Tà giáo, Bội giáo và Ly giáo là những tội gì?

Hỏi : xin cha giải thích thế nào là Tà giáo, Bội giáo và Ly giáo trong Giáo Hội

Trả lời:

Lịch sử Giáo Hội trên 2000 năm đã trải qua nhiều khó khăn và thách đố  đến từ  bên trong  cũng như  từ  bên ngoài. Con Thuyền Phê rô đã nhiều phen bị  chao đảo vì sống gió tứ bề nổi lên uy hiếp. Nhưng ơn Chúa vẫn đủ  để giúp  đứng vững ,và “ quyền lực của tử thần sẽ không thắng nổi ” như Chúa Giêsu đã hứa khi Người thiếp lập Giáo Hội và  trao quyền  lãnh đạo  cho Phêrô. ( Mt 16: 18).

Những khó khăn lớn từ bên ngoài đưa tới là những  cuộc bách đạo ngay từ thế kỷ đầu của Giáo Hội sơ khai cho đến ngày nay,  khiến cho hầu hết các Tông Đồ và rất nhiều  giáo hữu  đã  được phúc  tử đạo,  vì đã kiên cường bảo vệ và sống  đức tin Kitô Giáo trước mọi thế lực thù nghịch muốn tiêu diệt. Nhờ máu các anh hùng tử  đạo  đổ ra mà hạt giống đức tin đã đâm bông, phát sinh hoa trái xum xuê ở khắp mọi nơi trên cánh đồng truyền giáo, khiến cho Giáo Hội không những đứng vững mà còn tăng trưởng mạnh mẽ  về mọi mặt cho đến ngày nay.

Ngoài khó khăn trên, Giáo Hội –qua thời gian- còn  phải đương đầu với những tà thuyết , như thuyết vô ngộ,( Gnosticism)  thuyết tương đối ( Relativism) , thuyết vô thần( Atheism), thuyết   cộng sản ( communism), chũ nghĩa vật chất ( materialism)  chủ nghiã chuộng khoái lạc ( hedonism) chủ nghĩa tục hóa( secularism) cùng  với “văn hóa của sự chết” ( culture of death)…tất cả đều có hại cho niềm  tin Kitô  Giao mà Giáo Hội có bổn phạm phải chống đỡ  để hướng dẫn con cái mình giữ vũng đức tin trước mọi thách đô của thế giới tục hóa xưa và nay.

Và để giữ vững đức tin KitôGiáo , Giáo Hội còn phải đương đầu với ba tà thuyết xuất phát từ bên trong , đó là  Tà giáo ( heresy) bội giáo ( Apostasy) và Ly giáo ( Schism).

                             1- Tà giáo là gì ?

Tà giáo ( heresy)  hay lạc giáo tức  rối đạo , là chối  hay nghi ngờ một  chân lý đức tin   đã được  mặc khải  mà  Giáo Hội  tin và  giảng dạy cho con cái mình phải  tin và  tuân giữ cho được rỗi linh hồn.  Thí dụ tín điều về Thiên Chúa Ba Ngôi, Ngôi thứ Hai xuông thế làm Người sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần.  Tín điều Đức  Mẹ trọn đời đồng trinh và lên trời cả hồn xác, Tin  điều các Thánh Thông Công, tin xác loài người ngày  sau sống lại v.v..

Như vậy , nếu ai chối bỏ hay  hoài nghi một trong những điều phải tin  thì mắc tội rối đạo  hay  tà giáo, đặc biệt  là  những ai dạy  điều gì trái với niềm tin Kitô Giáo.

Giáo luật của Giáo Hội cũng nói rõ  tà giáo hay lạc giáo là “ cố chấp phủ nhận hay nghi ngờ một chân lý phải tin, sau khi được chịu phép Rửa  tội …( x giáo luật số 751)

Trong thời Tân Ước, Thánh Phao lô đã tố cáo nhứng kẻ mượn danh Tông Đồ  để giảng dạy những điều sai lạc về Đức tin như sau:

     “ Điều tôi làm, tôi sẽ tiếp tục làm, để những kẻ muốn có cơ hội tự phu là những người ngang hàng với chúng tôi, không còn có cơ hội đó nữa. Vì những kẻ đó là tông  đồ  giả , là thợ gian xảo, đội  lốt  tông đồ của Chúa Kitô.” ( 2 Cor 11: 12=13)

