Bàn về ân sủng

Ân sủng là từ được dành riêng để dịch chữ gratia trongtiếng la tinh. Ân sủng là đề mục đã được thánh Tô-ma A-qui-nô bàn giải sâu rộng trong Thần Học Tổng Luận ngay từ thế kỷ XIII[1]. Sau này các nhà thần học bàn luận và khai triển thêm, theo ngôn ngữ và cảm quan của từng thời[2], nhưng nội dung chính yếu vẫn là một.

Trong đời thường, người ta hay dùng những từ sau đây để nói đến những gì liên quan đến ơn, như biết ơn, nhớ ơn, làm ơn, đền ơn, cám ơn, tạ ơn , nhờ ơn, ơn nghĩa, ơn huệ, ân tình, hồng ân, đặc ân, tri ân v.v…

Vậy ân sủng là gì ?

1. Đnh nghĩa ân sng [3]

Ân sủng là sự trợ giúp “nhưng không”[4] Thiên Chúa ban cho con người để nó đáp lại tiếng gọi trở nên con cái Thiên Chúa (x Rm 8,14-17), nên những kẻ được thông phần bản tính của Người (x 2 Pr 1,3-4), và được sống cuộc đời vĩnh cửu (x Ga 17,3).

Ân sủng là một cách thế tham dự vào đời sống của Thiên Chúa. Ân sủng đưa con người vào vòng thân tình với Ba Ngôi. Nhờ bí tích Thánh Tẩy, Ki-tô hữu được thông phần ân sủng của Đức Ki-tô. Là nghĩa tử, từ nay họ được gọi Thiên Chúa là Cha : “Khi làm cho anh em nên nghĩa t, nh đó chúng ta đưc kêu lên : “Áp-ba ! Cha ơi !” (Rm 8,15), được kết hợp với Người Con Duy Nhất và nhận được sức sống của Chúa Thánh Thần.

Ơn gọi sống cuộc đời vĩnh cửu thuộc phạm vi siêu nhiên. Nó hoàn toàn lệ thuộc sáng kiến tự do của Thiến Chúa. Ơn gọi này vượt trội, hơn hẳn mọi khả năng lý trí và ý chí của con người cùng muôn loài thụ tạo (x 2 Cr 2,7-9).

Ân sủng là ơn Thiên Chúa ban “nhưng không” cho con người cùng với sự sống thần linh. Thánh Thần đổ sự sống này vào linh hồn, để tảy sạch tội lỗi và làm cho nên thánh. Đó là ơn thánh sủng hay ơn “thần hóa” mà mỗi người nhận được ngày chịu phép Rửa. Ơn này là nguồn mạch mọi công trình thánh hóa (x Ga 4,14) :

Cho nên, phàm ai trong Đc Ki-tô đu th to mi. Cái cũ đã qua và cái mi đã có đây ri. Mi s y đu do bi Thiên Chúa là Đng đã nh Đc Ki-tô mà cho chúng ta đưc hòa gii vi Ngưi và trao cho chúng tôi chc v hòa gii.” (2 Cr 5, 17-18).

Ơn thánh sủng là ơn “thường hằng”[5], một xu hướng bền vững và siêu nhiên để kiện toàn linh hồn cho nên hoàn thiện, hầu được sống với Thiên Chúa và hành động nhờ lòng yêu mến Người. Đối lại với thường hằng là tức thời hay hiện tại. Tức thời là hiện tại ngay lúc này đây. Ơn tức thời là ơn Thiên Chúa ban cho con người ngay khi nó cần đến, như đi xa, xin ơn bình an, khi đau ốm, xin ơn bình phục, khi gặp khó khăn, xin ơn mau thoát khỏi v.v…

Muốn đón nhận ơn Chúa, cần phải chuẩn bị bằng lời cầu nguyện và khơi dậy lòng tin. Ngay việc chuẩn bị cũng đã là một ơn rồi. Công việc này là cần thiết để phát động và thúc đẩy mỗi người nên công chính nhờ đức tín và đức ái. Thiên Chúa sẽ hoàn tất điều Người đã khởi công.

