Thuyết tương đối, thách đố to lớn của Năm Đức Tin

Rôma, ngày 16-11-2012 (ZENIT.org) – Người tín hữu được kêu gọi phải đối phó với thách thức thuyết tương đối của thế giới hiện đại, “trước hết nơi chính mình, trong thẳm sâu của lương tâm mình”, linh mục Piero Ghedo thuộc học viện Giáo Hoàng Thừa Sai Nước ngoài (PIME), nhấn mạnh. Sự thách thức này, theo ngài “mang tính khiêu khích nhất đối với Năm Đức Tin”.

Ngài đã đi từ nhận xét sau đây của một dự thính viên hôm 04-10-2012 vừa qua, trong một cuộc hội thảo ở gần thành phố Trente, Italia, về những Kitô hữu bị bách hại ở Nigeria, “Cha nói rằng các nhà truyền giáo mang chân lý của Đức Kitô và rằng các ngài đã chết, đôi khi như những vị tử vì đạo. Nhưng trong một thế giới hiện đại, làm gì có chân lý tuyệt đối, chỉ có biện chứng. Mỗi người phát biểu điều mà họ suy nghĩ và tôn trọng người khác, không thể áp đặt cho những người khác một chân lý không hiện hữu” người khán giả này đã nói với ngài.

Linh mục Ghedo bình luận: “Trong thế giới không tôn giáo và thế tục hóa của chúng ta, tôi tin rằng tư tưởng này khá là phổ biến. Tôi xin trả lời rằng nếu không có một chân lý tuyệt đối, và tất cả đều tương đối và thay đổi với thời gian, như vậy thì cũng chẳng có Thiên Chúa, Ngài không thể thay đổi ý kiến cứ mỗi thế hệ con người qua đi; và nếu Thiên Chúa không hiện hữu; thì cũng chẳng có luật luân lý mà mỗi người làm luật riêng cho mình, tùy theo ý muốn và xu hướng của riêng mình; sau cùng, nơi những người tín hữu đã mất đi ý nghĩa của niềm tin, cũng không có niềm tin nơi Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, “tảng đá vững chắc” của Giáo Hội trên đó chúng ta xây dựng cuộc đời chúng ta”.

“Tuy nhiên, ngài nói thêm, vì đã có nhiều cuộc hội thảo và gặp gỡ trong các môi trường tục hóa, cũng không hiếm khi tôi được nghe những câu hỏi, những phản đối, những ý kiến đặt sự nghi ngờ về sứ vụ hoàn vũ của Giáo Hội. Chỉ có mỗi việc đề nghị hãy tin vào Đức Giêsu Kitô cũng đủ bị coi như một sự xúc phạm đến quyền tự do của người khác”.

Ngài cũng chỉ cách quan sát rằng “chủ nghĩa cá nhân tuyệt đối đang thắng thế trong nền văn hóa hiện đại (chính cá nhân mới đáng kể, chứ không phải gia đình, công ích) sẽ dẫn đến cái nhìn về tự do của con người và nó là một trong những biểu hiện “của thuyết tương đối này, không công nhận bất cứ cái gì là vĩnh hằng, chỉ giữ lại như biện pháp cuối cùng là cái tôi với những ham muốn của nó, và với bề ngoài là tự do, sẽ trở nên một nhà tù cho mỗi người”, như ĐGH Biển Đức XVI đã nói trong bài diễn văn của ngài ở giáo phận Rôma, ngày 06-06-2005.

Ngài nhắc rằng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong thông điệp “Fides et Ratio” (1999, số 5) đã viết: “Trong mọi hình thức của thuyết bất khả tri và thuyết tương đối hiện có trong tư tưởng thời đại, sự đa dạng chính đáng của các lập trường đã nhường bước cho một sự đa dạng bất phân biệt, xây dựng trên sự khẳng định rằng tất cả các lập trường đều có giá trị như nhau: Đó chính là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của sự nghi ngờ đối với chân lý mà người ta có thể nhận thấy trong bối cảnh hiện nay”.