Thánh Phê rô  cũng  đã lưu ý  tín hữu  về  sự xuất hiện của những  tiên tri giả,  nhừng  thầy dạy sai lầm, khiến gây hoang mang cho giáo hữu thời sơ khai  như sau:

    “ Trong dân cũng đã xuất hiện những ngôn sứ giả; giữa anh  em cũng vậy, sẽ có những thầy dạy  giả hiêu; đó là những kẻ sẽ lén lút đưa vào nhừng tà thuyết đẫn tới  diệt  vong…” ( 2 Pr 2)

Thánh Gioan  cũng nói về nguy cơ   có những thầy dạy không thuộc hàng ngũ Tông Đồ. Đó là các kẻ phản Kitô  vì sẽ dạy những điều sai lầm, sai lạc giáo lý của Chúa:

     “Chúng xuất thân từ hàng ngũ chúng ta. Nhưng không phải là người của chúng ta . Vì nếu là người của chúng ta, chũng đã ở lại với chúng ta.Nhưng như thế mới rõ: Không phải ai ai cũng là người của chúng ta.  1 Ga 2: 19)

Sau đây là một vài  điển hình  về những người đã dạy sai lạc giáo lý  đức tin, trong mấy thế kỷ đầu của Giáo Hội. Đó là  Arius,Nestorius và Pelagius :

Arius là một linh mục ở Alexandria, đã dạy sai lầm là Chúa Giê su không cũng bản thể và uy quyền với  Chúa Cha, khi xuống trần gian làm Con Người , sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria. Tà thuyết này đã bị Công Đồng  Nicaea năm 325 lên án và bác bỏ vì sai lạc hoàn toàn với giáo lý của Giáo Hội về Ba Ngôi Thiên Chúa cũng một bản thể ( substance) và  oai  quyền ( dignity).

Cùng chia sẻ sai lầm với Arius là Nestorius, một linh mục khác  ở Antioch  năm 428 A,D cũng phân biệt thần tính ( divine nature ) và nhân tính ( human nature)  của Chúa Kitô, và cho rằng Mẹ Maria chỉ là Mẹ về mặt nhân tính của Chúa Kitô mà thôi.

Tà thuyết này đã bị Công Đồng  Ephesus lên án năm 431 vì đã dạy sai lầm về hai hai bản tính không  hề tách rời nhau của Chúa Kitô như  Giáo Hội tin và dạy không sai lầm. Từ đó Công Đông cũng tuyên bố Mẹ Maria là Mẹ  Thiên Chúa ( Theotokos= God bearer) vì  là Mẹ  thật của Chúa Kitô, là Ngôi Hai cùng bản thể với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần trong  Mầu   Nhiệm Ba Ngôi Một Thiên Chúa. Từ đó, Giáo Hội  cũng dạy phải kính Lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa trong ngày đầu năm dương lịch mỗi năm.

Cùng bị lên án với Nestorius là Pelarius , một luân lý gia nghiêm khắc  đã  phủ nhận  tội  Nguyên tổ  original sin) với lập luận sai lầm là linh hồn con người do Chúa tạo dựng nên không thể vướng mắc tội được. Do đó, chỉ những  người lớn( adults) mới cần rửa tội, còn trẻ con thì không cần, vì chúng chưa biết phạm tội.

                        2- Bội giáo hay chối Đạo  ( Apostasy)

 Đây là tội rất nghiêm trọng   mà một người đã được rửa tội, đã tuyên xưng đức tin nhưng sau đó đã chối bỏ hoàn toàn đức tin về Chúa và về quyền bính của Giáo Hội. Tác giả Thư Do Thái đã nói như sau về tội này:

 “ Quả thật, những kẻ đã một lần được chiếu sáng, đã được nếm thử ân huệ bởi trời , đã được thông chia Thánh Thần, đã được thưởng thức Lời tốt đẹp của Thiên Chúa…những kẻ ấy mà sa ngã, thì không thể được đổi mới một lần nữa để sám hối ăn năn vì họ đã tự đóng đanh Con Thiên Chúa vào thập giá một lần nữa và đã công khai sỉ nhục Người…” ( Dt 6: 4-8)