Trong vấn đề ân sủng , sáng kiến tự do đến từ Thiên Chúa. Đáp lại sáng kiến đó là công việc của con người. Thiên Chúa đã dựng nên phàm nhân giống hình ảnh Người. Người đã ban cho nó khả năng nhận biết và yêu mến Người. Có thể nói Người đã tức khắc chạm tới và trực tiếp chuyển động trái tim nó. Người đã đặt nơi nó một khát vọng sâu xa hướng về chân lý và sự thiện mà chỉ mình Người mới có thể làm cho hoàn toàn thỏa mãn. Lời hứa ban sự sống đời đời của Người đáp ứng được khát vọng này và vượt xa muôn trùng các khát vọng khác.

Như vậy, ân sủng trước hết và trên hết là ơn của Chúa Thánh Thần thánh hóa và làm cho con người nên công chính. Nhưng ân sủng cũng bao gồm những ơn khác mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta, để liên kết chúng ta với công trình của Người, khiến chúng ta có thể góp phần vào công cuộc cứu rỗi những người khác và làm cho Hội Thánh thêm tăng triển.

Trong các ơn riêng đặc biệt dành cho từng bậc đời, có ơn gọi là “ơn đấng bậc” giúp cho ai nấy ở trong bậc đời nào có thể chu toàn những bổn phận và đòi hỏi của bậc đời ấy.

Chúng ta có nhng đc sng khác nhau tùy theo ân sng Thiên Chúa ban cho mi ngưi. Đưc ơn làm ngôn s thì phi nói sao cho phù hp vi đc tin. Đưc ơn phc v thì phi phc v. Đưc ơn dy bo thì c dy bo. Ai khuyên răn thì c khuyên răn. Ai phân phát thì phi chân thành. Ai ch ta thì phi có nhit tâm. Ai làm vic bác ái thì vui v mà làm.” (Rm 12,6-8)

Ân sủng thuộc phạm vi siêu nhiên nên thoát ra ngoài mọi kinh nghiệm thông thường và chỉ có thể biết được nhờ đức tin. Không ai có thể dựa vào cảm nghiệm hay các việc lành phúc đức của mình mà khẳng định mình được nên công chính hay cứu độ[6] . Tuy nhiên, theo lời Chúa : “C xem h sinh hoa qu nào thì biết h là ai.” (Mc 7,20) Nhưng mới chỉ biết là ai thôi, chứ chưa biết đã nên công chính hay được cứu độ.

2. “Ân sng đt giá hay r tin” ?

Xin nói ngay rằng không đắt và không rẻ, vì đó không phải là món hàng buôn bán nên không có giá. Ân sủng chính là ơn Chúa ban nhưng không do lòng rộng rãi và sáng kiến tự do của Người. Người chỉ ban mà không bán. Cũng không ai mua bán được thứ này, tuy người ta có nói đến chuyện buôn thần bán thánh, hàm ý nhắc đến một tệ nạn trong Hội Thánh thời Trung Cổ. Người ban cho ai thì kẻ ấy được. Cứ đến mà lãnh không phải trả đồng nào. Đàng khác, Chúa muốn thương ai thì thương. Mà Người thương hết mọi người. Người cho mặt trời mọc lên cho người lành cũng như kẻ dữ, để cỏ lùng mọc chung vơi lúa miến. Tại sao Người chọn Do Thái làm dân riêng mà không chọn dân nào khác. Đó là quyền và thiên ý nhiệm mầu của Người. Những lời tôn vinh chúc tụng của chúng ta cũng chẳng thêm gì cho Người : “Tht ra, Cha không cn chúng con ca tngnhưng đưc t ơn Cha li là mt hng ân cao c, vì nhng li ca tng ca chúng con chng thêm gì cho cha, nhưng dem li cho chúng con ơn cu đ muôn đi.”[7] Nhưng chúng ta vẫn phải làm vì đó là bổn phận của chúng ta.

