Lòng sùng kính Đức Mẹ cần diễn ra trên cả hai phương diện = bề ngòai lẫn bề trong. Hễ đã có bề trong thì ắt phải có bề ngòai. Thế nhưng có bề ngòai chưa hẳn là đã có bề trong. Đang khi đó Thiên Chúa xét đóan theo bề trong chứ không phải bề ngòai “ Thiên Chúa chẳng xem điều gì lòai người xem. Lòai người xem bề ngòai nhưng TC thì thấu suốt tâm can” 1 Sm 16, 7 ) Bởi lẽ Thiên Chúa là Đấng thấu suốt tâm can thế nên mọi việc đạo đức nói chung và lòng tôn sùng Đức Mẹ nói riêng cần phải từ ở nơi tâm mà xuất phát. Legio nâng việc tôn sùng này lên thành nhiệm vụ cho tòan thể hội viên “ Một trong những nhiệm vụ Legio quý mến hơn cả là biểu lộ lòng nhiệt thành tôn sùng Đức Mẹ Chúa Trời. Legio nhờ hội viên của mình để thực hiện việc trên đây = mỗi hội viên có nhiệm vụ phải giúp vào bằng cách nguyện gẫm hẳn hoi và bằng việc làm do lòng sốtsắng” TB c. 26 chương 5 ). Có nhiều đường lối tôn sùng , chẳng hạn như tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu , tôn sùng Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ , tôn sùng Thánh Thể v.v…Các đường lối ấy thường xuất hiện dưới tên gọi là những phong trào, hiểu như một thứ gì đó xuất hiện trong một thời gian nào đó rồi sẽ lại tan đi. Lòng tôn sùng Đức Mẹ trong Legio thì không như vậy mà cần phải coi đó là một nhiệm vụ “ buộc ngặt như đihọp hàng tuần hoặc làm việc tông đồ” Việc dự họp hàng tuần hoặc làm công tác thì ai cũng biết bởi vì đó là những công việc cụ thể. Còn lòng tôn sùng thuộc nội tâm thế nên đâu thể biết ai có lòng tôn sùng, ai không ? Tuy nhiên , một khi Thủ Bản đã đề ra thì phải có cách thực hiện, cách ấy là “ mỗi hội viên có nhiệm vụ phải giúp vào bằng cáchnguyện gẫm hẳn hoi và bằng việc làm sốt sắng” ( TB . C. 26 chương 5 )
Theo quan niệm của Legio , từ việc cầu nguyện cho đến hành động đều phải bắt nguồn từ nội tâm. Do đó tòan thể hội viên bất kể thuộc cấp nào , từ hội đồng trung ương cho tới từng mỗi mỗi presidium đều phải tuân hành nguyên tắc thống nhất trong kinh nguyện “ Tâm hồn Legio biểu lộ trong kinh nguyện của mình, do đó sự thống nhất thật chặt chẽ trong kinh nguyện dù là nguyện bằng ngôn ngữ nào , trải qua thời gian , tượng trưng cho sự thống nhất hòan tòan về tinh thần và tâm hồn về kỷ luật và hành động là điều hợp lý . Tha thiết khuyên tất cả những ai đang phục vụ dưới lá cờ Legio bất cứ nơi nào phải cố mà đạt tới sự thống nhất ấy” TB c. 258 chương 23 )
Như vậy để cầu nguyện hẳn hoi, chỉ cần ta tuân thủ nghêm túc nguyên tắc thống nhất trong kinh nguyện, một việc mà bất cứ ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên nó lại biểu lộ cho lòng tôn sùng đặc biệt của Legio đối với Đức Maria, sao có thể nói thế ? Bởi vì ý nghĩa sâu xa nhất của lòng tôn sùng chính là để hiến dâng cuộc đời mình cho Chúa , cho Đức Mẹ hầu cứu vớt các linh hồn. Do đó việc cầu nguyện chỉ được coi là thực sự hẳn hoi khi con người hướng về mục đích cao cả như thế. Việc thứ hai biểu lộ cho lòng tôn sùng của hội viên Legio là thi hành công tác hàng tuần với lòng sốt sắng. Xưa nay chúng ta vẫn nghĩ chỉ khi cầu nguyện hoặc dâng Thánh lễ mới cần sốt sắng chứ việc công tác tông đồ thì không. Thực ra đây là quan niệm không đúng bởi vì theo ý của Legio khi chúng ta tiếp xúc với người này, người kia thì đó không phải là những con người xác thịt nhưng đó chính là hiện thân của Đức Kitô. Khuyến dụ về công tác cho thấy “ Công tác phải thiết thực và tich cực trong tinh thần đức tin và kết hợp với Đức Maria làm cáchsao để con người của Chúa Kitô lại được Đức Maria Mẹ Chúa viếng thăm và săn sóc qua người mà ta đang giúp đỡ hoặc trong anh chị cùng ta đang làm công tác”
Thống nhất trong kinh nguyện và nhận ra Đức Kitô ở nơi tâm hồn của mỗi con người , đó phải là nền tảng của việc tôn sùng đối với Đức Maria. Đường lối này thật là cao cả, thế nhưng đây phải chăng chỉ là ước nguyện riêng của người Legio chúng ta ? Hòan tòan không phải vậy, bởi nên nhớ tòan thể Kitô hữu chúng ta , một khi đã lãnh nhận Bí Tích rửa tội đều đã là những chi thể trong Thân Mầu Nhiệm của Đức Kitô. Thân Mầu Nhiệm ấy theo lời Thánh Phêrô đó cũng chính là Lâu Đài thiêng liêng mà mỗi Kitô hữu là một viên đá sống động. Một viên đá nếu nằm trơ trọi riêng rẽ thì nó chỉ là viên đá lạnh lẽo vô hồn nhưng nếu chúng được gắn kết lại với nhau thì sẽ trở thành những viên đá sống động xây dựng tòa lâu đài. Sự gắn kết ấy chính là nền tảng lòng tôn sùng Đức Maria thông qua sự cầu nguyện và thi hành công tác cho mục đích cứu rỗi các linh hồn. Người Legio phải ý thức và cố gắng thực hiện nhiệm vụ này “ Nếu ta sơ xuất nhiệm vụ này và nếu không lo xây dựng một tòa nhà bằng những viên đá sống động , một lâu đài thiêng liêng( 1Pr 2, 5 ) thì cơ cấu của Legio sẽ thiếu đi một phần nòng cốt. Bao nhiêu viên đá sống động khác lại cũng đổ theo thì tổ chức Legio chỉ còn là một quang cảnh điêu tàn , không thể chẻ chở cho con cái mình và cũng không sao giữ họ lại được. Legio còn đâu nữa sứ mạng làm mái ấm cho n hững hòai vọng cao cả và Thánh thiện, làm khởi điểm cho những dự định anh dũng” TB C.27 chương 5 )
Lý` tưởng mà Legio nhắm tới thực là cao cả biết mấy và để thực hiện lý tưởng ấy mỗi một hội viên chúng ta hãy tự hỏi = mình có phải là một viên đá sống động đó hay chưa ?
Phùng Văn Hóa