“Tôi đã viện dẫn hai vị Giáo Hoàng cận đại, linh mục Ghedo giải thích, để nhấn mạnh đến một trong những phương diện mang tính khiêu khích nhất của Năm Đức Tin (từ 11-10-2012 đến Lễ Chúa Kitô Vua 2013): đấu tranh chống “thuyết tương đối”, là thuyết tượng trưng cho sự chết của Đức Tin và của sứ vụ truyền giáo cho các dân tộc. Cuộc đấu tranh này, mỗi tín hữu được kêu gọi phải tiến hành trong lương tâm của chính mình trước khi thực hiện trong lòng xã hội”.

“Thật ra cũng dễ dàng, – ngài nói, khi sống trong một xã hội như chúng ta đang thấy ngày hôm nay, trong đó mỗi người thực sự làm theo những điều mình muốn, mặc dù có nguy cơ vi phạm luật pháp và phải trả tiền phạt, bị đưa ra tòa và bị kết án (và có thể bị nhiều năm tù!)-, khiến đã hình thành nơi người tín hữu một tâm trạng ngày càng lạc vào thuyết tương đối. Đã bao lần chúng ta nghe nói những câu như: “Mọi người đều làm… Cuối cùng thì đâu có gì xấu ?… Tôi có lương tâm riêng của tôi, tôi không cần Giáo Hội … Tôi là một người Công Giáo trưởng thành, chứ không phải là một tín đồ ngu xuẩn…”

“Năm Đức Tin trước hết, vị thừa sai người Ý nhấn mạnh, là một lời kêu gọi phải tự hỏi về Đức Tin của chúng ta, về cách sống của những môn đệ Đức Kitô, xác tín rằng Đức Tin có thể là một mồi lửa âm ỉ và chao đảo, nhưng có thể trở thành mặt trời chính ngọ soi sáng, sưởi ấm, mang niềm vui đến cho đời và dễ dàng truyền sang người khác”.

Theo ngài, trong chiều hướng Công Nghị các giám mục, “những vị thừa sai Đức Tin đầu tiên đều là những người đã chịu Phép Rửa, những người đã sống cuộc đời của mình trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian, đã chứng tỏ cụ thể cách nào một Đức Tin, được sống trong cùng tình trạng như mọi người, là nguồn mạch của sự thanh thản, của niềm vui và hy vọng, cho thêm một ý nghĩa trong cuộc đời”

“Tất cả xuất phát, ngài giải thích, từ sự phục hồi một niềm tin vững chắc đã thắng thuyết tương đối: ĐHY Ratzinger đã nói điều này ít ngày trước khi trở thành Giáo Hoàng Biển Đức XVI, trong Thánh Lễ “Missa pro eligendo Pontifice” ngày 18-04-2005, như tiên báo những gì làm rõ đặc tính của triều đại của ngài: “Có một Đức Tin trong sáng, như kinh Tin Kính của Giáo Hội, thường hay được gắn nhãn hiệu là bảo thủ. Trong lúc mà thuyết tương đối, có thể để bị mang đi đây đó bởi bất cứ ngọn gió học thuyết nào, xuất hiện như một thái độ duy nhất ngang tầm thời đại”.

“Sự độc tài của thuyết tương đối từng bước sẽ hình thành, không công nhận bất cứ chuyện gì là chắc chắn, chỉ coi như biện pháp cuối cùng là cái tôi và những ham muốn của nó. Nhưng về phần chúng ta, chúng ta có một biện pháp khác: Con Thiên Chúa, con người đích thực. Chính Ngài là biện pháp của nhân bản đích thực. Một Đức Tin “trưởng thành” chính là một Đức Tin không chạy theo những phong trào của thời trang và mốt mới nhất; một Đức Tin trưởng thành và chín chắn chính là một Đức Tin bắt nguồn sâu xa trong tình bạn với Đức Kitô”, vị thừa sai kết luận.

Tác giả Linh mục Piero Ghedo
Mạc Khải
dịch từ http://www.zenit.org/article-32575?l=french

Nguồn: Truyền thông GHXHCG

Chia sẻ Bài này:

Related posts

Leave a Comment