Trong thời Cựu Ước, Dân Do Thái mỗi lần bất trung với Thiên Chúa , họ đã phạm tội này như ngôn sứ Giê rê mia đã nói  rõ như sau:

         “ Sự gian ác của ngươi phải sửa trị ngươi

           Hành vi phản bội của ngươi sẽ trừng phạt  người

           Ngươi phải biết, ngươi phải  thấy rằng

            Lìa bỏ ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi

           Không còn kính sợ Người, thì thật là xấu xa và cay đắng” ( Gr 2: 19)

Tác giả  Sách Giô-suê ( Joshua) cũng nói như sau về tội bội giáo:

“ ĐỨC CHÚA,  Thần các thần, chinh Người biết và It-ra-en  cũng phải biết:  nếu đó là một cuộc nổi loạn  hay là một tội bất trung đối với ĐỨC CHÚA, thì xin Người đừng cứu chúng tôi hôm nay,” ( Joshua 22: 22)

Thánh Phaolô sau này cũng cảnh giác các tín hữu về nguy cơ chối Đạo như sau:

“ Trước đó phải có hiện tượng chối Đạo, và người ta sẽ phải thấy xuất hiện  người gian ác,  đứa  hư hỏng.” ( Tx 2: 3)

Giáo luật của Giáo Hội cũng nói rõ “ bội giáo là chối bỏ toàn bộ đức tin Kitô giáo.” ( Giáo luật số 751)

Như thế, sau khi được rửa tội để gia nhập Giáo hội,  ai công khải chối Đạo, bỏ Đạo, tức chối bỏ mọi niềm tin Kitô Giáo  thì mắc tội bội giáo nói trên. ( x giáo luật số 751)


                                 3-   LY GIÁO ( Schism)

Theo  ngữ  căn ( etymology) Hy lạp thì từ “Schism” có nghĩa xé rách ra. Áp dụng vào đời sống của Giáo Hội, thì từ Schism=Ly giáo  là hành vi  cố ý  rút ra khỏi mọi hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, đặt  dưới quyền chăn dắt của Đức Thánh Cha , là Đại Diện  duy nhất  thay mặt ( Vicar) Chúa Kitô  trong Sứ  mệnh  lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ với sự hiệp thông và vâng phuc  trọn vẹn của Giám Mục Đoàn ( College of Bishops).

Lich sử Giáo Hội nghi nhận có hai cuộc ly giáo nghiêm  trọng đã xẩy ra trong nội bộ Giáo Hội  Công Giáo Phương Tây (Rome)  ( Western Schism) và giữa Giáo Hội Phương Tây với  một số  Giáo Hội Chính Thống  Đông phương ( Eastern Orthodox Churches) được tóm lược như sau:

  1. Đại Ly giáo Tây Phương ( Great Western Schism)

Cuộc ly giáo này kéo dài từ năm 1378 cho đến năm 1417.

Nguyên nhân chính là do sự tranh chấp của một số phe phái  trong Giáo Hội  về ngôi Giáo Hoàng La Mã, sau khi Tòa Thánh, dưới triều Đức Giáo Hoàng Gregory XI  rời đô  trở lại Roma từ Avignon ( Pháp) năm 1377.

Thời gian này có ba Giáo Hoàng cũng tranh ngôi Giáo Hoàng La mã. Đó là

UrbanVI ở Rome, Clement VII ( Pháp) quay trở lại Avignon  và Alexander V  do Công Đồng Pisa bầu lên năm  1409  nhưng một năm sau (1410) thì được thay thế với Gioan XXIII .Nhưng vị này,sau đó,  lại bị coi là ngụy Giáo Hoàng ( antipope)  nên sau này , năm 1958 Đức Hông Y Roncali được bầu  lên kế vị Đức Thánh Cha Piô XII qua đời , ngài đã lấy lai danh hiệu Gioan XXIII cho Giáo Hội.

Trở lại phần trên, Giáo Hội một  lúc đã có ba Giáo Hoàng : Urban VI  ở Rome, Clement VII ở Avignon và Gioan XXIII ( ngụy giáo hoàng).

