chất kỷ luật của Đạo Binh Đức Mẹ  cần phải diễn ra ở nơi nội tâm  có nghĩa là từ trong tư tưởng. Nhà Thiền ví tư tưởng con người giống như sự lăng xăng nhảy nhót của loài khỉ vượn ngựa hoang ( Tâm viên ý mã ). Tư tưởng hay nói đúng hơn Ý Thức thì biến hóa khôn lường, nó cần có một vòng kim cô gắn trên đầu con khỉ trong chuyện Tây Du.

Kỷ luật trong Đạo Binh Đức Mẹ  hoàn toàn không có tính áp đặt  làm cho con người mất đi sự tự do. Trái lại nó là sợi giây liên kết chúng ta và với Đức Mẹ để hướng về một mục tiêu cao cả. Trong Kinh Tuyên Hứa mọi hội viên hoạt động đều đã phải tuyên thệ trước Chúa Thánh Thần “ Con xin đứng vào hàng ngũ Legio và dám xin hứa  trung thành phục vụ. Con xin hứa hoàn toàn  tuân kỷ luật, kỷ luật liên kết  con với đồng bạn. Tạo chúng con thành một đạo quân  và thắt chặt hàng ngũ để cùng Đức Maria chúng con tiến tới. Để thi hành ý định của  Chúa và thực hiện những phép màu của Ơn Thánh  hầu canh tân  cuộc diện thế giớ” ( TB chương 15 Sl 170 ).

Những ngôn từ  trong Kinh Tuyên Hứa vừa nêu  nghe thật trang nghiêm hùng tráng. Nhưng thật sự thì  không có chi sáo rỗng, trái lại đó phải là tâm nguyện của mỗi hội viên Legio. Chỉ với tâm nguyện ấy  chúng ta mới có thể  chu toàn  Sứ Điệp Phatima,  trung thành phục vụ dưới lá cờ chiến thắng của Mẹ.

 

Phùng  Văn  Hóa

Chia sẻ Bài này:

Related posts