NHẬP ĐỀ |
=========
Theo ước muốn của Đức Thánh Cha, Năm Đức Tin phải là cơ hội để chúng ta đào sâu nền tảng của đức tin Kitô giáo, đặc biệt qua việc học hỏi Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo. Học viện Đa Minh muốn góp phần để giúp cộng đồng Dân Chúa tìm hiểu đức tin qua một hình thức tương tự, đó là giới thiệu những bài giáo lý của Thánh Tôma Aquinô về Kinh Tin Kính, Lạy Cha, Mười Điều Răn. Vị “tiến sĩ thiên thần” đã được nhiều người biết đến qua những pho sách thần học chuyên ngành. Tuy nhiên, vì là một phần tử của Dòng Giảng Thuyết, cho nên cha đã không bỏ qua cơ hội để giảng thuyết, hoặc cho các giáo sư và sinh viên ngay tại Đại học Paris, hoặc cho các tín hữu bình dân. Những bài giáo lý sau đây ra đời vào một hoàn cảnh khá đặc biệt. Vào Mùa Chay năm 1273, sau những năm tháng giảng dạy tại Paris (1257-1259), Orvieto-Roma (1259-1268), Paris (1269-1271), Cha Tôma trở về Napoli, tu viện nơi Cha đã lãnh áo dòng 30 năêm về trước. Cha dành suốt Mùa Chay để giảng tại thánh đường tu viện, dành cho các sinh viên cũng như các tín hữu. Nội dung của các bài giảng là trình bày những chân lý nền tảng Kitô giáo qua việc chú giải Kinh Tin Kính, Kinh Lạy Cha, Mười Điều Răn và Kinh Kính Mừng. Cha giảng bằng phương ngữ Napoli (chứ không phải bằng tiếng Latinh). Một tu sĩ (Phêrô Andria) đã ghi lại tốc ký, và sau này dịch sang tiếng Latinh. I. Vài đặc trưng Nên ghi nhận vài đặc trưng của những bài giảng này 1. Thời gian. Có thể nói được đây là Mùa Chay cuối cùng của Cha Tôma, bởi vì một năm sau (1274) ngài qua đời, vào ngày 7-3. Tuy các bài giảng được trình bày bằng lối văn đơn sơ cho đại chúng nhưng nội dung rất sâu sắc, bởi vì cha truyền thụ những suy tư đã chín muồi sau nhiều năm học hỏi và giảng dạy. 2. Lý do chọn lựa đề tài. Tại sao phải giảng Kinh Tin Kính, Kinh Lạy Cha, Mười Điều Răn, thay vì chú giải các đoạn Kinh Thánh như thói quen? Thoạt tiên xem ra chỉ vì lý do mục vụ, bởi vì đó là những kinh bình dân mà ai cũng thuộc rồi. Tuy nhiên, Thánh Tôma đưa ra giải thích sâu xa hơn, đó là: cần cung cấp cho các tín hữu những chân lý căn bản của Kitô giáo để họ biết đường cứu độ. Trong phần mở đầu loạt bài giải thích Mười Điều Răn, Cha nói: “Để được cứu độ, con người cần phải biết vài khái niệm cơ bản: phải tin cái gì, ước ao cái gì, làm cái gì. Kinh Tin Kính trả lời cho câu hỏi thứ nhất, bởi vì thâu tóm những điều căn bản của mạc khải; Kinh Lạy Cha trả lời câu hỏi thứ hai; lề luật của Chúa trả lời cho câu hỏi thứ ba” . Nói cách khác, Thánh Tôma móc nối 3 bản kinh với 3 nhân đức: tin – cậy – mến. Thực ra, 3 kinh này đã được sử dụng cho các lớp dự tòng từ lâu rồi, và Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo liên kết ba kinh này với ba chiều kích của đức tin: tuyên xưng, cử hành, sống. 3. Chương trình. Cha Tôma giảng mỗi ngày một bài, và phân phối như sau: 15 buổi cho Kinh Tin Kính, 10 buổi cho Kinh Lạy Cha, 32 buổi cho Mười Điều Răn, và kết thúc với 2 (hoặc 1) buổi cho Kinh Kính Mừng. Tổng cộng là 59 (hoặc 58 buổi). Lập tức một câu hỏi nảy lên: Mùa Chay (dịch sát tiếng Latinh là “Mùa Bốn Mươi”: quadragesima) chỉ có 40 ngày, làm thế nào giảng 58 buổi được? Có thể trả lời như thế này. Cho đến công đồng Vatican II, tuy Mùa Chay bắt đầu chính thức từ Thứ Tư Lễ Tro nhưng đã được chuẩn bị trước đó 3 tuần lễ (mang tên là các Chúa nhật Bảy Mươi, Sáu Mươi, Năm Mươi). Như vậy, tổng