Bởi vậy, định giá cho ân sủng là vô hình trung làm giảm giá trị của ân sủng, vì ân sủng là món quà vô giá đến từ Thiên Chúa, đành rằng ân sủng không ở cùng một cấp bậc, như thánh sủng khác với ơn tức thời và mỗi người nhận được ân sủng ở mức độ cũng khác nhau nữa [8]. Về điểm này, cần phân biệt Đấng ban ơn và người chịu ơn. Chúa là Đấng ban ơn, con người là kẻ chịu ơn. Về phía Chúa, Người rộng lượng và giầu tình thương như Người muốn. Người hoàn toàn tự do và không phải “trả lẽ” với ai về các việc Người làm. Tại sao Người lại có những cử chỉ yêu thương đặc biệt với tông đồ Gio-an hơn các tông đồ khác ? Chúng ta chỉ có thể trả lời đó là quyền của người.

Còn về phía chúng ta, những kẻ chịu ơn thì phải biết ơn và ăn ở thế nào nào để khỏi trở thành những kẻ vô ơn. Thái độ trân trọng đón nhận ơn và nhiệt tình đáp ứng lời kêu mời của Thiên Chúa là bổn phận của người nhận ơn. Bởi thế, dù ơn lớn hay nhỏ, tất cả đều do Thiên Chúa ban, chứ chúng ta không mất mất tiền mua mà bảo là đắt hay rẻ. Nói đt giá hay r tin thì chẳng qua đó chỉ là một thủ thuật hùng biện, nhằm thu hút sự chú ý của người nghe và gây được nơi họ một sự ngạc nhiên thích thú nào đó mà thôi.

Kết lun

Ơn ca Thày đã đ cho anh, vì sc mnh ca Thày đưc biu l trn vn trong s yếu đui(2 Cr 12,  Đó là lời Đức Giê-su nói với tông đồ Phao-lô. Lời này là một bảo đảm rằng Chúa sẽ ban ơn cho mỗi người trong những hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta tin tưởng và đợi chờ ơn Chúa, vì ơn của Người không thiếu cho những ai biết cầu nguyện và cậy trông.

Trong cuốn Nht ký ca mt cha s min quê, nhà văn công giáo Georges Bernanos, người Pháp, đã đặt lên miệng cha sở trong lúc hấp hối câu : “Tt c là ân sng” để kết thúc cuốn truyện. Ân sủng ở nơi một con người ốm yếu, ít tài năng, sống mờ nhạt giữa các anh em đồng liêu. Đương sự cảm nghiệm được điều đó và chân thành nói lên cho mọi người biết.

Một nhà văn công giáo khác người Anh : Graham Green, trong cuốn Quyn lc và vinh quang cũng cho thấy sức mạnh của ân sủng ngay trong tội lỗi và sự đổ vỡ. Cả hai cuốn sách đều cho thấy sự cần thiết và sức mạnh của ân sủng trong đời sống mỗi người.

 

L.m. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.

Email: (adxuanque@gmail.com)


[1] Ia-Iiae, quaestio CX, Biblioteca de autores cristianos Matrtii MCMLV , từ cuối trang 803-809

[2] Dictionnaire de théologie, Editions du Cerf 1988, grâce trang 276

[3] Catéchisme de l’ Église catholique Mâme &Plon 1992, La grâce trang 413, từ số 1996-2005

[4] Từ không có trong tự điển, nhưng giới công giáo quen dùng dể diễn tả tính niễn phí, không phải trả tiền

[5] Từ này cũng không có trong tự điển. Người viết tự chế ra để dich chữ habiitualis và habituel

[6] Công Đồng Tri-đen-ti-nô, Dz 1533-1534)

[7] Nghi thức thánh lễ,, lời tiền tụng chung IV

[8] Ia-Iiae, art 4 : utrum gratia sit major in uno quam in alio ?

Chia sẻ Bài này:

Related posts

Leave a Comment