Sau nhiều cố gắng điều đình giữa các phe tranh trấp, cuối cùng Công Đồng Constance ( 1414-18) đã bầu được Giáo Hoàng mới cho Giáo Hội . Đó  là Hồng Y  Oddo Colona, một giáo dân   chưa  có chức linh mục và giám mục. Nên sau khi được bầu, ngài  đã được chịu chức linh mục và giám mục trước khi đăng quang  để trở thành Giáo Hoàng Martin V ngày 21 tháng 11 năm 1417. Công Đồng cũng chấp nhận sự từ chức của hai giáo hoàng, một ở  Avignon ,   một ở Rome và truất phế ngụy giáo hoàng Gioan XXIII, chấm dứt cuộc ly giáo Tây Phương kéo dài từ năm  1378  đến 1417  mà nguyên nhân chì vì có sự tranh chấp giữa các phe phái trong nội bộ Giáo Hội Tây Phương ( Rome) về ngôi vị Giáo Hoàng.

B- Ly giáo Đông  Tây ( Easter Schism)

Đây  là vết thương  to lớn và kéo dài lâu nhất từ năm 1054 cho đến nay mà vẫn chưa có cơ may hàn gắn.

Đó là cuộc ly giáo giữa Giáo Hội Công Giáo La Mã phương tây và một số các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương do Thượng Phụ Giáo Chủ ở Contantinople ( Hy Lạp) cầm đầu.Nguyên nhân thì có nhiều , nhưng điểm tín lý quan trọng  bất hòa là từ ngữ Filioque ( and from the Son) trong Kinh Tin Kinh Nicene của Giáo Hội Công Giáo  tuyên xưng Chúa Thánh Thần  bới Chúa Cha và Chúa Con mà ra.Về mặt quyền bình, các Giáo hội Đông Phương hiệp thông với Tòa Thượng Phụ Constantinople Hy Lạp  không công nhận vai trò Đai Diên Chúa Kitô của Đức Giáo Hoàng La Mã trong việc lãnh đạo Giáo Hội,  và đây là điểm khó hòa giải nhất giữa Contantinople xưa và Istanbul nay ( thổ Nhĩ Kỳ) với  Roma cho đến nay. Hai bên đã ra vạ tuyệt thông ( anathemas)  cho nhau từ năm 1054. Nhưng vạ này đã được tháo gỡ sau cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Thượng Phụ Giáo Chủ   Chính thống  Hy lạp là Athenagoras I  và Đức Thánh Cha Phaolô VI năm 1966. Hai Giáo Hội Công Giáo La Mã và Chính Thông Đông Phương đều có chung nguồn gốc Tông Đồ ( Apostolic succession) vì cũng là kết quả  truyền giáo của hai Thánh Phêrô ( ở Tây phương) và Anrê  em ngài  ở Đông Phương. Vì thể cả hai Giáo hội đều có những bí tích  hữu hiệu như nhau.

Ngoài các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương, còn có các giáo phái Tin Lành  ( Protestantism) và Anh giáo ( Anglican Communion) là những nhóm Kitô Giáo   đã  tự  ý tách khỏi Giáo Hội Công Giáo La Mã từ thế kỷ thứ 16 đến nay và cũng chưa trở lại hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo vì những bất đồng về quyền bính và một vài điểm tín lý, và phụng vụ.

Như vậy, ai đã gia nhập Giáo Hội qua Phép Rửa mà bỏ Đạo để quay sang  một tôn giáo khác  thì mắc tội ly giáo trên đây,  kể cả những nhóm có ý tách ra khỏi hiệp thông với Giáo Hôi vì lý do riêng của họ.

Tuy nhiên, để tỏ thiện chí muốn hiệp nhất Kitô Giáo,  Giáo Hội Công Giáo không lên án những anh  em ly khai và luôn hướng về họ với ước mong đạt được sự hiệp nhất( unity) và hiệp thông trọn vẹn  ( full communion)   với các anh  em cùng tin Chúa Kitô và giáo lý của Chúa nhưng đang ở bên ngoài Giáo Hội.

Dầu vậy , các gương xấu như  tà giáo, bội giáo và ly giáo vẫn bị coi  là những tội  mắc  vạ tuyệt  thông tiền kết (đương nhiên mắc vạ) dành riêng cho Đức Thánh Cha quyền tháo gỡ.( x. giáo luật số 1364& 1)

Ước mong những giải đáp trên thỏa mãn câu hỏi đặt ra.

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Chia sẻ Bài này:

Related posts