cộng là 9 tuần lễ (63 ngày); tuy nhiên, điều chắc là không giảng vào 3 ngày cuối của Tuần Thánh (Tam Nhật Vượt Qua). Có lẽ Cha Tôma đã phân phối các bài giảng để có thể bắt đầu từ Chúa Nhật Bảy Mươi (ngày 5 tháng 2) và kết thúc vào Thứ Tư Tuần Thánh. Cũng nên biết là không phải tất cả các bài đều dài ngang nhau. Vì thế, có ý kiến cho rằng có lẽ có ngày giảng 2 bài! Ngoài 3 kinh (Tin Kính, Lạy Cha, Mười Điều Răn) tạo nên nòng cốt của đức tin Công giáo, Cha Tôma còn chú giải Kinh Kính Mừng Maria. Vì sao? Kinh này không thuộc về các chân lý cần thiết để được cứu rỗi, nhưng cha có lòng sùng kính đặc biệt đối với Đức Mẹ (mỗi trang sách Summa contra gentiles đều bắt đầu với Ave Maria). Không lạ gì mà Cha muốn kết thúc các bài giảng về đức tin với đôi lời về Đức Mẹ, theo như thói quen thời ấy là kết thúc các bài giảng với đôi lời nói về Đức Mẹ. Nên biết là bài chú giải Kinh Kính Mừng ngắn, ra như một thứ “phụ trương” và có lẽ chỉ giảng trong hai (hay một) buổi; dù sao thì vào thời ấy, Kinh Kính Mừng chỉ gồm phần đầu (hai câu trích từ Tin Mừng Luca); phần thứ hai mới trở nên cố định từ thế kỷ XVI. 4. Phương pháp biên soạn. Đây là những bài giảng được ghi lại, chứ không phải tác phẩm do chính tay cha Tôma viết ra. Vì thế tác giả trích dẫn thuộc lòng các câu Kinh Thánh hoặc giáo phụ, và “người chịu trách nhiệm xuất bản” phải tìm cách đi truy tầm nguồn . Chúng tôi cũng lợi dụng để chen thêm ghi chú khi cần thiết. Ngoài ra, khó có thể khẳng định rằng người ghi đã “thu” lại từng chữ từng câu của bài giảng; có lẽ ông ta chỉ ghi những ý tóm tắt và rất có thể đã bỏ qua vài đoạn (nhưng hy vọng là không chèn thêm ý kiến riêng tư của mình vào). II. Nội dung Để dễ theo dõi, chúng tôi xin sơ lược bản Mục lục. A. Kinh Tin Kính (Sau một bài nói về đức tin, tác giả lần lượt chú giải 12 điều của Kinh Tin Kính) 1. Đức tin là gì? – Đức tin mang lại những ích lợi gì?
– Đức tin không phải là phi lý 2. Điều thứ nhất: Tôi tin kính một Thiên Chúa – Danh tính Thiên Chúa. Thiên Chúa cai quản muôn vật.
– Chỉ có một Thiên Chúa. Những lý do của tín ngưỡng đa thần. – Thiên Chúa dựng nên trời đất. Những sai lầm liên quan đến việc tạo dựng. Những hệ quả tốt lành của đức tin vào Chúa tạo thành. 3. Điều thứ hai: Tôi tin kính Đức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, là Chúa chúng ta – Đức Kitô là Con Thiên Chúa. Những sai lầm liên quan đến đạo lý này.
– Đức Kitô được sinh ra trong lòng Chúa Cha như là Lời Thiên Chúa. 4. Điều thứ ba: Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã xuống thai sinh bởi trinh nữ Maria – Mầu nhiệm Nhập thể. Những sai lầm liên quan đến điều thứ ba.
– Những hệ quả tốt lành của Mầu nhiệm Nhập thể. 5. Điều thứ tư: Người chịu nạn thời quan Phonxiô Philatô, chịu đóng đinh trên thánh giá, chết và mai táng – Mầu nhiệm Chúa chịu chết.
– Tại sao Đức Kitô chịu đau khổ vì chúng ta. – Những công hiệu của những đau khổ của Đức Kitô. Những mẫu gương nhân đức. 6. Điều thứ năm: Người xuống ngục tổ tông. Ngày thứ ba Người sống lại – Những lý do của việc Chúa Giêsu xuống ngục tổ tông.
– Hệ quả của niềm tin này. – Mầu nhiệm phục sinh của đức Kitô. – Hệ quả của niềm tin này. 7. Điều thứ sáu: Người lên trời, ngự bên hữu Thiên Chúa là Cha toàn năng – Mầu nhiệm Thăng thiên.
– Hệ quả của việc thăng thiên. 8. Điều thứ bảy: Từ trời Người sẽ đến phán xét kẻ sống và kẻ chết – Sự phán xét thuộc về Đức Kitô.
– Hình thức phán xét. – Tại sao phải sợ sự phán xét. – Chúng ta chuẩn bị cuộc phán xét như thế nào? 9. Điều thứ tám: Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần – Giáo huấn của Kinh Tin Kính Nixêa về Chúa Thánh Thần.
– Những ân huệ của Chúa Thánh Thần. 10. Điều thứ chín: Tôi tin kính Hội thánh Công giáo – Hội Thánh duy nhất
– Hội Thánh thánh thiện – Hội Thánh công giáo hay phổ quát – Hội Thánh tông truyền 11. Điều thứ mười: Sự hiệp thông các thánh. Sự tha tội – Ôn lại bảy bí tích
– Sự tha tội – Sự hiệp thông các thánh 12. Điều thứ mười một: Thân xác sống lại – Những ân huệ của sự sống lại
– Những đặc tính của thân xác phục sinh – Điều kiện của các phúc nhân – Điều kiện của các kẻ trầm luân 13. Điều thứ mười hai: Đời sống vĩnh cửu. Amen – Sự sống vĩnh cửu là gì?
– Sự chết vĩnh cửu là gì? B. Kinh Lạy Cha (Kinh Lạy Cha được phân làm 7 đoạn, và cộng thêm nhập đề và kết luận) 1. Nhập đề. Kinh Lạy Cha là kinh nguyện tuyệt vời nhất
2. Lạy Cha chúng con ngự trên trời 3. Lời cầu thứ nhất: Xin cho danh Cha được nên thánh 4. Lời cầu thứ hai: Xin cho Nước Cha đến 5. Lời cầu thứ ba: Xin cho ý Cha được thể hiện dưới đất cũng như trên trời 6. Lời cầu thứ tư: Xin cho chúng con hôm nay bánh mỗi ngày 7. Lời cầu thứ năm: Xin tha nợ chúng con, cũng như chúng co tha những kẻ có nợ chúng con 8. Lời cầu thứ sáu: Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ 9. Lời cầu thứ bảy: Nhưng xin cứu chúng con khỏi sự dữ. Amen. 10. Tóm tắt C. Mười Điều Răn (Trước khi chú giải từng điều răn, tác giả giới thiệu tổng quát về ý nghĩa của luật Thiên Chúa mà trọng tâm là yêu thương) 1. Nhập đề: Luật Thiên Chúa là luật tình yêu – Vì đâu có tội thờ ngẫu tượng?
– Những lý do vì sao ta chỉ thờ lạy một Thiên Chúa duy nhất 5. Điều răn thứ hai: Ngươi đừng kêu tên Thiên Chúa cách vô cớ – Thế nào là kêu tên Chúa cách vô cớ?
– Khi nào được phép kêu tên Thiên Chúa? 6. Điều răn thứ ba: Ngươi hãy nhớ thánh hóa ngày sabat – Tại sao có luật buộc thánh hoá ngày sabat?
– Phải thánh hoá ngày Chúa Nhật như thế nào? 7. Điều răn thứ bốn: Hãy tôn kính cha mẹ – Cha mẹ cho con cái điều gì?
– Con cái phải làm gì cho cha mẹ? – Những phần thưởng hứa cho kẻ tôn kính cha mẹ 8. Điều răn thứ năm: Không được giết người – Ý nghĩa của điều răn: cấm giết người
– Có thể giết người như thế nào? – Chúa nói rằng kẻ nào giận anh em thì phạm tội giết người. Giận anh em là gì? 9. Điều răn thứ sáu: Không được ngoại tình – Tại sao ngoại tình là một tội?
– Tại sao ngăn cấm ngoại tình và tà dâm? 10. Điều răn thứ bảy: Không được trộm cắp – Thế nào là trộm cắp?
– Những lý do cấm trộm cắp 11. Điều răn thứ tám: Đừng làm chứng gian – Thế nào là làm chứng gian?
– Vì sao không nên nói dối? 12. Điều răn thứ chín: Đừng ham muốn điều của tha nhân – Những lý do ngăn cấm việc ham muốn tài sản người khác
13. Điều răn thứ mười: Đừng ước muốn vợ của người khác – Những cấp độ dục tình
– Cách thức chiến thắng dục tình 14. Tóm tắt D. Kinh Kính Mừng Lời chào của Thiên sứ
Ave Maria Chức vị thiên sứ Đầy ơn phúc Những nhân đức của Đức Thánh Trinh Nữ Đức Maria, kẻ cứu giúp các Kitô hữu Thiên Chúa ở cùng Bà Bà có phúc hơn mọi phụ nữ Hoa trái của lòng Bà thật diễm phúc —————— Những bản dịch: – Tiếng Anh: – Tiếng Pháp: – Tiếng Ý: Nguồn: Đaminh VN |